LOGO<br />
Website: www.bmthicong.com.vn<br />
<br />
CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN<br />
1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN<br />
1.1. Khái niệm nhà panel tấm lớn<br />
•<br />
<br />
Nhà panel tấm lớn thông thường là các công trình dân dụng: nhà chung cư, các công trình công<br />
cộng: trường học, bệnh viện, các công sở…<br />
<br />
•<br />
<br />
Nhà có cấu tạo từ các panel tường ngoài, tường trong có kích thước lớn, thường là bằng kích<br />
thước 1 căn phòng. Trọng lượng các cấu kiện Q ≤ 5 tấn.<br />
<br />
•<br />
<br />
Chiều cao của nhà thông dụng từ 7 – 15 tầng<br />
<br />
1.2. Phân tích sự làm việc của hệ kết cấu<br />
•<br />
<br />
Hệ các tấm panel liên kết với nhau kết hợp với panel sàn tạo thành một hệ kết cấu không gian bao<br />
gồm các ô cứng khép kín. Những kết cấu này vừa là chịu lực, vừa là bao che và làm việc đồng<br />
thời cùng nhau. Trong quá trình lắp ghép thì kết cấu lắp trước có chức năng như là kết cấu trụ<br />
chịu lực để kết cấu lắp sau liên kết vào.<br />
<br />
•<br />
<br />
Vì vậy, nguyên tắc lắp ghép là phải tạo thành các ô cứng khép kín. Nếu thuận lợi, nên tiến hành<br />
lắp trước những bộ phận có độ cứng không gian lớn, như lồng cầu thang, khu vệ sinh hay panel<br />
góc nhà.<br />
<br />
•<br />
<br />
Nếu không lợi dụng được các bộ phận cứng đó thì phải tiến hành cố định tạm các tấm panel mới<br />
lắp xong.<br />
<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 01<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
S<br />
<br />
R<br />
k<br />
<br />
CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN<br />
• Hệ kết cấu cũng có thể bao gồm các panel tường ngang chịu lực, các panel tường dọc như<br />
là các giằng. Khi thi công nhà dạng này, đầu tiên lắp các panel chịu lực trước, sau đó đến<br />
các tường dọc.<br />
• Do cấu tạo từ các tấm panel nên độ ổn định và chất lượng của nhà phụ thuộc nhiều vào độ<br />
chính xác lắp ghép. Theo tính toán thì nếu tim tường dưới và tường trên lệch nhau 1 cm thì<br />
khả năng chịu lực của kết cấu giảm 10 - 12%.<br />
• Vì khả năng đưa vật liệu, thiết bị theo phương ngang vào vị trí lắp ghép là rất khó khăn do<br />
các cửa sổ, cửa đi kích thước có hạn, nên trong mọi trường hợp, các panel sàn chỉ được lắp<br />
ghép khi đã hoàn thành lắp đặt các vách ngăn, blốc thông gió, vệ sinh…. và đưa các vật tư,<br />
thiết bị cần thiết khác cho các công tác thi công tiếp theo lên mặt bằng sàn.<br />
<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 02<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG<br />
2. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC TRONG LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN<br />
Trong lắp ghép nhà tấm lớn đòi hỏi độ chính xác cao, trước khi lắp ghép phải thực hiện các<br />
công tác định vị tim cốt:<br />
• Định vị các trục chính lên mặt sàn các tầng đã lắp ghép;<br />
• Từ các trục chính thiết lập các trục tim tường, vị trí mặt tựa của tường và các trục phụ<br />
trợ khác lên mặt bằng lắp ghép (mặt móng, mặt sàn);<br />
• Thiết lập mặt bằng lắp ghép (cao độ chuẩn) trên các tầng. Cao độ của mặt bằng lắp<br />
ghép được cố định bằng các mốc chuẩn.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP LẮP GHÉP<br />
3.1. Giai đoạn lắp ghép: Bao gồm 2 giai đoạn: phần ngầm và phần than<br />
• Phần ngầm (dưới cốt 0.0): Thi công móng thi công tường tầm hầm thi công sàn tầng<br />
hầm thi công hệ thống kỹ thuật lấp đất hố móng, chuẩn bị lắp ghép phần thân.<br />
• Phần thân (trên cốt 0.0): lắp tường liên kết tường lắp cầu thang vách ngăn tấm<br />
sàn sàn mái mái hệ thống KT hệ thống cửa đi, cửa sổ công tác hoàn thiện.<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 03<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN<br />
3.2. Phương pháp lắp ghép<br />
a. Lắp tuần tự:<br />
• Đây là phương pháp thông dụng lắp ghép nhà tấm lớn. Trong phương pháp này, các panel<br />
tường của toàn bộ nhà sẽ được lắp trước tạo thành các ô vuông ổn định, sau đó lắp toàn bộ<br />
các panel sàn.<br />
• Nhược điểm: Sử dụng tối đa các thiết bị neo giữ, cố định tạm; đòi hỏi sự chuyên nghiệp<br />
hóa, cơ giới đồng bộ và tổ chức cao trong thi công, khi đó tiến độ thi công sẽ cao; nếu<br />
không tiến độ thi công công trình sẽ kéo dài do việc trì hoãn các công tác lắp đặt hệ thống<br />
kỹ thuật và hoàn thiện.<br />
a. Lắp đồng bộ:<br />
• Lắp lần lượt 4 panel tường và sàn tạo thành hộp không gian cứng, sau đó phát triển ra.<br />
Phương pháp này giảm được số lượng thiết bị, dụng cụ cố định tạm.<br />
• Nhược điểm:<br />
+ Tập trung nhân công đông một vị trí lắp ghép;<br />
+ Sự phụ thuộc giữa các công tác ghép trong mặt bằng thi công hẹp: lắp tấm sàn phải đợi<br />
chờ các công tác khác như lắp blốc vệ sinh, blốc thông gió…, do đó tiến độ thi công chậm.<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 04<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />