Bài giảng Kinh tế vi mô 1 - TS. Bùi Nữ Hoàng Anh
lượt xem 15
download
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 do TS. Bùi Nữ Hoàng Anh biên soạn gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan về kinh tế học, cung - cầu, độ co giãn, lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành vi doanh nghiệp, cấu trúc thị trường, thị trường lao động, những thất bại của thị trường,...Mời các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô 1 - TS. Bùi Nữ Hoàng Anh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KINH TẾ VI MÔ 1 Người biên soạn: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh Bộ môn: Kinh tế học 1
- Thái Nguyên, năm 2014 2
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ................................................................. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC ............................................... 9 1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC ........................................................... 9 1.1.1. Kinh tế học và nền kinh tế ................................................................ 9 1.1.2. Các bộ phận của kinh tế học ........................................................... 11 1.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12 1.2.1. Nội dung của kinh tế vi mô .............................................................. 12 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 12 1.3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ .................................................... 13 1.3.1. Quy luật khan hiếm .......................................................................... 13 1.3.2. Chi phí cơ hội ................................................................................... 13 1.3.3. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) ...................................... 14 1.3.4. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng ............................................ 15 1.3.5. Phương pháp lựa chọn tối ưu – phân tích cận biên ........................ 15 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ....................................................................... 16 CHƯƠNG 2. CUNG CẦU ............................................................................... 19 2.1. CẦU (DEMAND) ..................................................................................... 19 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 19 2.1.2. Các công cụ biểu diễn cầu .............................................................. 19 2.1.3. Luật cầu ............................................................................................ 21 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ....................................................... 21 2.1.5. Sự vận động và sự dịch chuyển của đường cầu ............................ 24 2.2. CUNG (SUPPLY) .................................................................................... 24 2.2.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 24 2.2.2. Các công cụ biểu diễn cung ............................................................. 25 2.2.3. Luật cung .......................................................................................... 26 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ..................................................... 27 2.2.5. Sự vận động và sự dịch chuyển của đường cung ........................... 28 2.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG ................................................................... 29 2.3.1. Trạng thái cân bằng .......................................................................... 29 2.3.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng ....................................................... 30 2.3.3. Trạng thái mất cân bằng .................................................................. 33 3
- CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ....................................................................... 34 CHƯƠNG 3. ĐỘ CO GIÃN .............................................................................. 35 3.1. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU ....................................................................... 35 3.1.1. Co giãn của cầu theo giá hàng hoá ................................................... 36 3.1.2. Co giãn của cầu theo thu nhập ......................................................... 42 3.1.3. Co giãn của cầu theo giá của hàng hoá liên quan (co giãn chéo) 44 .... 3.2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ ................................................. 45 3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ LÊN THỊ TRƯỜNG . 47 3.3.1. Kiểm soát giá .................................................................................... 47 3.3.2. Tác động của thuế và trợ cấp .......................................................... 48 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ....................................................................... 52 CHƯƠNG 4. LÝ THUYẾT HÀNH VI ............................................................ 54 NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................................................ 54 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................... 54 4.1.1. Tiêu dùng ........................................................................................... 54 4.1.2. Hộ gia đình ........................................................................................ 54 4.1.3. Mục tiêu của người tiêu dùng .......................................................... 54 4.1.4. Lý thuyết tiêu dùng ........................................................................... 54 4.2. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH ........................................................................... 55 4.2.1. Các giả định ...................................................................................... 55 4.2.2. Các khái niệm ................................................................................... 55 4.2.3. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần ................................................. 56 4.2.4. Lợi ích cận biên và đường cầu ........................................................ 57 4.2.5. Thặng dư tiêu dùng (CS) .................................................................. 58 4.2.6. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu ................................................................ 61 4.3. LÝ THUYẾT BÀNG QUAN ................................................................... 63 4.3.1. Giỏ hàng hoá ..................................................................................... 63 4.3.2. Các giả thiết cơ bản ......................................................................... 63 4.3.3. Đường bàng quan (đường đẳng ích, đường đồng lợi ích) .............. 63 4.3.4. Đường ngân sách (đường giới hạn khả năng tiêu dùng) ................ 66 4.3.5. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu ............................................................... 69 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ....................................................................... 71 CHƯƠNG 5. LÝ THUYẾT HÀNH VI DOANH NGHIỆP .............................. 73 4
- 5.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT ....................................................................... 73 5.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 73 5.1.2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi (sản xuất trong ngắn hạn) 74 .... 5.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ ............................................................................ 77 5.2.1. Chi phí tài nguyên (hiện vật) ........................................................... 77 5.2.2. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán .................................................... 77 5.2.3. Các chi phí ngắn hạn ........................................................................ 78 5.2.4. Quan hệ giữa các chi phí ................................................................. 79 5.3. LỢI NHUẬN ........................................................................................... 80 5.3.1. Khái niệm và công thức tính ............................................................ 80 5.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................. 81 5.3.3. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán .......................................... 81 5.3.4. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận ...................................................... 82 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ....................................................................... 83 CHƯƠNG 6. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ....................................................... 85 6.1. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG ..................................................................... 85 6.2. CẠNH TRANH HOÀN HẢO .................................................................. 85 6.2.1. Đặc điểm .......................................................................................... 85 6.2.2. Sản lượng trong ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo ............ 86 6.2.3. Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo ................... 90 6.2.4. Thặng dư sản xuất (PS) ................................................................... 90 6.3. ĐỘC QUYỀN .......................................................................................... 92 6.3.1. Đặc điểm .......................................................................................... 92 6.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền .................................................... 92 6.3.3. Đường cầu và đường doanh thu biên .............................................. 94 6.3.4. Sản lượng độc quyền ....................................................................... 94 6.3.5. Sức mạnh độc quyền ....................................................................... 95 6.3.6. Thiệt hại do độc quyền (DWL: Dead weight loss) ......................... 95 6.4. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN ............................................................... 96 6.4.1. Đặc điểm .......................................................................................... 96 6.4.2. Sản lượng của hãng cạnh tranh độc quyền .................................... 97 6.5. ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN ..................................................................... 97 6.5.1. Đặc điểm .......................................................................................... 97 5
- 6.5.2. Mô hình đường cầu gãy ................................................................... 98 6.5.3. Giá toàn ngành mục tiêu của độc quyền tập đoàn ........................ 98 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ....................................................................... 99 CHƯƠNG 7. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .................................................... 101 7.1. CẦU LAO ĐỘNG .................................................................................. 101 7.1.1. Cầu lao động của cá nhân hãng ..................................................... 101 7.1.2. Cầu lao động thị trường ................................................................. 102 7.1.3. Sự dịch chuyển của đường cầu lao động ...................................... 102 7.2. CUNG LAO ĐỘNG ............................................................................... 103 7.2.1. Cung lao động cá nhân .................................................................... 103 7.2.2. Cung lao động của thị trường ........................................................ 104 7.2.3. Sự dịch chuyển của đường cung lao động .................................... 104 7.3. CÂN BẰNG TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ............................ 105 7.3.1. Cân bằng thị trường lao động ........................................................ 105 7.3.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trong thị trường lao động ........... 106 CHƯƠNG 8. NHỮNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG ............................. 107 8.1. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG .................................................... 107 8.2. CÁC THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG ................................................. 108 8.2.1. Ngoại ứng ....................................................................................... 108 8.2.2. Hàng hóa công cộng ........................................................................ 108 8.2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo ............................................................ 109 8.2.4. Phân phối thu nhập không công bằng ............................................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 110 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH NỘI DUNG Trang Bảng số liệu 6
- 1.1. Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế 12 2.1. Biểu cầu 16 2.2. Biểu cung 21 2.3. Biểu cung cầu 25 3.1. Mối quan hệ giữa độ co giãn và tổng doanh thu 35 4.1. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hoá 49 4.2. Tổng lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá X và Y 55 4.3. Lợi ích cận biên trên một đồng giá cả 55 4.4. Sự kết hợp của các giỏ hàng hoá 56 4.5. Kết hợp hàng hoá và giới hạn ngân sách 59 Hình 1.1. Mô hình dòng chu chuyển nền kinh tế giản đơn 8 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 12 2.1. Đường cầu 17 2.2. Đường cung 22 2.3.Cân bằng cung cầu 25 2.4. Tác động sự dịch chuyển của đường cầu 26 2.5. Tác động sự dịch chuyển của đường cung 27 2.6. Tác động sự dịch chuyển của cả đường cung cầu 28 2.7. Trạng thái dư thừa 29 2.8. Trạng thái thiếu hụt 29 3.1. Xác định hệ số co giãn theo quy tắc PAPO 33 3.2. Mối quan hệ giữa độ co giãn và tổng doanh thu 35 3.3. Giá trần 41 3.4. Giá sàn 42 3.5. Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất 42 3.6. Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng 43 3.7. Chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất 44 3.8. Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 45 4.1. Đường cầu và đường lợi ích cận biên 51 4.2. Thặng dư tiêu dùng 52 4.3. Cách xác định thặng dư tiêu dùng 52 4.4. Thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng 53 4.5. Thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá trần 53 4.6. Thặng dư tiêu dùng khi chính phủ áp đặt mức giá sàn 54 4.7. Đường bàng quan 57 4.8. Thay thế hoàn hảo 58 4.9. Bổ sung hoàn hảo 59 4.10. Đường ngân sách 59 4.11. Tác động của thay đổi thu nhập 61 4.12. Tác động của thay đổi giá 61 4.13. Lựa chọn kết hợp tiêu dùng tối ưu 62 5.1. Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên 69 5.2. Mối quan hệ giữa các tổng chi phí 71 7
- 5.3. Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí bình quân 72 6.1. Xác định lợi nhuận 78 6.2. Lợi nhuận khi P > ATCMIN 79 6.3. Lợi nhuận khi P = ATCMIN 79 6.4. Lợi nhuận khi AVCMIN
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1.1.1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm kinh tế học Sự khan hiếm của các nguồn lực là đặc trưng của thế giới kinh tế. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Các nguồn lực trong kinh tế bao gồm tài nguyên (R): đất đai, khoáng sản; lao động (L); vốn (K) – tư bản: phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm trong các cơ chế kinh tế khác nhau. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của các thành viên trong nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ những nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. 1.1.1.2. Nền kinh tế Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: + Sản xuất cái gì: sản xuất loại hàng hoá dịch vụ nào, với số lượng mỗi loại là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, sản xuất khi nào và ở đâu? + Sản xuất cho ai: đề cập đến khâu phân phối, ai được hưởng hàng hoá do xã hội sản xuất ra? + Sản xuất như thế nào: lựa chọn công nghệ sản xuất, lựa chọn các yếu tố đầu vào và phương pháp sản xuất. Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp khác nhau. Mô hình dòng chu chuyển: Trong mô hình kinh tế này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai thị trường là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. Tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hang hoá hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào thị trường yếu tố sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai, vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh 9
- nghiệp trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó. Các doanh nghiệp tham gia vào hai thị trường đó để mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết và để bán các hang hoá dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hài thị trường này để cung cấp các hàng hoá mà xã hội mong muốn nhưng thị trường không sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra Chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các khoản trợ cấp. Hàng hóa, Hàng hóa, dịch vụ dịch vụ Thị trường sản phẩm Tiền Tiền (chi tiêu) (doanh thu) Thuế Thuế Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp Trợ cấp Trợ cấp Tiền Tiền (thu nhập) (chi phí) Thị trường yếu tố Hình 1.1. Mô hình dòng chu chuyển nền kinh tế giản đơn Mục tiêu của các thành viên khi tham gia vào nền kinh tế: + Người tiêu dùng: tối đa hoá độ thoả dụng với ràng buộc về ngân sách chi tiêu. + Doanh nghiêp: tối đa hoá lợi nhuận với ràng buộc số lượng đầu vào. + Chính phủ: tối đa hoá phúc lợi xã hội với ràng buộc ngân sách chi tiêu. Tối đa hoá lợi ích Cơ chế kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: cái gì? như thế nào? cho ai? Cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế chỉ huy): Trong một nền kinh tế được quản lý theo cơ chế này, các vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết tập trung. Nhà nước xác định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp, quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành viên trong nền kinh tế. Cơ chế thị trường có ưu điểm là tạo sự chỉ đạo của Nhà nước tập trung từ trên xuống dưới. Trong cơ chế này, các doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động kém 10
- hiệu quả, người tiêu dùng lài không được lựa chọn theo ý muốn của mình. Cơ chế mệnh lệnh không kích thích sản xuất phát triển, phân phối bình quân, kém hiệu quả và thiếu năng động. Cơ chế thị trường (cơ chế tự do): Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản phải được giải quyết qua quan hệ cung cầu. Cơ chế thị trường có ưu điểm nổi bật trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tổ chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, khuyến khích cạnh tranh, đổi mới công nghệ kỹ thuật và sử dụng các nguồn tài nguyên của xã hội một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên cơ chế này cũng có một số nhược điểm cơ bản như phân phối thu nhập không công bằng, việc chạy theo lợi nhuận thuần tuý có thể làm ô nhiễm môi trường, không cung cấp đủ hang hoá công cộng,… Cơ chế hỗn hợp: Trong cơ chế thị trường, ở một số lĩnh vực thị trường không mang lại hiệu quả tối ưu đối với xã hội, Chính phủ cần trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề cơ bản. Chính phủ thường cung cấp các hàng hoá công cộng, khắc phục các thất bại của thị trường, điều tiết phân phối thu nhập thong qua việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo công bằng cho xã hội,… 1.1.2. Các bộ phận của kinh tế học 1.2.1.1. Phân theo phạm vi nghiên cứu Kinh tế học vi mô (Microeconomics): nghiên cứu hành vi và các thức ứng xử của các thành viên trong nền kinh tế đó là người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế học vĩ mô (Macroecnomics): nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp... 1.2.1.2. Phân theo đối tượng nghiên cứu Kinh tế học thực chứng (Positive economics) : lý giải khoa học các vấn đề mang tính chất nhân quả, liên quan đến câu hỏi là gì? là bao nhiêu? như thế nào? Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics): liên quan đến việc đánh giá ý kiến chủ quan của cá nhân, liên quan đến câu hỏi nên làm gì? 11
- 1.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nội dung của kinh tế vi mô Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp luận kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn của các thành viên kinh tế. Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điểu tiết của Chính phủ. Nội dung chủ yếu của kinh tế học vi mô như sau: Chương 1: Tổng quan về kinh tế học Chương 2: Cung Cầu Chương 3: Độ co giãn Chương 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Chương 5: Lý thuyết hành vi người sản xuất Chương 6: Cấu trúc thị trường Chương 7: Thị trường lao động Chương 8: Thất bại thị trường 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.2.1. Phương pháp mô hình hoá Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Phương pháp mô hình hoá đơn giản hoá thực thể bằng cách sử dụng công cụ, hình vẽ, đồ thị, hàm số mà vẫn giữ nguyên được những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất của thực thể. Các bước cụ thể trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học: Xác định vấn đề nghiên cứu Phát triển mô hình Lựa chọn biến số phù hợp Đưa ra các giả định đơn giản hoá so với thực tế Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu Kiểm định giả thuyết kinh tế 12 Thu thập số liệu Phân tích số liệu Kiểm định
- 1.2.2.2. Phương pháp so sánh tĩnh (Ceteris paribus) Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus – có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi. 1.2.2.3. Quan hệ nhân quả Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một (hoặc) các biến số khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động là biến phụ thuộc. Biến thay đổi tác động đến các biến khác là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng bản than thì chịu sự tác động của các biến số ngoài mô hình. 1.3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ 1.3.1. Quy luật khan hiếm Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế là sự khan hiếm. Các quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định. Việc sử dụng các nguồn lực đó làm sao phải đạt được hiệu quả cao nhất để tránh các sự lãng phí và tổn thất. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn. 1.3.2. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa chọn kinh tế. VD: Một người có lượng tiền mặt là 1 tỷ và cất giữ ở trong két tại nhà Nếu anh ta gửi ngân hàng với lãi suất có kỳ hạn 1 tháng là 1,3% thì sau 1 tháng anh ta có 13 triệu đồng. Nếu mua cổ phiếu với lãi suất 2%/ tháng thì sau 1 tháng anh ta có 20 triệu đồng. Nếu cho vay nặng lãi với lãi suất 10%/ tháng thì sau 1 tháng anh ta có 100 triệu đồng. Nếu mua vàng với lãi suất 5%/ tháng thì sau 1 tháng anh ta có 50 triệu đồng. => Chi phí cơ hội của “Gửi ngân hàng” (13 triệu) là “Cất giữ trong két” (1 tỷ) Chi phí cơ hội của “Mua cổ phiếu” (20 triệu) là “Cất giữ trong két” (1 tỷ) 13
- Lương thực Chi phí cơ hội của “Mua vàng” (50 triệu) là “Cất giữ trong két” (1 tỷ) PPF Chi phí cơ hội của “Cho vay nặng lãi” (100 triệu) là “Cất giữ trong két” (1 tỷ) 10 A Chi phí cơ hội của “Cất giữ trong két” (1 tỷ) là “Cho vay nặng lãi” (100 B triệu) 9 Khi đưa ra bất kỳ một sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc so C 7,5 sánh các phương án với nhau để xem phương án lựa chọn nào tốt nhất. Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của sự lựa chọn nào là tốt nhất. Việc tính toán chi phí 5,5 cơ hội không phải là đơn giản vì sự lựa chọn phải được cân nhắc rất kỹ trên nhiều . D I phương diện khác nhau. 1.3.3. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 3 Giả sử nền kinh tế sử dụng toàn bộ nguồn lực cho sản xuất 2 loại hàng hoá là X và Y. Các phương án có thể thực hiện được mô tả bởi bảng sau: 0 1 2 3 Bảng 1.1. Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế Phương án Lương thực Quần áo A 10 0 B 9 1 C 7,5 2 D 5,5 3 E 3 4 F 0 5 Nếu chúng ta biểu diễn các khả năng sản xuất trên đồ thị ta sẽ có đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF – Production Possibility Frontier) Các điểm A, B, C, D nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất minh hoạ khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế. Các điểm như điểm I nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả chưa tận dụng hết nguồn lực cũng như công nghệ hiện có. Các điểm như điểm M nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không khả thi, nền kinh tế không thể đạt được. 14
- Hình 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường mô tả mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ hiện có. Đặc điểm đường giới hạn khả năng sản xuất: + Phản ánh trình độ và công nghệ hiện có của nền kinh tế. + Phản ánh việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả. + Phản ánh chi phí cơ hội ngày càng tăng. + Phản ánh tăng trưởng và phát triển khi dịch chuyển ra bên ngoài. Điểm tối ưu: điểm nằm trên đường giới hạn và đáp ứng nhu cầu. 1.3.4. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. Nguyên nhân: chuyển dịch nguồn lực kém hiệu quả sang sản xuất khác. 1.3.5. Phương pháp lựa chọn tối ưu – phân tích cận biên Phân tích cận biên giúp chúng ta hiểu cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế. Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng. 15
- Lợi ích ròng = Tổng lợi ích Tổng chi phí NSB = TB TC Mục tiêu: NSB Max => NSB’ = 0 TB – TC = 0 MB – MC = 0 Trong đó: NSB: lợi ích ròng TB: tổng lợi ích biên TC: tổng chi phí MB là lợi ích biên (lợi ích tăng thêm hoặc sản xuất thêm một lượng hàng hoá) MC là chi phí biên (chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá) Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại mức mà lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên (MB = MC). Bản chất: MB = MC: quy mô sản xuất và tiêu dùng là tối ưu MB > MC: mở rộng quy mô sản xuất hoặc tiêu dùng MB
- 8. Trình bày quy luật chi phí cơ hội tăng dần và minh hoạ bằng đường giới hạn khả năng sản xuất. 9. Trình bày nguyên tắc phân tích cận biên trong lựa chọn kinh tế. BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Minh, Lan và Hồng dự kiến đi Đà Lạt. Nếu đi tàu hoả thì mất 12 giờ và đi máy bay thì mất 1 giờ. Vé máy bay là 75$ và vé tàu hoả là 31$. Tất cả ba người đều phải nghỉ làm khi đi. Minh kiếm được 3$ một giờ, Lan kiếm được 4$ một giờ và Hồng kiếm được 5$ một giờ. Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi máy bay và tàu hoả cho mỗi người. Giả sử rằng cả ba người đều có hành vi tối ưu. họ sẽ lựa chọn phương tiện giao thông nào? 2. Bạn dự định đi học thêm vào mùa hè này. Nếu đi học bạn sẽ không thể đi làm với thu nhập là 6000 USD và bạn không thể ở nhà nghỉ ngơi. Học phí là 2000 USD, tiền mua giáo trình là 200 USD, sinh hoạt phí là 1400 USD.Hãy xác định chi phí cơ hội của việc đi học thêm vào mùa hè này. 3. Quân là một sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp, quyết định đầu tư 200 triệu đồng để mở và điều hành một cửa hàng Cafe. Cửa hàng này tạp ra lợi nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử lãi suất tiền gửi ngân hàng là 1%/tháng. Nếu Quân đi làm cho các công ty nước ngoài sẽ có thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng. a. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng Cafe. b. Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng Cafe của sinh viên này. 4. Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất xe đạp và xe máy. Bảng sau thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu nhất. Các khả năng Sản lượng xe đạp Sản lượng xe máy A 40 0 B 35 4 C 30 6 D 20 8 E 0 10 a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này. b. Nền kinh tế có khả sản xuất 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe máy hay không? c. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (25 vạn xe đạp và 6 vạn xe máy). 17
- d. Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất xe đạp và xe máy. 5. Cho các hàm tổng lợi ích (TB) và hàm tổng chi phí (TC) của một hoạt động như sau : TB = 200Q – Q2 TC = 200 + 20Q + 0,5 Q2 a. Hãy xác định quy mô hoạt động tối đa hoá lợi ích. b. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định quy mô tối đa hoá lợi ích ròng. c. Hãy xác định hướng điều tiết khi Q = 50. d. Hãy xác định hướng điều tiết khi Q = 80. 18
- CHƯƠNG 2. CUNG CẦU 2.1. CẦU (DEMAND) 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Cầu là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian xác định, giả định các yếu tố khác không đổi. Cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua. Nếu bạn muốn mua một chiếc máy tính xách tay rất đẹp nhưng vì giá của nó rất cao và bạn không có đủ tiền thì cầu của bạn về máy tính xách tay bằng không. Nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng bạn không muốn mua chiếc máy tính cũ thì cầu của bạn không tồn tại. Như vậy cầu hàng hoá, dịch vụ chỉ tồn tại khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hang hoá đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hoá đó. Lượng cầu (QD ) là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại một mức giá xác định, giả định các nhân tố khác không đổi. Cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá, giả định các nhân tố khác không thay đổi. Cầu cá nhân và cầu thị trường: + Cầu cá nhân: số lượng hàng hoá dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi + Cầu thị trường: tổng các cầu cá nhân ở các mức giá. 2.1.2. Các công cụ biểu diễn cầu 2.1.2.1. Biểu cầu Biểu cầu là bảng số liệu gồm ít nhất 2 cột là giá và lượng cầu, cho biết phản ứng của người tiêu dùng tại các mức giá khác nhau. Bảng 2.1. Biểu cầu 19
- P (nghìn đồng) QDA QDB QDC QDthị trường 2 10 8 4 22 4 7 6 3 16 6 4 4 2 10 8 1 2 1 4 2.1.2.2. Đường cầu (đồ thị cầu) Quy ước: trục tung biểu diễn giá cả hàng hoá, dịch vụ (P) trục hoành biểu diễn lượng cầu tương ứng với từng mức giá (QD ) Đường cầu dốc xuống theo chiều từ trái sang phải thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá cả hàng hoá và lượng cầu hàng hoá. P D 8 6 4 2 Q 0 4 10 16 22 Hình 2.1. Đường cầu 2.1.2.3. Hàm cầu (phương trình đường cầu) Cầu đối với hàng hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng hàm cầu. Hàm số mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu là hàm cầu. QD = f(P) = f(Px, Py, I, T, E, N…) Trong đó: QD: lượng cầu đối với hàng hoá X P: nhân tố ảnh hưởng đến cầu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 17 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 12 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 21 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 9 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 830 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 14 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 315 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 11 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 33 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 13 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn