Bài giảng môn học Kế toán thuế
lượt xem 20
download
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Khái niệm : Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, các loại thuế này ít nhiều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DN, khi đăng ký hoạt động sxkd, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các DN phải có nghĩa vụ thực hiện các loại thuế theo qui định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn học Kế toán thuế
- Kế toán thuế I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Khái niệm : Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, các loại thuế này ít nhiều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DN, khi đăng ký hoạt động sxkd, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các DN phải có nghĩa vụ thực hiện các loại thuế theo qui định. 2. Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam 2.1 – Thuế GTGT: - Thuế GTGT là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
- - Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT - Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ và thuế suất của chính loại hàng hoá, dịch vụ đó. Giá tính thuế được phân biệt cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. Thuế suất được qui định có 3 mức : 0%, 5% 10% - Thuế GTGT phải nộp được được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trựctiếp trên GTGT a. Phươngpháp khấu trừ: đối tượng áp dụng là tất cả các đối tượng nộp thuế GTGT Trong đó : Ghi chú : - Biết giá thanh toán là giá đã có thuế, xác định giá chưa thuế bằng cách: - Biết giá chưa thuế GTGT, xác định giá thanh toán (giá có thuế) Giá có thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x (1 + Thuế suất) b. Phương pháp trực tiếp : đối tượng áp dụng là các cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điềukiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ làm căn cứ để
- tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Trong đó : 2.2 – Thuế TTĐB: - Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế TTĐB đối với một số mặt hàng nhất định mà DN sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuề nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu - Đối tượng chịu thuế : kinh doanh dịchvụ (mát xa, vũ trường, karaoke, casino, số xố, …); 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế TTĐB (thuốc là điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, xăng, vàng mã, bài lá, …) - Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa. Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB - Giá tính thuế TTĐB đối với sản phẩm được sx ra và dịch vụ được cung cấp là giá bán chưa có thuế TTĐB theo phương thức trả tiền 1 lần. Giá tính thuế của hàng nhập khẩu = giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu 2.3 – Thuế Xuất nhập khẩu
- - Là loại thuế trực thu, tính trựctiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. - Đối tượng chịu thuế : là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam. - Đối tượng nộp thuế : Mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK. Thuế XNK phải nộp = Giá tính thuế XNK x Thuế suất thuế XNK - Giá tính thuế Xuất khẩu : là giá FOB (Free On Board). - Giá tính thuế Nhập khẩu : là giá CIF (Cost Insurrance and Freight) · Ghi chú : Nếu giá tính thuế thấp hơn biểu giá tính thuế theo qui định của Nhà nước sẽ phải áp dụng theo biểu giá tính thuế. 2.4 – Thuế TNDN: - Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hđsxkd cuối cùng của DN. - Đối tượng nộp thuế : tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế x Thuế suất thuế TNDN - Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm : thu nhập từ hoạt động sxkd hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập ròng nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí đã tạo ra nó và các khoản được phép giảm
- trừ (Doanh thu – chi phí hợp lý) - Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%; đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% -> 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kd. 2.5 – Thuế Thu nhập cá nhân - Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. - Đối tượng nộp thuế : công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam - Căn cứ tính thuế : thu nhập chịu thuế (thường xuyên, không thường xuyên) và thuế suất. - Ap dụng thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần qui định (TT 81/2004/tt- BTC ngày 13/8/2004 hướng dẫn thi hành NĐ 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết pháp lệnh Thuế TN đốivới người có thu nhập cao): + Công dân Việt Nam có thu nhập ở trong nước Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1
- > 5.000.000 -> 15.000.000 10 3 > 15.000.000 -> 25.000.000 20 4 > 25.000.000 -> 40.000.000 30 5 > 40.000.000 40 + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam côngtác ở nước ngoài: Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 8.000.000 -> 20.000.000 10
- 3 > 20.000.000 -> 50.000.000 20 4 > 50.000.000 -> 80.000.000 30 5 > 80.000.000 40 + Thuế suất đối với Thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ : 5%; Trúng thưởng sổ xố, trúng thưởng khuyến mại : 10% 2.6 – Thuế Tài nguyên: - Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguy ên thiên nhiên, tài nguy ên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước qui định. - Đối tượng chịu thuế : các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sảntự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên. - Đối tượng nộp thuế : tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hđsxkd 2.7 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất:
- - Tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất - Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. - Căn cứ xác định thuế : theo khung giá qui định của Nhà nước. 2.8 – Các loại thuế khác: - Thuế trước bạ : Mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó - Thuế môn bài : Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN. 2.9 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: - Ngoài các khoản thuế kể trên doanh nghiệp còn phải nộp 1 số các khoản phí và lệ phí trong 1 số trường hợp nhất định như phí giao thông, phí cầu, đường phà, lệ phí sân bay, lệ phí chứng thư, … - Các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước Tuỳ tình hình thực tế DN sẽ nộp 1 số loại thuế chủ yếu là thuế GTGT và thuế TTĐB
- còn các loại thuế khác thì có DN có phát sinh sẽ nộp và có DN không có phát sinh thì không nộp. II. KẾ TOÁN THUẾ ĐƯỢC KHẤU TRỪ: 1. Khái niệm : - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá,dịch vụ dùng cho sxkd hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. - DN không phải nộp, được khấu trừ với số thuế GTGT phải nộp khi bán. 2. Chứng từ hạch toán : - Hoá đơn thuế GTGT - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có -… 3. Tài khoản sử dụng : - TK133 “Thuế GTGT được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN. (xem lại chương NVL) - Căn cứ tính thuế : là số thuế GTGT đượcghi trên hoá đơn GTGT khi mua tài sản, hànghoá hoặc dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với tài sản, hàng hoá nhập
- khẩu. Trường hợp mua không có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không đúng quiđịnh của pháp luật thì không được khấu trừ thuế. - Khi nào được hoàn thuế? Khi DN có số dư nợ liên tiếp 3 tháng trên tài khoản 133 và phải có chứng từ hợp pháp, hợp lý. 4. Phương pháp hạch toán: (1) Khi mua VL, TS, Hàng hoá, dịch vụ : Nợ TK152, 153, 211, 213, 621, 627, … Nợ TK 133 Có TK 111, 112,331, … (2) Mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng không qua kho Nợ TK 632 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331, … (3) Khi nhập khẩu TS : Nợ TK 133 Có Tk 33312 (4) TH được giảm giá, trả lại
- Nợ TK 111, 112, 331 Có Tk 133 Có TK 152, 153, … (5) Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khầu trừ với số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế phải nộp trong kỳ (5a) TH TK133 < TK33311: hạch toán bằng toàn bộ số tiền thuế của 133 (lấy số nhỏ nhất). Số chênh lệch còn lại sẽ phải nộp cho Nhà nước Nợ TK 33311 Có TK 133 Nợ TK 33311 Có TK111, 112, … (5b) TH TK133 > TK33311: hạch toán bằng toàn bộ số tiền thuế của 33311 (lấy số nhỏ nhất). Số thuế 133 còn lại được khấu trừ tiếp kỳ sau hoặc xét hoàn thuế theo qui định Nợ TK 33311 Có TK 133 (6) Nếu được hoàn thuế Nợ TK 111, 112, …
- Có TK 133 (7) Đối với hàng mua về dùng đồng thời cho sxkd chịu thuế và không chịu thuế nhưng không tách riêng ra được thì vẫn hạch toán mua như trường hợp khấu trừ thuế : Nợ TK 152, 153, 211, … Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 - Cuối kỳ kế toán xác định số thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ Nợ TK33311 : Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào x Tỷ lệ doanh thu (8) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ : Nợ TK 632 : Nếu tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ Nợ TK 142, 242: Nếu tính vào giá vốn của kỳ sau Có TK 133 - Sang kỳ sau khi kết chuyển thuế GTGT không được khấh trừ vào giá vốn hàng bán kỳ sau: Nợ TK 632
- Có TK 142, 242 III. KẾ TOÁN THUẾ PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm : là các khoản thuế mà DN có nghĩa vụ thực hiện theo qui định có liên quan đến hoạt động KD của các DN. Phản ánh quan hệ giữa DN với Nhà nước về các khoản thuế, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm. 2. Chứng từ sử dụng: - Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường - Phiêu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có - Các loại chứng từ khác, … 3. Tài khoản sử dụng : TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” SDĐK : Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào NSNN đầu kỳ - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSNN - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp vào NSNN - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK : Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào NSNN cuối kỳ - Trong TH cá biệt TK 333 có thể có số dư bên Nợ, số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước hoặc phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm trong kỳ sau hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. - Tk này có 9 TK cấp 2: + TK3331 – Thuế GTGT phải nộp có 2 tiểu khoản: * TK33311 – “thuế GTGT đầu ra” * TK 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” + TK3332 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- + TK3333 – Thuế XNK + TK3334 – Thuế TNDN + TK3335 – Thuế Thu nhập cá nhân + TK3336 – Thuế Tài nguyên + TK3337 – “Thuế nhà đất, tiền thuê đất + TK3338 – Các loại thuế khác + TK3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 4. Phương pháp hạch toán : 4.1 – Thuế GTGT phải nộp TK 3331 a. Thuế GTGT đầu ra (TK 33311) õ Theo phương pháp khấu trừ (1) Khi bán hàng, trao đổi hàng, … : Nợ TK 111, 112, 131, … Có TK 33311 Có các TK có liên quan (511, 512, …) (2) Hàng bán bị trả lại :
- Nợ TK 531 Nợ TK 33311 Có Tk 111, 112, 131, … (3) Cuối kỳ nộp thuế Nợ TK33311 Có TK 133 (4) Được Giảm thuế Nợ TK 33311 : Nếu được trừ vào số thuế phải nộp Nợ TK 111, 112 : được hoàn lại Có TK 711 õ Theo phương pháp trực tiếp: (1) Khi bán hàng Nợ TK 111, 112, 131 Có 511, 512 (2) Cuối mỗi kỳ kế toán phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
- Nợ TK 511, 515, 711 Có TK 33311 (3) Cuối kỳ nộp thuế Nợ TK 33311 Có TK 111, 112, … b. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu : õ Theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 133 Có TK 33312 õ Theo phương pháp trực tiếp Nợ TK152, 153, 211, … Có TK 33312 - Khi nộp thuế Nợ TK 33312 Có TK 111, 112, …
- 4.2 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TK 3332) (1) Khi bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB đồng thời chịu thuế GTGT khấu trừ Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511, 512 : Giá bán đã có thuế TTĐB nhưng không có thuế GTGT Có TK 33311 : thuế GTGT phải nộp (2) Khi bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB đồng thời chịu thuế GTGT trực tiếp Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511, 512 : Giá bán đã có thuế TTĐB và có thuế GTGT (3) Khi xác định số thuế đặc biệt phải nộp trong kỳ: Nợ TK 511, 512 Có TK 3332 (4) Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB Nợ Tk 152, 156, 211 Có TK 3332 (5) Khi nộp thuế
- Nợ Tk 3332 Có TK 111, 112, … 4.3 – Thuế XNK (TK3333) a. Thuế Xuất khẩu (tính trong giá trị hàng bán) (1) Khi bán hàng Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : giá bán đã có thuế Xuất khẩu (2) Khi xác định số thuế XK phải nộp Nợ TK 511 Có TK 3333 (3) Khi nộp thuế Nợ TK 3333 Có TK 111, 112, … b. Thuế Nhập Khẩu (tính trong giá trị hàng nhập): (1) Khi nhập khẩu hàng hoá Nợ TK 152, 156, 211, …
- Có Tk 3333 (2) Khi nộp thuế Nợ TK 3333 Có TK 111, 112, … 4.4 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TK 3334) (1) Hàng quý khi xác định số thuế TNDN phải tạm nộp Nợ TK 8211 : Chi phí thuế TNDN Có TK 3334 (2) Khi nộp tiền thuế Nợ TK 3334 Có TK 111, 112, … (3) Cuối năm tài chính, khi xác định số thuế TNDN phải nộp (3a) Nếu số thuế thực nộp > số thuế tạm nộp phải nộp bổ sung số chênh lệch thiếu Nợ TK 8211 Có TK 3334 - Khi nộp số chênh lệch thiếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học : Thuế
163 p | 713 | 234
-
Bài giảng về môn Kế toán thuế
7 p | 140 | 33
-
Bài giảng Kế toán thuế - Chương 1: Tổng quan về thuế
6 p | 327 | 30
-
Bài giảng Kế toán thuế - Chương 2: Thuế xuất nhập khẩu
6 p | 125 | 18
-
Bài giảng môn học Tin học kế toán: Hướng dẫn nghiệp vụ quỹ trên MISA SME.NET 2015 - Lê Thị Bích Thảo
24 p | 119 | 18
-
Bài giảng môn Kế toán thuế và lập báo cáo thuế: Chương 0 - Nguyễn Thị Ngọc Điệp
2 p | 160 | 18
-
Bài giảng Kế toán Thuế - Chương 4: Thuế giá trị gia tăng
9 p | 137 | 16
-
Bài giảng Kế toán Thuế - Chương 3: Tìm hiểu Thuế tiêu thụ đặc biệt
5 p | 115 | 14
-
Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp: Chương 5 - Trần Thị Vinh (2017)
26 p | 83 | 13
-
Bài giảng môn học Tin học kế toán: Hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng trên MISA SME.NET 2015 - Lê Thị Bích Thảo
19 p | 134 | 13
-
Bài giảng Những vấn đề chung về thuế
68 p | 68 | 12
-
Bài giảng Thuế nhà nước - ThS. Hoàng T.Ngọc Nghiêm
10 p | 105 | 11
-
Bài giảng môn Kế toán thuế và lập báo cáo thuế: Chương 6 - Nguyễn Thị Ngọc Điệp
11 p | 102 | 8
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2: Chương 5 - ThS. Dương Thị Ngọc Bích
17 p | 84 | 5
-
Bài giảng môn học Kế toán tài chính: Chương 7 - Nguyễn Thị Ngọc Bích
6 p | 76 | 5
-
Bài giảng môn học Kế toán tài chính - Chương 7: Kế toán vốn chủ sở hữu
6 p | 103 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Đề cương môn học - Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2017)
4 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn