LOGO<br />
Website: www.bmthicong.com.vn<br />
<br />
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
CHƯƠNG I<br />
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
§1. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
1. Khái niệm kỹ thuật, công nghệ và dây chuyền công nghệ<br />
a. Kỹ thuật<br />
- Kỹ thuật là cách lao động tốt nhất để đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc tốt hơn.<br />
- Kỹ thuật xây dựng là cách lao động để đạt được các mục tiêu:<br />
o Thời gian: ngắn nhất;<br />
o Chất lượng: tốt nhất;<br />
o Số lượng: nhiều nhất;<br />
o Giá thành: thấp nhất;<br />
o Đảm bảo ATLĐ và thân thiện với môi trường.<br />
- Hệ thống kỹ thuật thi công bao gồm: Con người + Thiết bị, công cụ + Vật liệu sản phẩm xây<br />
dựng đơn chiếc, thành phần công việc (sản phẩm chưa hoàn chỉnh).<br />
b. Công nghệ<br />
- Công nghệ là một tập hợp các kỹ thuật theo một trình tự nhất định và tạo ra một sản phẩm hoàn<br />
chỉnh. Theo quan điểm xây dựng: sản phẩm hoàn chỉnh là san phẩm có thể thanh toán được, có thể<br />
bán được.<br />
- Công nghệ = ∑ kỹ thuật (theo một trình tự) sản phẩm hoàn chỉnh.<br />
<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 01<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
c. Dây chuyền công nghệ<br />
- Dây chuyển công nghệ là tập hợp các công nghệ thành phần theo một qui trình<br />
- Dây chuyền công nghệ = ∑ công nghệ (theo một qui trình) sản phẩm hoàn chỉnh<br />
- Công nghệ = Vật liệu + Thiết bị + Qui trình.<br />
2. Nội dung cơ bản của môn học: Công nghệ lắp ghép<br />
- Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ và dây chuyền công nghệ lắp ghép xây dựng<br />
a. Khái niệm lắp ghép<br />
- Hệ thống lắp ghép xây dựng (LGXD) được mô tả trong mối quan hệ sau:<br />
THIẾT BỊ: máy móc,<br />
dụng cụ, công cụ…<br />
<br />
HỆ THỐNG<br />
LGXD<br />
<br />
VẬT LIỆU: Cấu kiện,<br />
linh kiện, liên kết<br />
<br />
Phát triển trong sự<br />
tương hỗ của hệ thống<br />
<br />
CON NGƯỜI: trình<br />
độ KHKT, TCQL…<br />
<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 02<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
3. Lịch sử phát triển công nghệ lắp ghép<br />
3.1. Trên thế giới<br />
- Lịch sử phát triển và những thành tựu đạt được trong lĩnh vực lắp ghép của các nước phát triển<br />
gắn liền với:<br />
o Sự tiến bộ của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng để chế tạo ra các kết cấu lắp ghép nhà<br />
và công trình;<br />
o Sự hoàn thiện trong thiết kế cấu kiện, thiết kế lắp ghép công trình;<br />
o Sự phát triển của ngành kiến trúc công trình theo hướng đa dạng hóa, đa năng hóa vì mục<br />
đích phục vụ con người và xã hội;<br />
o Sự pháp triển mạnh của ngành sản xuất thiết bị lắp ghép và các ngành khác có liên quan.<br />
o Lịch sử lắp ghép xây dựng ở mỗi quốc gia phát triển khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện,<br />
phong tục và chế độ xã hội của mỗi quốc gia đó.<br />
- Công trình được lắp ghép đầu tiên mang tính khoa học là dự án thành Loa của Lêônna Đờ<br />
Vanhxi thiết kế cho vua Pháp vào năm 1516.<br />
o Đầu tiên ông thiết kế một hệ nhà định hình cho toàn khu, từ hệ định hình đó ông sắp xếp<br />
thành nhiều phương án khác nhau, cho phép thay đổi không gian. Những nhà này lại được<br />
dựa trên một số kết cấu cơ bản.<br />
o Những kết cấu đó được chế tạo sẵn, khi thi công chỉ việc làm móng công trình, còn các kết<br />
cấu chỉ việc ghép các cấu kiện và liên kết chúng lại với nhau thành khối nhà.<br />
- Năm 1854 có bốn nhà được lắp ghép bằng gỗ xuất hiện trong khu triển lãm quốc tế ở Pháp. Sau<br />
đó những nhà này được chở đi Xitnây (Ôxtrâylia) lắp ghép trên quả đồi của những người thợ săn, đó<br />
là khu dân cư cổ nhất, xây dựng theo phương pháp lắp ghép.<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 03<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP<br />
- Ở nước Anh:<br />
o Một trong những công trình xây dựng mang tính chất lắp ghép đầu tiên là nhà khung kính<br />
(pha lê) được xây dựng năm 1851 do ông Giôdép Paxtơn dùng làm khu trưng bày triển lãm<br />
thế giới. Năm 1854 công trình được dỡ và chuyển sang lắp ghép lại ở vị trí mới. Công trình<br />
này tồn tại đến năm 1936 và bị hủy hoại do hỏa hoạn.<br />
o Các công trình trường học phổ biến dùng khung lắp ghép bằng thép, hoặc bằng bêtông cốt<br />
thép (chiếm 90%). Tường sàn dùng vật liệu nhẹ như gỗ, chất dẻo, hoặc hợp kim lắp ghép.<br />
- Ở nước Pháp:<br />
o Là nước sớm đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống về các công trình lắp ghép. Năm<br />
1948 ông Raymôngcamut đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống lắp ghép đầu tiên được Trung<br />
tâm khoa học kỹ thuật, Phòng thí nghiệm kiểm chứng và Bộ kiến trúc cho phép áp dụng.<br />
o Năm 1950 hợp đồng đầu tiên lắp ghép nhà bốn tầng ở Havơrơ được thực hiện. Qua công<br />
trình này người ta đã rút ra được các kết quả khả quan. Những công trình tương tự ngày<br />
càng được hoàn thiện và các công trình đó cũng là biểu tượng mà Raymôngcamut đưa ra<br />
được áp dụng ở cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ.<br />
o Việc lắp ghép nhà và các công trình ở Pháp hiện nay giữ một vai trò chủ đạo trong xây<br />
dựng, đã thực hiện theo nhiều chiều hướng khác nhau, ổn định về kết cấu và giá thành.<br />
- Ở nước Mỹ:<br />
o Năm 1936, các nhà ở lắp ghép định hình được sản xuất hàng loạt. Là nước sớm đưa vào thị<br />
trường thế giới các nhà lắp ghép được sản xuất sẵn.<br />
o Những nhà ở cao tầng thường làm bằng khung thép chịu lực, các tấm tường trong và ngoài<br />
làm bằng các tấm bêtông cốt thép hoặc bằng vật liệu nhẹ.<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 04<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />