intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

74
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát" giúp người học phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp; Phân tích các tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế; chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát

  1. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát Bài 6 THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp  Trình bày được các tác động (tích cực và cận các nội dung: tiêu cực) của lạm phát và thất nghiệp của  Phân tích khái niệm lạm phát và nền kinh tế. thất nghiệp.  Chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế  Phân tích các tác động của lạm phát lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở các và thất nghiệp đến nền kinh tế. nước nói chung và Việt Nam nói riêng.  Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất Hướng dẫn học nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để học tốt bài này sinh viên cần:  Phân tích mối quan hệ giữa lạm  Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn phát và thất nghiệp (đường Phillips, ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất. và các nhân tố làm dịch chuyển và  Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu di chuyển đường Phillips). được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập. 196 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  2. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát inh tế Việt Nam và các nước khác suy giảm mạnh giai đoạn 2008 và những tháng đầu K năm 2009 đã làm cho hàng triệu người lao động mất việc làm, lâm vào cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đã có hàng ngàn người đi xuất khẩu lao động phải quay về nước vì các công ty thuê họ ngừng hoạt động, có hàng vạn công nhân ở các thành phố, khu công nghiệp đã phải phá sản và hàng triệu lao động trong các làng nghề không có việc vì không ai đặt hàng. Đó là dấu hiệu của thất nghiệp. Thất nghiệp là một vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Những người bị mất việc làm đồng nghĩa với mức sống của họ bị sụt giảm và suy sụp về tâm lý. Các nhà kinh tế nghiên cứu về thất nghiệp để xác định nguyên nhân và giúp cải thiện được chính sách kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cuối năm 2008, dấu hiệu khủng hoảng kinh tế thế giới lan sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Lao động bị mất việc làm dưới 3 hình thức: chủ sử dụng bỏ trốn; doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, buộc phải cắt giảm nhân công. Với doanh nghiệp giải thể, phá sản, theo quy định lao động được thanh toán lương, phụ cấp, giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc được nửa tháng lương. Nguồn kinh phí thanh toán được lấy từ phần tài sản còn lại của doanh nghiệp. Nhưng thực tế doanh nghiệp đã phá sản thì không có nguồn để giải quyền lợi cho lao động. Như vậy, thất nghiệp gia tăng đã dẫn đến giảm thu nhập, giảm tiêu dùng, giảm khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, và cuối cùng các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm sản xuất, sa thải lao động và đẩy thất nghiệp ngày càng tăng cao. Câu hỏi đặt ra là, có hay chăng loại hình thất nghiệp nào sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế? Nếu thất nghiệp gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thì Chính phủ nên thực hiện những biện pháp gì để giảm tỷ lệ thất nghiệp? Bên cạnh thất nghiệp thất gia tăng, trong năm 1998, ở Việt Nam, giá 1 kg gạo là 4.000 đồng, giá 1 căn hộ chung cư cũ 45 m2 là 50 triệu đồng, và giá 1 kg thịt lợn là 10.000 đồng. Năm 2018, giá 1 kg gạo là 18.000 đồng, giá 1 căn hộ chung cư cũ 45 m2 là 1,5 tỷ đồng, và giá 1 kg thịt lợn là 80.000 đồng. Sự gia tăng giá này được gọi là lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Một ví dụ khác, giữa năm 1988 và 1994, tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Brazil là 1.300%, 2.900%, 440%, 1.000%, 1.260%, và 1.740% tương ứng. Mức giá đã tăng khoảng 3,6 triệu lần khi chúng ta so sánh năm 1988 với năm 1994. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét lý thuyết cổ điển về nguyên nhân, kết quả, và chi phí xã hội của lạm phát. Liệu lạm phát gây ra những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực gì cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, và cả xã hội? Tại sao lạm phát được dự đoán trước có thể tốt hơn lạm phát không được dự đoán trước? Những ví dụ nêu trên miêu tả các tác động tiêu cực của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế? Vậy, liệu có phải tất cả lạm phát và thất nghiệp sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế? Nếu có, Chính phủ phải thực hiện những giải pháp gì để kiềm chế lạm phát và thất nghiệp? Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ với nhau hay không trong ngắn hạn và dài hạn? Bài này sẽ tập trung phân tích và làm rõ được hai vấn đề kinh tế vĩ mô thất nghiệp và lạm phát này. Nội dung và mục đích của việc nghiên cứu được miêu tả sau đây. 6.1. Thất nghiệp 6.1.1. Khái niệm và phân loại thất nghiệp a. Các khái niệm liên quan Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây: 197 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  3. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát Biểu đồ 6.1. Phân biệt các đối tượng thuộc nguồn nhân lức Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) Theo Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo lao động - việc làm điều tra năm 2016 đưa ra các khái niệm và phân loại các khái niệm về nguồn nhân lực trong nền kinh tế bao gồm các loại sau: Hộ gia đình: Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai. Tình trạng hoạt động: Theo dân số được phân thành hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế: Bao gồm những người thỏa mãn các điều kiện làm việc (có việc làm) hoặc thất nghiệp trong tuần nghiên cứu. Với thời kỳ nghiên cứu là một tuần (hay 7 ngày), dân số hoạt động kinh tế còn được gọi là lực lượng lao động. Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm những người không phải là người có việc làm và cũng không phải là người thất nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu. Những người trong độ tuổi lao động: là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp và phát luật Lao động. Độ tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đối với nam là từ 15 – 60 tuổi, đối với nữ là từ 15 – 55 tuổi. Lực lượng lao động là số người 198 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  4. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Người có việc làm: là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả tiền lương/tiền công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).  Những người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;  Những người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;  Những người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;  Những người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ. Những người này bao gồm: (i) Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ; (ii) Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ. Người thiếu việc làm: là những người làm việc dưới 35 giờ một tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm việc. Người thất nghiệp: Định nghĩa “thất nghiệp” căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; và (iii) sẵn sàng làm việc. Các yếu tố này phải được thỏa mãn đồng thời. Người thất nghiệp là những người trong tuần nghiên cứu không làm việc, nhưng đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Các hoạt động tìm việc bao gồm: đăng ký tìm việc tại văn phòng việc làm của Nhà nước hoặc tư nhân; nộp đơn xin việc đến người sử dụng lao động/ông chủ; kiểm tra, đọc và trả lời các mục quảng cáo tìm việc trên báo; tìm sự hỗ trợ từ những người bạn và người thân... Những người không làm việc, sẵn sàng/có nhu cầu làm việc, nhưng trong thời gian tham chiếu không tìm việc do: (i) Đã chắc chắn có được công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu; (ii) Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất; (iii) Đang trong thời gian nghỉ thời vụ; (iv) Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm, đau tạm thời; cũng được phân loại là người thất nghiệp. Người không hoạt động kinh tế: là những người không làm việc và cũng không phải là người thất nghiệp trong tuần nghiên cứu. Những người này có thể được phân loại vào các nhóm như “học sinh, sinh viên”, “nội trợ gia đình mình”, “không thể làm việc do mất khả năng lao động”, “những người tàn tật”, "quá trẻ/quá già", và “những người khác”. Nhóm “khác” bao gồm cả những người không cần hoặc không muốn đi làm do đã 199 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  5. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát có nguồn tài trợ, trợ cấp của Nhà nước hoặc tư nhân, hoặc những người tự nguyện tham gia các công việc của tôn giáo/từ thiện (nhân đạo) hoặc các tổ chức tương tự khác, và tất cả những người khác không thuộc bất kỳ nhóm nào ở trên. Lao động thoái chí: là những người không tham gia hoạt động kinh tế. Tuy muốn làm việc nhưng không tìm việc vì họ cho rằng sẽ không thể tìm được việc, hoặc không biết tìm việc bằng cách nào, ở đâu hoặc không có công việc nào phù hợp với khả năng của họ. Vị thế việc làm: là vị trí hay tình trạng của một người có việc làm trong mối quan hệ với những người khác trong đơn vị/tổ chức mà người đó làm việc. Vị thế việc làm được chia thành các phân tổ sau:  Chủ cơ sở: là những người làm các công việc thuộc loại "Việc tự làm", tức là người một mình hoặc kết hợp với những đối tác khác điều hành hoạt động của một đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc chuyên môn và có tuyển hoặc thuê ít nhất một lao động được trả lương/trả công.  Tự làm: là những người làm các công việc thuộc loại "Việc tự làm", tức là người một mình hoặc kết hợp với những đối tác khác điều hành hoạt động của một đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc chuyên môn và không tuyển hoặc thuê bất kỳ một lao động được trả lương/trả công.  Lao động gia đình: là những người làm các công việc thuộc loại "Việc tự làm", tức là lao động tự làm trong một cơ sở kinh tế và do ít nhất một thành viên gia đình quản lý/điều hành để tạo ra thu nhập nhưng không được hưởng tiền lương, tiền công. Trường hợp làm các công việc do thành viên gia đình tổ chức nhưng được trả tiền lương, tiền công, thì không được tính là lao động gia đình mà phải tính là "làm công ăn lương".  Làm công ăn lương: là những người đang làm việc thuộc loại "Việc làm được trả công", tức là những người được các tổ chức, cá nhân khác thuê theo hợp đồng (hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng,...) để thực hiện một hay một loạt các công việc nhằm đạt được mục đích của tổ chức, cá nhân đó và được tổ chức, cá nhân đó trả thù lao dưới dạng tiền lương, tiền công hoặc hiện vật.  Xã viên hợp tác xã: là những người làm các công việc thuộc loại "Việc tự làm", tức là những người làm việc trong các hợp tác xã đã thành lập theo Luật Hợp tác xã. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp được phân loại theo Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2008. Danh mục Nghề nghiệp này được soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 88) có kế thừa bảng Danh mục Nghề nghiệp ban hành theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và hệ thống chức danh hiện hành của Việt Nam. Có 10 nhóm nghề Cấp 1 như sau (các số phía trước là mã nhóm nghề cấp 1): 1) Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị. 2) Nhà chuyên môn bậc cao. 3) Nhà chuyên môn bậc trung. 4) Nhân viên trợ lý văn phòng. 5) Nhân viên dịch vụ và bán hàng. 6) Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 7) Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác. 200 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  6. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát 8) Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị. 9) Lao động giản đơn. 10) Lực lượng quân đội. Ngành kinh tế: Ngành kinh tế được phân loại theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007. Hệ thống này gồm các ngành cấp 1 sau (các chữ viết phía trước là ngành cấp 1): 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 2. Khai khóang. 3. Công nghiệp chế biến, chế tạo. 4. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. 5. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. 6. Xây dựng. 7. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. 8. Vận tải kho bãi. 9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống. 10. Thông tin và truyền thông. 11. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. 12. Hoạt động kinh doanh bất động sản. 13. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. 14. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ. 15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc. 16. Giáo dục và đào tạo. 17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. 18. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. 19. Hoạt động dịch vụ khác. 20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm. 21. vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình. 22. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế. Khu vực kinh tế bao gồm: Khu vực 1: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (ngành cấp 1: A); Khu vực 2: Công nghiệp và xây dựng (bao gồm các ngành cấp 1 từ B đến F); và Khu vực 3: Dịch vụ (bao gồm các ngành cấp 1 còn lại). Số giờ đã làm: là thời gian trung bình của người lao động đã dành để làm một công việc nào đó trong thời gian nghiên cứu. Số giờ làm việc thông thường bao gồm cả số giờ làm thêm nhưng không bao gồm số giờ tuy không làm việc nhưng vẫn được trả công/trả lương. Thu nhập từ việc làm bình quân tháng: Thu nhập từ việc làm gồm các loại như tiền lương/tiền công, tiền thưởng và phụ cấp các loại có tính chất như lương (làm thêm giờ, độc hại,...) của tất cả các công việc. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là tỷ lệ phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định (ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì tuổi có khả năng lao động được tính từ 15 tuổi trở lên) và hiện đang sống tại Việt Nam. 201 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  7. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát Tỷ số việc làm trên dân số: là tỷ lệ phần trăm những người có việc làm (đang làm việc) chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định và hiện đang sống tại Việt Nam. Tỷ lệ thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm những người thiếu việc làm chiếm trong tổng số dân có việc làm trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định. Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm những người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định. Bảng 6.1. Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động Dân số Ngoài độ tuổi Trong độ tuổi lao động lao động Không tham gia lao động (ốm đau, nội trợ, không Ngoài độ tuổi lao Lực lượng lao động muốn tìm việc) động Thất Không tham gia lao động ( ốm đau, nội trợ, không Ngoài độ tuổi lao Có việc làm nghiệp muốn tìm việc) động b. Phân loại thất nghiệp  Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp o Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới. o Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi. o Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát triển. o Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại. o Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về chủng tộc, sắc tộc của một số quốc gia.  Phân loại theo lý do thất nghiệp o Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,… o Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,... o Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…). o Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.  Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp o Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp. 202 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  8. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát o Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng, v.v... o Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%. Hình 6.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước OECD, quý 4 năm 2016  Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm: o Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn. o Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hóa và robot hóa. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,...). o Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp. o Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ. o Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thỏa mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn. Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công 203 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  9. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát việc là cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn. o Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này. Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thóai của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.  Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu: o Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc, do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế. Nghiên cứu điển hình Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến" Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ. Lùi một bước … Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người "thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ... tự nguyện không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập. Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính họ, hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền lựa chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm bằng thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên trở thành đích ngắm của các công ty cả trong lẫn 204 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  10. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát ngoài nước đang trong một cuộc chiến tranh giành nhân sự cao cấp. Với mức lương không dưới 1500 USD/ tháng, Tùng nhận lời làm cho một công ty sau khi đã có suy tính kĩ càng. Thời gian đầu, Tùng làm việc rất nhiệt tình, có khó khăn nhưng lúc ấy anh chỉ nghĩ đơn giản là do khác biệt về môi trường làm việc và anh có thể thích nghi dần qua thời gian. Thế nhưng Tùng nhanh chóng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các sếp và đồng nghiệp trong công ty, anh xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Mọi chuyện vẫn không như mong muốn. Qua mấy lần như vậy, Tùng rơi vào tình trạng thất nghiệp lúc nào không hay. Nhiều người vẫn không thể hiểu nổi một người như anh Quang lại đang nằm trong cảnh thất nghiệp dù anh đã nhiều năm làm việc cho các công ty nước ngoài trong cương vị của nhà quản lý. Từ bỏ mức lương hàng ngàn đô, từ bỏ vị trí trưởng phòng đang nắm giữ, anh lui về lo cho gia đình, con cái và tối tối lại đi học thêm tại trung tâm ngoại ngữ, ôn thi cao học để xây dựng cho mình một con đường mới với nhiều dự tính hoài bão. Với những du học sinh mới trở về nước như Tuấn Anh, chịu thất nghiệp cũng bởi vì mức lương không bao giờ được dưới 500 USD/tháng. Chi phí học hành ngốn hết hàng ngàn đô suốt những năm tháng bên xứ người là lí do chính khiến họ cân nhắc sẽ đầu quân cho công ty nào có thu nhập cao hơn để bù "vốn". Để tiến mấy bước Không vừa ý vì mức lương chưa làm thỏa mãn, vì chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với công sức họ bỏ ra, chấp nhận ra đi vì môi trường làm việc không phù hợp để phát triển năng lực và thăng tiến, có những người đã chịu "thất nghiệp" để chờ đợi những cơ hội và một tương lai như mình mong muốn. Đó là những cách không giống nhau để người ta thực hiện những khát vọng của bản thân. Với những người thất nghiệp kiểu này, công việc và sự săn đón của các công ty đôi khi trở nên quá thừa vì bản thân họ biết rằng họ có sự chọn lựa cho riêng bản thân. Họ biết nói không khi cảm thấy không phù hợp và "chưa phải lúc" để lao đầu vào công việc. Tùng dù thất nghiệp nhưng anh vẫn vừa nghiên cứu chuyên môn, tham gia những dự án của một công ty hay một tổ chức phi Chính phủ nào đó, vừa chờ đợi những cơ hội việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. Tùng muốn ứng dụng những gì đã học được bên xứ người vào công việc, "không thì thật là lãng phí", Tùng nói, không quên đề cập đến những tính toán mà bản thân đang theo đuổi. Còn anh Quang sau những khóa học tiếng anh và ôn thi cao học ngành quan hệ quốc tế đang dọn sẵn đường cho một kế hoạch công việc đúng với mơ ước mà anh đã từng nung nấu: Ngành ngoại giao. Theo như anh Quang nói thì lương cao, môi trường làm việc tốt với anh chưa phải là tất cả mà với anh bây giờ, đam mê công việc, lĩnh vực ngành nghề nào mới là quan trọng. Bỏ qua những lời mời chào có thể hấp dẫn với người khác, Tuấn Anh vẫn tự tin đưa ra điều kiện để các công ty "chi đẹp" thì Tuấn Anh mới đồng ý về làm. Với mức lương trên 500 USD/ tháng, Tuấn Anh mới mong mình hoàn được số vốn không hề nhỏ đã bỏ ra khi du học. Bằng cấp quốc tế, năng lực và có sẵn kinh nghiệm dắt 205 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  11. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát lưng, Tuấn Anh không cảm thấy lo lắng gì khi mình đang trong cảnh "ăn không ngồi rồi". Sáng sáng đi cà phê, lên mạng, thỉnh thỏang cùng hội bạn theo xu hướng làm việc tự do nhận vài dự án cho chân tay đỡ rảnh rang quá, Tuấn Anh tiếp tục sàng lọc những lời mời từ phía các nhà tuyển dụng. Tự tin với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, những người thất nghiệp kiểu này đang tự tìm lời giải cho bài toán lùi tiến của mình. Thất nghiệp để đón chờ những cơ hội mới, thất nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn, và họ đang tạo cho mình những "khoảng lặng" cần thiết cho những dự tính lớn lao trong sự nghiệp. (Cập nhật lúc 14h00 ngày 5/7/2008 trên báo Kinh tế và Đô thị tại địa chỉ http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=26358&CatId=58) o Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes). o Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức tiền công khi thị trường lao động cân bằng. Số lượng người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ sở để xây dựng đường cung: Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp. Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1, đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. Trên hình 6.2 dưới đây, đường DL là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. Đường SL là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường SL' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động. Tại mức tiền công W1 số người thực tế tham gia lao động là L1; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L2 – L1, đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. 206 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  12. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát Hình 6.2. Thất nghiệp tự nhiên Nếu Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu, giả sử W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động W0. Ở mức tiền lương W2, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm SL' sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên đồ thị biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là số người thất nghiệp mà theo “Lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp không tự nguyện bởi xã hội chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn W2. Tổng số thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC . 6.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc,v.v.) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc hay có thể còn vì một nguyên nhân khác. Nguyên nhân của thất nghiệp rất nhiều, có thể bao gồm:  Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,...  Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,v.v.  Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,...)  Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. a. Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trạng thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn mức tiền công cân bằng. Nhìn vào đồ thị hình 6.3 cho thấy, thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại E0 với mức tiền công cân bằng là W0. Một bộ phận lớn lao động đạt mức tiền công W1 cao hơn 207 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  13. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát mức tiền công cân bằng W0 trên thị trường lao động. Tại mức tiền công W1 cầu lao động là L1, cung lao động là L2. Vì L1 > L2 cho nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn AB , hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công xuống trạng thái cân bằng là rất khó. Hình 6.3. Mức tiền công tối thiểu cao hơn b. Phân tích thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công thường cứng nhắc, không linh hoạt, do đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp. DL W D’L E0 E2 SL W1 W0 E1 0 L1 L0 L2 L Hình 6.4. Thất nghiệp do thiếu cầu Giả sử trong nền kinh tế tổng cầu suy giảm, cầu lao động giảm từ DL đến DL’, do giá cả và tiền công không linh hoạt nên tại mức tiền công W1 ta có cầu lao động là L1 cung lao động là L2, nhìn vào đồ thị ta thấy L1 < L2, dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Lượng người thất nghiệp là: E2E0  L2  L1 . Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu. Nguồn gốc chính là do ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thóai của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. 208 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  14. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát 6.1.3. Tác động của thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Khi tình trạng này lan rộng đến nhiều người trong xã hội, người ta gọi là “nạn thất nghiệp”. Nó là một vấn đề lớn của mọi xã hội và mọi nền kinh tế, phát triển hay đang phát triển, cần phải tìm cách khắc phục. Chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp thông qua các nội dung sau:  Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không đúng nghề khiến họ không thể đóng góp hết khả năng cho xã hội. Điều này ngăn cản họ phát triển toàn diện và thực sự.  Thất nghiệp khiến cá nhân người đó rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý, do những thay đổi lớn so với các thói quen làm việc trước đó. Tình trạng tâm lý bất ổn này có thể lây lan sang hoặc tác động đến những người sống chung quanh. Đó là chưa kể tới việc người bị thất nghiệp có thể trở nên sa sút về mặt đạo đức khi ở trong tình trạng không có chuyện gì chính thức để làm.  Mất việc làm ổn định có thể đẩy một người vào tình thế tìm cách bù trừ qua việc nhận đại một công việc mà đôi khi không trong sáng hoặc phạm pháp, không xứng với nhân phẩm của họ. Các tay trùm xã hội đen rất biết tâm lý này và cũng biết cách lôi kéo để có thêm người “cộng sự”.  Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất việc, không chỉ trong mức độ giảm thu nhập cho gia đình mà, hơn thế nữa, còn có nguy cơ tạo ra hoặc làm bộc phát những xung đột gia đình. Đôi khi điều này dẫn đến tình trạng tan vỡ gia đình, nếu cộng hưởng với nhiều mối mâu thuẫn khác. Nhìn trong mức độ tác hại thì thấy như vậy, tuy nhiên, xét theo góc độ toàn nền kinh tế xã hội, thì tình trạng mất việc làm tạm thời trên một tỉ lệ cho phép trong số những người trong độ tuổi lao động sẽ là điều kiện để thị trường lao động tự cơ cấu hóa lại hoặc để xã hội có thể tổ chức đào tạo lại hay đào tạo bổ túc tay nghề cho những người đang không trực tiếp tham gia lao động vào thời kỳ đó. Một tỉ lệ thất nghiệp hợp lý cho phép xã hội có được một lực lượng lao động dự phòng cần thiết và nhất là có điều kiện đào tạo lực lượng lao động “dôi ra” đó theo hướng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề hơn nữa. Đây là điểm tích cực. Để cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp đối với từng đối tượng trong xã hội: a. Đối với bản thân và gia đình Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Một số quan điểm cho rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc có thu nhập thấp (trong khi đi tìm cho mình công việc phù hợp) bởi vì các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn 209 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  15. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát chế cơ hội thăng tiến,...). Cái giá khác của thất nghiệp còn thể hiện ở chỗ khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, các cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực của mình. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác. b. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với GDP thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Đối với xã hội: Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội do người thất nghiệp gây ra. Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ phía thất nghiệp như y tế, trật tự an ninh trong xã hội,... Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. 6.1.4. Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay đổi công việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng như người tìm việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân. a. Tạo ra công ăn việc làm mới Có công ăn việc làm là một nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội, nhất là đối với những người trong độ tuổi lao động. Do đó, tạo ra công ăn việc làm đáp ứng “đủ” nhu cầu tham gia lao động của các thành viên trong xã hội là cần thiết để có thể có được một xã hội ổn định và phát triển. Đây trước hết là trách nhiệm của Chính phủ các quốc gia, xét về phương diện quản lý vĩ mô, thực hiện thông qua việc hoạch định các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan. Thứ đến, cũng cần đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong xã hội, cụ thể là các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, xét trên bình diện tham gia sản xuất kinh doanh. Thật vậy, chính việc mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công cũng như tư, mà xã hội có thêm một số việc làm tương ứng. Đóng góp này, nếu nhìn riêng lẻ thì không thấy quan trọng mấy, vì mỗi doanh nghiệp chỉ tạo ra được một số việc làm, tùy theo ngành nghề và quy mô đầu tư của doanh nghiệp, nhưng nếu cộng tất cả lại trong phạm vi toàn nền kinh tế thì thật đáng kể. Nói theo cách đảo ngược thì nếu trừ đi 210 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  16. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát các đóng góp loại này của từng doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và rất nhỏ, xã hội sẽ mất đi một số việc làm tương ứng và con số thất nghiệp dôi ra từ đây đáng phải kể đến. Và, nếu điều này xảy ra đồng loạt ở nhiều doanh nghiệp – như trong trường hợp hàng loạt công ty, xí nghiệp ở Nhật phá sản do biến động tiền tệ vào những năm đầu thập niên 1990, với hàng ngày có đến khoảng 6.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản (theo các bản tin thời sự vào thời kỳ đó) thì con số người thất nghiệp sẽ tăng vọt gây ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế nói chung, nếu tình trạng này kéo dài. Nếu mỗi công việc làm thường đòi hỏi một trình độ tay nghề hoặc trình độ văn hóa tương ứng, một vấn đề khác đặt ra là liệu những người muốn tham gia lao động có đáp ứng được yêu cầu này không? Nói cách khác, cần phải có một hệ thống đào tạo phù hợp và một tinh thần tự đào tạo tốt. b. Đào tạo và tự đào tạo nghề nghiệp Đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước”. Để có một nghề, người ta, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ, cần phải trải qua thời kỳ đào tạo cần thiết. Đặc biệt ngày nay, trong bối cảnh những thành tựu khoa học kỹ thuật được phát minh và ứng dụng hầu như tức thì vào sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh được tổ chức theo những quy trình chặt chẽ và khoa học, thì việc học cho thành thạo một nghề và, hơn nữa, nắm vững được mối liên hệ giữa các ngành nghề cũng như giữa các khâu khác nhau trong các quy trình sản xuất là điều thật sự cần thiết để một con người hội đủ khả năng tham gia lao động góp phần xây dựng xã hội. Ngoài ra, trong khi đang tham gia hoạt động sản xuất, mỗi người lao động cũng cần phải tự trau dồi và nâng cao tay nghề sao cho phù hợp và đáp ứng được với trình độ sản xuất luôn được nâng cao trong xã hội. Điều này sẽ đảm bảo cho người đó không bị tụt hậu hoặc bị thải loại vì lý do trình độ nghề nghiệp. Ví dụ, trong lĩnh vực tin học, một lĩnh vực mới nhưng cũng thay đổi rất nhanh trong việc phát minh và ứng dụng những kiến thức mới, chỉ cần “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian ngắn, không lo tự học hỏi thêm, tự cập nhật hóa kiến thức của mình, thì một kỹ thuật viên hoặc lập trình viên, cho dù có chuyên môn khá cao, cũng sẽ trở thành người tụt hậu không theo kịp các đồng nghiệp và bị đào thải bởi thị trường. Đào tạo và tự đào tạo có vai trò quan trọng và cần thiết, nhưng phải đào tạo nghề nào, đào tạo cho ai? Đấy lại là một vấn đề khác cũng cần quan tâm, vấn đề hướng nghiệp. c. Vấn đề hướng nghiệp Chọn đúng nghề, làm việc đúng khả năng là điều quan trọng cần phải lưu ý ngay từ trong chương trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Thật vậy, một người khó có thể trở thành chuyên nghiệp hay tinh thông một nghề nếu nghề đó không phù hợp với cá tính, tâm lý, thể lý và sở thích của mình. Trong trường hợp đó, việc hành nghề không đem lại cho bản thân người đó sự phấn khởi và niềm hạnh phúc, có chăng chỉ là khả năng thích ứng hoặc nỗ lực làm việc của bản thân để hoàn thành công việc được giao. Điều này làm cho hiệu quả do việc hành nghề của người đó mang lại không thể đạt tới mức tối đa. Ví dụ: một người có cá tính trầm lặng sẽ không thể nào thích hợp được với một nghề đòi 211 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  17. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát hỏi sự bao quát và tính hoạt bát, như nghề quản trị chẳng hạn. Với tính cách ít nói và thích lặng lẽ làm việc, người loại này sẽ thích hợp hơn nhiều cho một công việc của phòng thí nghiệm (dĩ nhiên, còn phải tính đến nhiều yếu tố chuyên môn khác nữa), vốn là loại công việc đòi sự kiên trì tự giam mình lâu giờ trong phòng nghiên cứu với những thí nghiệm lặp đi lặp lại để theo dõi quan sát. Với cá tính như vậy, người loại này mới cảm thấy niềm vui trong loại công việc mà những người hiếu động khó có thể hoàn thành cách xuất sắc. Ngày nay, ta thường nghe nói nhiều đến các loại chuyên nghiệp trong thể thao như cầu thủ chuyên nghiệp, cây vợt chuyên nghiệp, tay đua chuyên nghiệp,... Những người theo các loại “nghiệp” này là những người vốn say mê và cảm thấy hạnh phúc khi làm những công việc đó, đến nỗi những hoạt động ấy trở thành “lẽ sống” của họ (đương nhiên, từ chuyên nghiệp ở đây còn diễn tả rằng những người này làm công việc đó vì tiền, để kiếm sống). Chính nhờ sự chuyên nghiệp và với năng khiếu trời phú đặc biệt, họ mới thực hiện được những thao tác thật nhuần nhuyễn và điêu luyện mà những người khác không thể làm được cho dù có tập luyện nhiều đi nữa. Việc định hướng nghề nghiệp cho con người nói chung, và nhất là người trẻ sắp vào đời nói riêng, là điều cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Nếu thực hiện tốt khâu này, người ta có thể tận dụng được hết khả năng và năng khiếu trời cho của từng thành viên trong xã hội phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung. Có việc làm, có người lành nghề được đào tạo hoàn chỉnh và biết tự đào tạo tốt là một trong những điều kiện nền tảng cho xã hội phát triển. Nhưng trên góc độ luân lý xã hội, người ta còn được kêu gọi và yêu cầu hành nghề có đạo đức và theo lương tâm nghề nghiệp nữa. 6.1.5. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam a. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2015-2016 "Lao động tự làm" và "Lao động gia đình" là những nhóm lao động yếu thế, công việc không ổn định và hầu như không được hưởng một loại hình bảo hiểm xã hội nào. Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 56,0% (29,8 triệu người), cao gần gấp rưỡi so với tỷ trọng người làm công ăn lương (41,2%). Đáng chú ý, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình trong tổng số người có việc làm của nữ cao hơn nam 12,4 điểm phần trăm. Có gần bốn phần năm số lao động tự làm và lao động gia đình sống ở khu vực nông thôn, trong khi chỉ có khoảng một phần năm sống ở khu vực thành thị. Lao động làm công ăn lương trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thường làm những công việc có chất lượng cao hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ trọng người làm công ăn lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 37,3% trong tổng số người có việc làm. Tỷ trọng này của khu vực thành thị cao gấp gần hai lần của khu vực nông thôn (56,3% so với 28,5%). Tương tự như vậy, số liệu cho nhóm thanh niên cao gấp 5,2 lần nhóm tuổi từ 60 trở lên (49,0% so với 9,4%). Xem xét số liệu theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ trọng này cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (59,8%) và thấp nhất ở Tây Nguyên (15,1%). Bên cạnh đó, trong tổng số người làm công ăn lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nam chiếm tỷ trọng nhiều hơn nữ (57,0% so với 43,0%). 212 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  18. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát Thất nghiệp là những người không có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham chiếu. Trong khi, lao động thiếu việc làm được tính cho những người có việc đã có tổng số giờ làm cho tất cả các công việc dưới 35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sang làm thêm giờ. Số liệu và phân tích về tình trạng thất nghiệp sẽ giúp đánh giá tình trạng cân đối giữa cung và cầu của thị trường lao động. Ở các nước đang phát triển, nơi mức độ thất nghiệp và an sinh xã hội thường thấp, việc kết hợp xem xét các chỉ tiêu thiếu việc làm sẽ phản ánh đầy đủ hơn tình trạng này, đồng thời còn đo lường được mức độ chưa sử dụng hết lực lượng lao động của một nền kinh tế. Trong phần này, các chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ được tính theo nhóm lao động từ 15 tuổi trở lên, trong độ tuổi lao động (nữ từ 15 đến 54 tuổi, và nam là từ 15 đến 59 tuổi) và thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi). Năm 2016, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, 46,1% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 526,3 nghìn người). Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nam hiện vẫn chiếm số đông. Điều này đúng cho cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, lao động thất nghiệp nam cao hơn nữ lần lượt là 11 và 9,7 điểm phần trăm. Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15-24 tuổi) hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (48,9%). Bảng 6.2. Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi, thành thị/ nông thôn và giới tính năm 2016 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, tình trạng thất nghiệp thường cao hơn hẳn ở khu vực thành thị, trong khi vấn đề thiếu việc làm lại là phổ biến ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và các nhà dùng tin khác. Bảng 6.2 trình bày về tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) theo một số đặc trưng cơ bản. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam không đổi 213 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  19. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát (2,3%) so với năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn gần 1,8 lần (3,2% so với 1,8%). Mức độ thất nghiệp của nam và nữ trong độ tuổi lao động chênh lệch không đáng kể (2,4% so với 2,2%). So sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn là vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao nhất (2,9%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,8%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về 2 khu vực - Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc (1,2%). Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với Hà Nội (2,7% so với 2,1%). Quan sát theo nhóm tuổi thì thấy rằng mức độ thất nghiệp có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm 20-24 tuổi (7,8%), tiếp đến là nhóm 15-19 tuổi (6,5%). Xu hướng này cũng đúng đối với cả khu vực thành thị và nông thôn. Phân tổ tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy nhóm những người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (8,1%) và những người không có chuyên môn kỹ thuật là thấp nhất (1,8%). Điều này phần nào phản ánh được chất lượng việc làm của thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Bảng 6.3. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2016 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) Thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. Vì vậy, thất nghiệp thanh niên luôn được xem là vấn đề quan tâm của xã hội. Số liệu chỉ ra rằng năm 2016, thị phần của dân số thanh niên 214 ECO102_Bai6_v2.0018102208
  20. Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát (tuổi từ 15-24) là khoảng 18,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên trong cả nước, trong khi đã chiếm tới 48,9% tổng số lao động thất nghiệp (tương đương khoảng 558,4 nghìn người). So với năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng khoảng 0,4 điểm phần trăm (7,4% so với 7,0%). Tỷ lệ này cũng cao hơn gần 6 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên. Trên bình diện chung của cả nước, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên cao hơn so với của nam. Tuy nhiên, số liệu bảng 6.3 cũng chỉ ra rằng khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp ở hai giới đã dần được thu hẹp (từ mức 1,6 và 0,5 điểm phần trăm năm 2014 và 2015 xuống còn 0,1 điểm phần trăm năm 2016). Đây phần nào có thể phản ánh thực tế hiện nay là bình đẳng giới trong học vấn ở các nhóm tuổi trẻ đã được cải thiện và khi chưa bước vào tuổi lập gia đình và vướng bận con cái thì mong muốn tìm kiếm việc làm là như nhau cho cả nam và nữ. b. Giải pháp giảm thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới Giải pháp để giảm thất nghiệp trong nền kinh tế bao gồm nhưng giải pháp chính sau đây: Thứ nhất, nâng cao trình độ của người lao động thông qua tăng cường giáo dục – đào tạo. Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ hợp hợp tác xã tư nhân phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trẻ. Thứ ba, giải quyết việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề mũi nhọn. Thứ tư, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Thứ năm, giải quyết việc làm qua việc phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền thống. Thứ sáu, tạo việc làm cho thanh niên từ khu vực nông nghiệp. Đối với một quốc gia có số dân phát triển nhanh như nước ta, giải quyết việc làm luôn là một vấn đề không thể một sớm một chiều. Tuy nhiên nếu Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách định hướng đúng và ngành giáo dục đào tạo, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên biết cách tuyên truyền vận động và mỗi gia đình có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề cho con em thì vấn đề cũng sẽ dễ dàng hơn. 6.2. Lạm phát 6.2.1. Lạm phát và phân loại lạm phát a. Khái niệm lạm phát Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian. Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế, phải đến cuối năm mới có thể xác định được chỉ số điều chỉnh GNP, cho nên người ta thường thay thế chỉ số này bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất). Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó: 215 ECO102_Bai6_v2.0018102208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2