intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật tổ chức thi công: Chương 5 - ThS. Cao Tuấn Anh

Chia sẻ: N N | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

164
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kỹ thuật tổ chức thi công - Chương 5: Lắp ghép cấu kiện cơ bản" cung cấp cho người học các kiến thức: Phương pháp và qui trình công nghệ lắp ghép cấu kiện, lắp ghép móng đơn bê tông cốt thép, lắp ghép cột, lắp ghép dầm, lắp ghép tấm sàn,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật tổ chức thi công: Chương 5 - ThS. Cao Tuấn Anh

LOGO<br /> Website: www.bmthicong.com.vn<br /> <br /> CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN<br /> §1. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP CẤU KIỆN<br /> 1. Các phương pháp lắp ghép cấu kiện<br /> - Theo cách thức đặt cấu kiện lên gối tựa:<br /> o Phương pháp lắp ghép tự do: đưa cấu kiện vào gối tựa một cách tự do, sau đó dùng xà beng,<br /> kích với sự trợ giúp của cần trục để căn chỉnh vào vị trí lắp ghép.<br /> o Phương pháp lắp ghép bán tự do: khi lắp ghép bằng phương pháp này người ta dùng khung<br /> dẫn hoặc thiết bị hãm cố định một số phương, chỉ cần chỉnh dịch một số phương còn lại.<br /> o Phương pháp cưỡng bức (thiết kế chỉ định): Vị trí lắp ghép được khống chế bởi các chi tiết<br /> đã được thiết kế và chế tạo trước. Cấu kiện dặt lên là chính xác ngay, không cần cố định<br /> tạm. (khó thực hiện, chỉ một số công trình đặc biệt)<br /> - Theo cách cẩu - lắp cấu kiện<br /> o Phương pháp quay (cột, tháp, trụ…) – cấu kiện từ tư thế nằm ngang lên thẳng đứng, khi<br /> nâng một đầu cấu kiện tì trên mặt đất. Sau đó cáu kiện được nâng bổng lên một độ cao nhất<br /> định và đưa vào vị trí lắp ghép.<br /> o Phương pháp kéo lê: Vừa nâng vừa kéo lê chân CK trên mặt đất về hướng điểm đặt: cấu<br /> kiện dễ bị hỏng, vỡ; cần trục chỉ rút dây, không quay được tay cần – không nên áp dụng)<br /> o Phương pháp nâng bổng: Cần trục nâng bổng CK lên khỏi mặt đất và đặt vào vị trí (hạn chế<br /> nâng hạ cần để cần trục có độ ổn định cao)<br /> o Phương pháp lao (kéo trượt) kết hợp trụ đỡ trung gian: lắp ghép dầm cầu…<br /> o Phương pháp treo và bán treo (cầu vượt sông…)<br /> Giáo trình: Tổ chức thi công<br /> <br /> Trang 01<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> S<br /> <br /> R<br /> k<br /> <br /> CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN<br /> 2. Qui trình công nghệ<br /> <br /> Chuẩn bị<br /> <br /> Treo buộc<br /> <br /> Cẩu lắp và<br /> điều chỉnh<br /> kết cấu<br /> <br /> Cố định tạm<br /> <br /> Cố định vĩnh viễn<br /> <br /> a. Công tác chuẩn bị<br /> - Chuẩn bị thiết bị lắp ghép:<br /> o Kiểm tra tình trạng hoạt động các máy, thiết bị (cần trục, kích, thiết bị kiểm tra…)<br /> o Kiểm tra các thiết bị neo buộc (cáp, giằng, neo…)<br /> - Chuẩn bị mặt bằng lắp ghép:<br /> o Đánh dấu tim cốt lên vị trí lắp ghép;<br /> o Kiểm tra các thiết bị chờ neo, giằng trên mặt bằng<br /> o Chuẩn bị thang treo, sàn công tác…<br /> - Chuẩn bị cấu kiện lắp ghép:<br /> o Kiểm tra chất lượng cấu kiện (hình dáng, cường độ, móc để cẩu…)<br /> o Đánh dấu tim cốt lên cấu kiện để phục vụ lắp ghép. Trên mặt kết cấu phải ghi ký hiệu kết<br /> cấu, đánh dấu mặt trên mặt dưới của các kết cấu chỉ có một miền cốt thép, xác định trọng<br /> tâm của những kết cấu có hình dạng phức tạp và không đối xứng, ghi vị trí điểm treo buộc.<br /> o Khuếch đại, gia cường cấu kiện<br /> o Bố trí kết cấu trong miền hoạt động của cần trục.<br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 02<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN<br /> b. Công tác treo buộc<br /> o Lựa chọn thiết bị treo buộc phù hợp (thủ công, đòn treo, tự cân bằng, bán tự động, tự động)<br /> o Treo buộc cấu kiện đảm bảo kỹ thuật, ATLD<br /> o Phải phân bố các điểm treo buộc kết cấu sao cho không gây ra các ứng suất quá lớn khi cẩu trục,<br /> và không làm đứt dây cẩu và quai cẩu, khi cần thiết thì dùng thêm đòn treo.<br /> o Nên treo buộc kết cấu ở tư thế gần giống tư thế của nó ở vị trí thiết kế nhât (ví dụ cột ở tư thế<br /> thẳng đứng, treo tấm bậc thang ở tư thế dốc nghiêng…)<br /> o Khi treo buộc luân phiên các loại kết cấu khác nhau, nhất là các kết cấu đứng và kết cấu nằm, yêu<br /> cầu phải luôn thay đổi các dụng cụ treo buộc và các thiết bị khác, như vậy năng suất công tác lắp<br /> ghép bị giảm sút. Nên tổ chức lắp ghép từng loại kết cấu giống nhau theo một trình tự nhất định<br /> trên một đoạn công trình.<br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 03<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br /> CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN<br /> c. Quá trình cẩu lắp<br /> - Lựa chọn phương pháp lắp ghép:<br /> - Quá trình cẩu lắp có 3 trạng thái:<br /> o Đưa cấu kiện vào tư thế sẵn sàng cẩu lên: thao tác từ từ, nhịp nhàng<br /> o Cẩu cấu kiện lên, đưa vào vị trí lắp ghép (cách cao trình lắp ghép 0,5 – 1 m)<br /> o Đưa CK vào vị trí lắp ghép<br /> - Dùng các thiết bị phù hợp để căn chỉnh CK đúng tim cốt theo thiết kế.<br /> - Khi cẩu những cấu kiện có trọng lượng gần bằng sức trục tới hạn ở một độ với nào đó của cần trục<br /> thì phải nâng thử cấu kiện lên cao 20-30cm, để kiểm tra ổn định của cần trục, độ bền của bộ phận<br /> hãm và của dụng cụ treo buộc.<br /> - Điều chỉnh các kết cấu lắp ghép: là làm trùng hợp các đường tim ghi trên kết cấu và ghi trên nền<br /> đặt, là kiểm tra độ thẳng đứng của kết cấu bằng quả dọi, là kiểm tra vị trí kết cấu theo chiều cao<br /> bằng má thủy bình. Hiện nay có hai cách điều chỉnh kết cấu:<br /> o Lắp đặt điều chỉnh kết cấu vào đúng vị trí thiết kế bằng cần trục.<br /> o Điều chỉnh kết cấu bằng thiết bị đặc biệt, sau khi đã lắp đặt kết cấu vào chỗ và cố định tạm.<br /> - Áp dụng cách 1 thì thời gian sử dụng cần trục dài tuy nhiên không tốn công lao động thủ công. Áp<br /> dụng cách 2 thì mau chóng giải phóng được cần trục nhưng tốn nhiều công trong các công đoạn lao<br /> động thủ công hơn nhưng thiết bị điều chỉnh thường nặng và cồng kềnh. Cách 1 được nhiều nơi sử<br /> dụng vì các thiết bị dùng để điều chỉnh nhẹ và nhỏ, cách cố định kết cấu không phức tạp.<br /> Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br /> <br /> Trang 04<br /> <br /> Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2