intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật tổ chức thi công: Chương 6.1 - ThS. Cao Tuấn Anh

Chia sẻ: N N | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

72
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kỹ thuật tổ chức thi công - Chương 6.1: Kỹ thuật lắp ghép nhà khung" cung cấp cho người học các kiến thức: Phân tích đặc điểm lắp ghép nhà khung, lựa chọn phương án lắp ghép nhà khung, thiết kế kỹ thuật lắp ghép nhà khung,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật tổ chức thi công: Chương 6.1 - ThS. Cao Tuấn Anh

LOGO<br /> Website: www.bmthicong.com.vn<br /> <br /> CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> 1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> 1.1. Khái niệm nhà khung.<br /> • Khái niệm nhà khung lắp ghép: Nhà khung lắp ghép có thể là công trình dân dụng hoặc<br /> công nghiệp có kết cấu chịu lực dạng khung gồm hệ cột, dầm, kết hợp vách, ô cứng hoặc lõi<br /> cứng.<br /> • Các vách cứng có thể là kết cấu BTCT hoặc khung thép. Ô cứng hoặc lõi cứng có thể là lồng<br /> cầu thang, lõi thang máy đổ toàn khối. Kết cấu bao che là panen nhẹ hoặc tường xây.<br /> • Lưới cột của nhà khung thường là 3 x 6, 4,5 x 6, 6 x 6; 6 x 9; 6 x 12; 9x 9; 9 x 12 m; chiều<br /> cao của tầng từ 3,3; 3,6; 4,2… với modul 0,6 m.<br /> • Nhà khung thường là nhà nhiều tầng: 3 – 30 tầng với hệ khung là BTCT, cao tầng hơn với<br /> hệ khung là thép. Móng thường đổ toàn khối hoặc lắp ghép. Nhà có thể thiết kế có tầng hầm<br /> hoặc không có tầng hầm.<br /> <br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 01<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> S<br /> <br /> R<br /> k<br /> <br /> CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> 1.2. Phân tích sự làm việc của hệ kết cấu<br /> Các hệ kết cấu thường gặp đối với nhà khung lắp ghép là:<br /> • Hệ khung: Bao gồm một hệ không gian cứng và ổn định bao gồm cột, dầm ngang, dầm dọc<br /> liên kết cứng với nhau (hình 1a). Các tấm sàn cũng liên kết cứng với hệ cột dầm. Tất cả tải<br /> trọng theo phương đứng và ngang phân bố vào các nút cứng giữa cột và dầm. Công lắp ghép<br /> loại nhà này thường cao và tốn nhiều chi phí cho mối nối. Hệ kết cầu này sử dụng khi vì lý do<br /> công nghệ hay sử dụng mà công trình không có các vách liên kết theo phương dọc, ngang và<br /> giữa các cột.<br /> • Hệ khung giằng (khung – vách cứng): Bao gồm các khung (cột, dầm) liên kết cứng bố trí<br /> theo phương ngắn của nhà kết hợp với các vách cứng theo phương dọc nhà (hình 1b). Hệ<br /> khung đảm bảo độ cứng và ổn định theo phương ngang; các vách cứng đảm bảo độ ổn định<br /> theo phương dọc nhà. Độ cứng theo mặt phẳng ngang được đảm bảo bới hệ tấm sàn liên kết<br /> cứng với hệ dầm, làm việc như một tấm phẳng cứng nằm ngang.<br /> <br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 02<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> • Hệ giằng (khung khớp): Hệ này khác với hệ khung và hệ khung giằng là chỉ chịu tải trọng<br /> thẳng đứng; còn tải trọng ngang được chịu bởi hệ giằng vách cứng hoặc lõi cứng (hình 1c). Các<br /> nút khung giữa cột và các dầm là liên kết khớp có một độ cứng tương đối để đảm bảo độ ổn khi<br /> lắp dựng. Giống như hệ khung giằng, độ cứng theo mặt phẳng ngang được đảm bảo bới hệ tấm<br /> sàn liên kết cứng với hệ dầm, làm việc như một tấm phẳng cứng nằm ngang. Ưu điểm của nhà<br /> hệ giằng là tiến độ lắp dựng nhanh, chi phí lắp ghép thấp. Hệ được sử dụng rộng rãi khi thiết kế<br /> các công trình công cộng (trường học, bênh viện…).<br /> • Hệ kết hợp toàn khối – lắp ghép: Bao gồm một lõi cứng BTCT toàn khối (thi công bằng và<br /> khuôn trượt) kết hợp với hệ khung BTCT hoặc khung thép. Lõi cứng đảm bảo độ cứng và ổn<br /> định theo phương ngang. Hệ khung chỉ chịu tải trọng đứng. Hệ tấm sàn liên kết cứng với hệ<br /> dầm, làm việc như một tấm phẳng cứng nằm ngang. Ưu điểm của loại nhà này: thi công nhanh,<br /> giá thành hạ so với toàn khối toàn phần. Công nghệ thi công nhà kết hợp lõi cứng toàn khối và<br /> hệ khung sàn lắp ghép cần được đàu tư nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.<br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 03<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br /> <br /> Hình 1. Các hệ kết cấu nhà khung<br /> a – hệ khung; b – hệ khung - giằng; c – hệ giằng (khung khớp);<br /> d – hệ kết hợp lõi cứng toàn khối – khung sàn lắp lắp ghép<br /> 1- cột; 2 – dầm; 3 – sàn cứng; 4 – vách cứng (hệ vách cứng liên kết); 5 – lõi cứng; 6 – móng.<br /> • Hệ sàn không dầm (sàn nấm): Bao gồm hệ cột, các mũ cột lắp ghép vào cột tại cao độ<br /> tầng và hệ panen sàn liên kết với các mũ cột và với nhau thành tấm cứng.<br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 04<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2