Chương 3<br />
QUÁ TRÌNH NHIỆT<br />
<br />
Quá trình đun nóng<br />
Bản chất: Là quá trình nâng nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu của sản phẩm đến<br />
nhiệt độ cuối cùng nhằm thực hiện một mục đích công nghệ nhất định.<br />
• t= t cuối- t đầu> 0 : đun nóng<br />
• t= t cuối- t đầu< 0 : làm nguội<br />
<br />
Quá trình đun nóng<br />
Mục đích<br />
- Chuẩn bị: quá trình chần tạo điều kiện cho<br />
quá trình bóc vỏ, làm mềm cấu trúc của<br />
nguyên liệu thực phẩm<br />
- Khai thác: làm bay hơi nước trong quá trình<br />
cô đặc, chưng cất<br />
- Chế biến: đun nóng làm biến đổi cấu trúc, tính<br />
chất hóa học của thực phẩm, làm chín thực<br />
phẩm, tạo ra các giá trị cảm quan của thực<br />
phẩm tốt hơn.<br />
- Bảo quản: đun nóng làm mất hoạt tính của<br />
các enzyme, giết chết vi sinh vật với nhiệt<br />
độ trên 70°C, ngăn ngừa biến đổi sinh học<br />
của thực phẩm.<br />
- Hoàn thiện : tạo ra màu của thực phẩm do<br />
các phản ứng caramen hóa,<br />
<br />
Những biến đổi của sản<br />
phẩm<br />
- Biến đổi vật lý:<br />
Biến đổi về nhiệt độ :<br />
Biến đổi về thể tích :<br />
Biến đổi về khối lượng:<br />
<br />
• Biến đổi hóa lý, hóa học: tăng nhiệt độ làm:<br />
- tăng độ hòa tan và giảm độ nhớt của chất lỏng,<br />
- tạo nên sự chuyển pha trong thực phẩm: lỏng sang hơi,<br />
rắn thăng hoa<br />
- làm tăng tốc độ của các phản ứng thủy phân, tạo nên các<br />
chất màu, mùi mới xuất hiện.<br />
- Tăng nhiệt độ của thực phẩm kéo theo các phản ứng hoá<br />
học như : phản ứng tạo màu caramen hoá do phản ứng mất<br />
nước của đường, phản ứng melanoidin do đường khử và<br />
các axit amin, phản ứng tạo màu quinonamin là phản ứng<br />
giữa octoquinon và axit amin.<br />
Các phản ứng tạo màu diễn ra nhanh chóng khi tăng nhiệt<br />
độ, do đó quá trình gia nhiệt được tận dụng để tạo ra giá trị<br />
cảm quan mới cho thực phẩm.<br />
<br />