intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học phát triển: Chương 5 - Lương Thị Ngọc Oanh

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:56

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Bài giảng "Kinh tế học phát triển - Chương 5: Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế" cung cấp cho người học các kiến thức: Phát triển con người - Mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế, các lý thuyết và mô hình về bất bình đẳng, bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước - Bất bình đẳng giới, vấn đề nghèo đói ở các nước đang phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học phát triển: Chương 5 - Lương Thị Ngọc Oanh

  1. Chương 5 : Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế 1, Mục tiêu quan trọng nhất của phát triển kinh tế là gì? 2, Có thể thể hiện mức độ bất bình đẳng trong xã hội bằng các công cụ gì? 3, Tăng trưởng kinh tế đã thực sự góp phần xóa đói giảm nghèo chưa? Nói cách khác, các dữ liệu thực chứng có cho thấy sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng không hay “những điều tốt đẹp” luôn đi cùng với nhau? 4, Các giải pháp phát triển liên quan đến tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói là gì?
  2. Chương 4: Nội dung 1. Phát triển con người: mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế 2. Các lý thuyết và mô hình về bất bình đẳng 3. Bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước - Bất bình đẳng giới 4. Vấn đề nghèo đói ở các nước đang phát triển
  3. Phần 1. Phát triển con người: Mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.1. Quan điểm về phát triển con người 1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
  4. 1.1. Quan điểm về phát triển con người • Tài sản của một quốc gia là con người mục tiêu cuối cùng của phát triển phải là phát triển con người. ((1) đảm bảo ba khả năng cơ bản: cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh; được hiểu biết; có các nguồn lực đảm bảo mức sống tốt; (2) đảm bảo các nhu cầu khác như: tự do về kinh tế, chính trị, xã hội, được tôn trọng và được đảm bảo quyền con người) • Liên hiệp quốc cũng coi phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế: (what is the meaning of growth if it is not translated into the lives of people?UN, Human Development Report, 1995)
  5. Những giá trị liên quan đến phát triển con người trong KTPT • Với những giá trị đã đề cập, KTPT quan tâm đến mức đến chất lượng cuộc sống của đa số người trên Thế giới • Vì vậy, khi đề cập tới vấn đề phúc lợi cho con người, vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, bất bình đẳng giới và vấn đề nghèo đói luôn được cùng bàn tới
  6. Chỉ số phản ánh mức độ phát triển con người: HDI • HDI: TB cộng của ba chỉ số: (1) Ia: tuổi thọ TB tính từ lúc sinh, (2) Ie: chỉ số giáo dục (tỷ lệ người lớn biết chữ (2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp(1/3), (3)Iin: chỉ số thu nhËp • Ii=(GT thực tế-GT min)/(GT max-GT min) • GT max và GT min được đặt ra cho mỗi chỉ số (xem thêm sách ĐHKTQD) • 0
  7. HDI (tiếp) • Thứ hạng HDI của một nước có thể khác so với thứ hạng GDP bình quân đầu người của nước đó. • HDI phản ánh – Thành tựu của một quốc gia đối với việc phát triển con người – Khoảng cách giữa mức độ phát triển con người của nước đó với thành tựu cao nhất có thể đạt được tại thời điểm đó (thể hiện là 1)
  8. Câu hỏi liên quan đến HDI 1, Nếu một nước nào đó có thứ hạng GDP bình quân đàu người là 21 và thứ hạng HDI là 28 trong một năm nào đó thì bạn có bình luận gì? 2, Giá trị HDI của một nước chỉ có ý nghĩa tương đối có đúng không? 3, HDI đã phản ánh toàn diện mục tiêu phát triển con người chưa? Giải thích câu trả lời của bạn 4, Còn có chỉ số nào khác đã từng được dùng để phản ánh chất lượng cuộc sống? 5, “GDP bình quân đầu người chỉ là thước đo sơ lược về phúc lợi con người”. Bạn hãy chỉ ra những điều liên quan đến phúc lợi con người trong một quốc gia mà phát triển hướng tới nhưng chưa được phản ảnh trong GDP?
  9. Gợi ý trả lời 1, Nước đó chưa chú trọng và/hoặc chưa thực sự thành công trong việc sử dụng thành quả của của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống và nâng cao phúc lợi cho người dân nước mình. Hay nói như UN: chưa thành công trong việc chuyển tăng trưởng kinh tế thành chất lượng cuộc sống của nười dân. 2, Đúng: bới giá trị max và min khi tính các chỉ số riêng lẻ được đặt ra và có thể thay đổi theo thời gian, và HDI cho thấy sự so sánh thành tựu về phát triển con người giữa các nước. 3, Chưa vì chưa phản ánh được: mức độ bình đẳng giới, khả đảm bảo các nhu cầu khác như: tự do về kinh tế, chính trị, xã hội, được tôn trọng và được đảm bảo quyền con người... 4, Chỉ số PQLI: TB cộng của (1) tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, (2) tuổi thọ TB tính từ lúc 1 tuổi, (3) tỷ lệ người biết chữ 5, GDP chưa tính đến - Giá trị của các hoạt động phi thị trường (phi thương mại): sản phẩm tự cung tự cấp, những việc làm ở nhà: chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa - Giá trị âm của những sản phẩm có hại như: ô nhiễm (thường là hậu quả của tăng trưởng) - Giá trị kết quả hoạt động sản xuất mà những người trốn thuế không báo cáo - Giá trị của sự nhàn rỗi mà mỗi người thưởng thức - Trên phạm vi quốc gia, chưa xét đến yếu tố phân phối, cụ thể là bất bình đẳng trong phân phối
  10. 1.2 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi Thực tế cho thấy vào những năm 60, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao nhưng đem lại rất ít cải thiện trong cuộc sống của người nghèo trong các nước đó, đồng thời lại có thể làm cho người giàu được hưởng lợi nhiều hơn.  từ những năm 1970s trở lại đây hầu hết các nước chuyển hướng ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang các mục tiêu kinh tế-xã hội rộng lớn hơn như: xóa đói nghèo, giảm chênh lệch thu nhập.
  11. Những lý giải cho tình hình trên.... • Các chính phủ có những mục tiêu ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển. VD: p muốn tăng thêm sức mạnh quân sự, danh tiếng của đất nước, của các tập đoàn lớn những ưu tiên đầu tư cho những mực tiêu này được thực hiện và thường không mang lại sự cải thiện trực tiếp cho cuộc sống của người dân • CP có thể sử dụng phần lớn thu nhập để tái đầu tư trong thời gian dài không nâng cao đời sống người dân, đồng thời giảm sút tiêu dùng • Từ lý thuyết và quan sát thực tiễn, các nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân chính của tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không cải thiện đời sống của đa số người dân là do bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (sẽ đề cập nhiều hơn trong các mô hình ở phần sau)
  12. Kết luận • Tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để cải thiện cuộc sống của đa số người dân Chiến lược phát triển quốc gia không chỉ bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực tiếp tới phân phối thu nhập và xóa đói giảm nghèo
  13. Phần 2. Các lý thuyết và mô hình về bất bình đẳng 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.2 Các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 2.3 Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
  14. 2.1 Các khái niệm cơ bản • Phân phối thu nhập • Bình đẳng • Công bằng
  15. 2.1.1 Phân phối thu nhập • Định nghĩa: Trong phạm vi một nước, phân phối thu nhập là cách mà thu nhập quốc dân của nước đó được chia cho công dân của mình • Hai cách tiếp cận phân phối thu nhập phổ biến trong kinh tế học: PP thu nhập theo cá nhân/hộ gia đình
  16. Hai cách tiếp cận phân phối thu nhập phổ biến • PP thu nhập theo cá nhân/hộ gia đình: xem xét tổng thu nhập mà các cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được mà không quan tâm đến nguồn gốc của thu nhập (thu nhập do yếu tố nào đem lại) cách tiếp cận này được sử dụng trong chương này. • PP thu nhập theo chức năng: quan tâm tới việc nhập quốc dân được chia cho các yếu tố sản xuất, như đất đai, lao động, vốn... như thế nào
  17. So sánh hai cách phân phối thu nhập Hộ gia đình 1 Tiền lương Hộ gia đình 2 Thu nhập từ sx Tiền cho thuê Hộ gia đình 3 Lợi nhuận Hộ gia đình 4
  18. 2.1.2 Bình đẳng • Trong phần này chúng ta xét nghĩa của bình đẳng trong (1) phân phối thu nhập và (2) bình đẳng giới
  19. Bình đẳng về thu nhập • Bình đẳng về thu nhập là khi mọi người nhận được khoản thu nhập như nhau. • Bình đẳng theo đĩnh nghĩa này không bao giờ xảy ra trong thực tế nhưng nó là một tiêu chuẩn khách quan để dựa vào đó chúng ta đánh giá thực trạng phân phối của một quốc gia hay một xã hội • Tại sao bình đẳng lại là một tiêu chuẩn khách quan?
  20. Tại sao bình đẳng lại là một tiêu chuẩn khách quan? • Bởi giả sử khi trong một xã hội, các con số thống kê cho thấy mọi người có mức thu nhập như nhau thì ko ai có thể nói khác ngoài nhận định “bình đẳng”  Khái niệm bình đẳng không thay đổi theo không gian và thời gian
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2