LOGO<br />
Website: www.bmthicong.com.vn<br />
<br />
CHƯƠNG II: DỤNG CỤ & THIẾT BỊ TRONG LẮP GHÉP XD<br />
CHƯƠNG II<br />
DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ TRONG LẮP GHÉP XÂY DỰNG<br />
§1. DÂY CÁP THÉP<br />
1. Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật<br />
- Dây cáp được cấu tạo từ nhiều sợi thép hợp kim (màu sáng) hoặc thép hợp kim kẽm. Sợi hợp kim<br />
kẽm mềm, dẻo và khả năng chống gỉ tốt hơn nhưng sức chịu tải kém hơn so với thép trắng. Trong lắp<br />
ghép xây dựng người ta sử dụng loại cáp hợp kim với sức chịu tải trong khoảng 1,4 – 2 tấn / cm2.<br />
- Theo cấu tạo bện người ta chia ra các loại cáp sau: cáp bện đơn, bện đôi và bện ba (hình 2.1):<br />
o Cáp bện đơn được bện từ các sợi thép riêng biệt;<br />
o Cáp bện đôi được bện từ các túm dây, các túm dây được bện từ các sợi hợp kim thép nhỏ có<br />
đường kính 0,2 – 2 mm (có loại đến 3 mm).<br />
o Theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ, trong một túm dây, số sợi dây có thể là 19, 37, 61.<br />
o Cáp bện đôi có 3 loại: loại 01 lớp, 01 lớp và 03 lớp tùy vào các lớp túm dây trong cáp;<br />
o Trong lắp ghép cấu kiện xây dựng người ta thường sử dụng cáp bện đôi, có 6 hoặc nhiều<br />
hơn các túm dây.<br />
o Cáp bện ba được bện từ nhiều dây cáp bện đôi<br />
- Các túm dây của cáp được bện xung quanh một lõi bằng sợi có tẩm dầu mỡ ở giữa để chống gỉ và<br />
chống bào mòn cho cáp và tạo độ dẻo cần thiết cho cáp.<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 01<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
S<br />
<br />
R<br />
k<br />
<br />
CHƯƠNG II: DỤNG CỤ & THIẾT BỊ TRONG LẮP GHÉP XD<br />
- Theo chiều bện, chia dây cáp ra làm 2 loại: cáp bện cùng chiều và ngược chiều:<br />
o Dây cáp bện cùng chiều: các sợi dây thép trong một túm dây và các túm dây bện với nhau<br />
theo cùng một chiều.<br />
o Dây cáp bện ngược chiều (cáp cứng): các sợi dây cáp trong một túm dây bện theo một<br />
chiều, các túm dây trong dây cáp lại bện theo chiều ngược lại.<br />
- Cáp bện cùng chiều mềm dẻo hơn. Cáp bện ngược chiều cứng hơn, nhưng khi sử dụng khó xoắn<br />
hơn và khi cuốn qua puli ít bẹp hơn.<br />
- Kích thước của cáp: Các loại dây cáp thông thường có đường kính từ 3,7 đến 65 mm dài 250, 500<br />
đến 1000 m.<br />
- Độ dẻo của cáp phụ thuộc vào sợi dây thép con, đường kính của các sợi dây thép càng nhỏ thì cáp<br />
càng mềm và dễ thao tác, nhưng cáp sẽ mau hỏng (chóng bị mài mòn) và giá thành đắt.<br />
- Sức chịu kéo của dây cáp tính theo công thức:<br />
<br />
trong đó<br />
<br />
S sức chịu kéo cho phép (kG);<br />
R lực làm đứt cáp lấy theo thông số kỹ thuật hoặc thí nghiệm;<br />
k hệ số an toàn, lấy theo bảng:<br />
<br />
Giáo trình: Tổ chức thi công<br />
<br />
Trang 02<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG II: DỤNG CỤ & THIẾT BỊ TRONG LẮP GHÉP XD<br />
Bảng 2.1. Hệ số an toàn cho dây cáp<br />
<br />
Phạm vi áp dụng<br />
Dây neo, dây giằng<br />
Ròng rọc kéo tay<br />
Ròng rọc máy<br />
Dây cẩu vật nặng > 50 T; dây cẩu có móc<br />
Dây cẩu bị uốn cong<br />
-<br />
<br />
Hệ số k<br />
3,5<br />
4,5<br />
5<br />
6<br />
8<br />
<br />
Trường hợp không có số liệu, có thể chọn cáp<br />
theo trọng lượng vật cẩu theo Bảng 2.2.<br />
Bảng 2.2. Chọn cẩu theo trọng lượng vật cẩu<br />
<br />
Trọng lượng vật cẩu (T)<br />