LOGO<br />
Website: www.bmthicong.com.vn<br />
<br />
CHƯƠNG III: CẦN TRỤC LẮP GHÉP XÂY DỰNG<br />
§1. CẦN TRỤC LẮP GHÉP<br />
1. Khái niệm<br />
- Cần trục là một loại máy chủ lực trong lắp<br />
ghép xây dựng. Giá thành và chi chí vận hành<br />
cần trục rất cao, ảnh hưởng đến giá thành lắp<br />
ghép. Công nghệ và trình độ vạn hành ảnh hưởng<br />
đến năng suất lắp ghép.<br />
- Vận hành cần trục có nguy cơ cao về mất<br />
ATLĐ. Do vậy phải tuân theo các nguyên tắc cơ<br />
bản (vụ sập dầm cầu chợ Đệm – TP HCM, 2 CN<br />
chết…)<br />
- Thao tác cơ bản của cần trục: vào vị trí lắp<br />
ghép, cẩu cấu kiện lên, vận chuyển đến vị trí lắp<br />
ghép, đặt vào vị trí, giữ cấu kiện khi cố định,<br />
tháo dây treo buộc và lặp lại chu kỳ hoạt động.<br />
2. Thông số kỹ thuật của cần trục (tính năng)<br />
- Thông số kỹ thuật của cần trục bao gồm: Sức<br />
trục Q (tấn); chiều cao nâng móc cẩu H (m);<br />
chiều dài tay cần L (m);<br />
- Mỗi lọai cần trục có biểu đồ tính năng khác<br />
nhau, được biễu diễn ở các hướng dẫn KT<br />
(catalog) (hình vẽ).<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công 2<br />
<br />
Trang 01<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
S<br />
<br />
R<br />
k<br />
<br />
CHƯƠNG III: CẦN TRỤC LẮP GHÉP XÂY DỰNG<br />
§2. PHÂN LOẠI CẦN TRỤC<br />
1. Cần trục tự hành: ô tô, bách xích, bánh hơi, chạy trên ray<br />
- Ưu điểm:<br />
• Độ cơ động cao, có thể phục vụ nhiều địa điểm;<br />
• Tốn ít công và thời gian tháo lắp; Tự di chuyển.<br />
- Nhược điểm:<br />
• Độ ổn định kém: nhất là cần trục bánh lốp và cần trục chạy trên ray;<br />
• Các cần trục bánh lốp và bách xích phải đứng xa công trình khi cẩu lắp, vậy nên tổn thất<br />
nhiều về độ hữu ích.<br />
• Chiều dài tay cần cố định, không nối dài được.<br />
a) Cần trục ô tô:<br />
• Q = 3 – 16 tấn (sức trục khi không dùng chân chống và sức trịc khi dùng chân chống)<br />
• Lmax = 22 – 25 m<br />
• Vmax = 30 km/h<br />
• Sử dụng: bốc xếp, lắp ghép nhà nhỏ, phục vụ lắp dựng cần trục tháp.<br />
b) Cần trục bánh hơi:<br />
• Q = 5 – 10 tấn (sử dụng chân chống và không sử dụng chân chống)<br />
• Lmax = 30 – 35 m<br />
• Vmax = 15 km/h<br />
• Sử dụng để lắp ghép các kết cấu, công trình có khẩu độ lớn.<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 02<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG III: CẦN TRỤC LẮP GHÉP XÂY DỰNG<br />
c) Cần trục bánh xích:<br />
• Q = 3 – 100 tấn<br />
• Lmax = 35 – 40 m<br />
• Vmax = 3 – 5 km/h<br />
• Độ ổn định khi làm việc cao. Đi lại dễ dàng trên mặt bằng xây dựng không phải làm đường.<br />
• Sử dụng: Lắp ghép cấu kiện, công trình, bốc dỡ….phục vụ các máy khác: máy khoan, máy đóng<br />
cọc…<br />
<br />
Cần trục ô tô<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Cần trục bánh hơi<br />
Trang 03<br />
<br />
Cần trục xích<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />
CHƯƠNG III: CẦN TRỤC LẮP GHÉP XÂY DỰNG<br />
2. Cần trục tháp<br />
Khái niệm: Đây là loại cần trục thông dụng trong xây dựng. Phục vụ thi công các công trình cao<br />
và chạy dài. Có hình dáng tháp (tower, башень...)<br />
a) Phân loại<br />
- Theo sức trục:<br />
• Cần trục loại nhẹ (Q ≤ 10 tấn) dùng để xây dựng, lắp ghép nhà công nghiệp nhiều tầng và<br />
nhà dân dụng.<br />
• Cần trục loại nặng (Q ≥ 10 tấn) dùng để lắp ghép các công trình công nghiệp lớn như nhà<br />
máy thuỷ điện, phân xưởng đúc thép, công trình lò cao...<br />
- Theo cơ cấu nâng hạ tay cần:<br />
• Loại tay cần nghiêng nâng hạ được.<br />
• Loại tay cần nằm ngang (không nghiêng được).<br />
- Theo khả năng di chuyển:<br />
• Cần trục tháp chạy trên ray.<br />
• Cần trục tháp đứng cố định:<br />
• Cần trục tháp cố định: thân tháp tự thay đổi bằng kích thuỷ lực (tự nâng) và loại tự leo.<br />
- Trong xây dựng và lắp ghép sử dụng 2 loại thông dụng:<br />
• Cần trục tháp chạy trên đường ray, đối trọng ở dưới thấp.<br />
• Cần trục tháp đứng cố định có đối trọng ở trên cao.<br />
Giáo trình: Kỹ thuật thi công II<br />
<br />
Trang 04<br />
<br />
Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh<br />
<br />