intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Thể dục lớp 9: Chạy cự li ngắn

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Thể dục lớp 9: Chạy cự li ngắn được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh biết cách thực hiện chạy cự li ngắn; thực hiện cơ bản đúng chạy cự li ngắn; một số điểm trong Luật điền kinh; làm sao để phân biệt chạy cự li ngắn với chạy các cự ly khác;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Thể dục lớp 9: Chạy cự li ngắn

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH KHỐI  9 MÔN TH MÔN THỂỂ D DỤỤCC GV: D ương Lê Thanh  GV: Dươ ng Lê Thanh  Nhàn Nhàn
  2. CHẠY CỰ LI NGẮN
  3. A. Mục tiêu. 1.Nhiệm vụ. ­Học bài chạy cự li ngắn. ­Luật điền kinh (chạy cự li ngắn) 2. Yêu cầu. ­  Kiến thức: biết cách thực hiện chạy cự li ngắn. ­  Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng chạy cự li ngắn. ­  Thái độ: Nghiêm túc lắng nghe, có ý thức tự giác, tích cực,  kiên trì trong tập luyện TDTT.
  4. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Kiểm tra sức khỏe. 2.Điểm danh học sinh 3.Khởi động. * Khởi động chung: ­Xoay các khớp, ép dọc, ép ngang. (2 lần/ 8  nhịp) ­Các động tác căng cơ. (2 lần/ 8 nhịp)…. * Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, nâng 
  5. II. PHẦN CƠ BẢN:  1. Chạy cự li ngắn.  ­Chạy cự li ngắn là gì? Có bao nhiêu giai  đoạn trong chạy cự li ngắn? ­Làm sao để phân biệt chạy cự li ngắn với  chạy các cự ly khác? 2. Một số điểm trong Luật điền kinh (phần  chạy ngắn)
  6. * Chạy cự li ngắn gồm bao nhiêu giai đoạn? ­ Chạy cự li ngắn: Gồm 4 giai đoạn  1. Giai đoạn xuất phát 2.  Giai đoạn chạy lao 3.  Giai đoạn chạy giữa quãng 4. Giai đoạn về đích.
  7. A. Giai đoạn xuất phát 1.Cách đóng bàn đạp 2.Tư thế và hiệu lệnh  giai đoạn xuất phát Tư thế sẵn sàng Tư thế vào chổ Hiệu lệnh: Vào chổ→sẵn sàng→Chạy (tiếng còi)
  8. B. Giai đoạn chạy  lao ­ Giai đoạn chạy lao  còn gọi là giai đoạn  chạy tăng tốc, vì đây  là giai đoạn chuyển  cơ thể từ tốc độ  ban đầu bằng không  đến tốc độ cao nhất  (theo khả năng của  từng người)
  9. C. Giai đoạn chạy  giữa quãng ­ Đây là giai đoạn  cần chạy với tốc độ  cao nhất của bản  thân để duy trì được  tốc độ cao trên đoạn  đường từ cuối giai  đoạn chạy lao cho  đến đích 
  10. C. Giai đoạn chạy  về đích ­ Khi chạy gần đến  đích cần duy trì và  phát huy tốc độ cao  nhất, sau đó dùng  vai hoặc ngực đánh  đích. Sau khi qua  đích, chạy giảm tốc  độ trong hoảng 5­ 15m rồi mới dừng  lại
  11. Một số điểm trong Luật điền kinh (phần chạy  ngắn) ­­ VĐV phải chạy theo ô quy định. Chiều rộng mỗi ô là 122­125cm. Các ô cách  nhau bằng vạch trắng rộng 5cm ­­ Trong lệnh “ sẵn sàng “ trước khi có lệnh “chạy”, VĐV nào nhấc tay hoặc chân  rời khỏi mặt đất là phạm luật. Trọng tài sẽ cảnh cáo VĐV phạm luật. Khi bị  cảnh cáo đã phạm luật, VĐV phải giơ tay để nhận khuyết điểm. Trong một đợt  chạy chỉ một lỗi xuất phát lần đầu là không bị truất quyền thi đấu còn bất kì  VĐV nào phạm lỗi xuất phát sau đó thì sẽ bị loại khỏi cuộc thi. ­­ Khi chạy, VĐV phải chạy theo ô quy định của mình. Nếu VĐV giẫm lên vạch  kẻ phân chia các ô chạy hoặc chạy sang ô chạy của người khác là phạm luật và  bị loại khỏi cuộc thi. ­­ VĐV được công nhận là chạy hết cự ly khi bất kì bộ phận nào của cơ thể (trừ  đầu, cổ, tay, bàn tay, bàn chân) đã chạm tới mặt phẳng tạo bởi vạch đích và dây  đích. ­­ Nếu VĐV bị ngã trước khi đến vạch đích, nhưng nhờ quán tính, toàn bộ cơ thể  đã lăn qua vạch đích, vẫn được công nhận đã chạy hết cự ly.
  12. LƯU Ý TRƯỚC KHI TẬP LUYỆN CẦN: 1.KHỞI ĐỘNG KỸ 2.CHỌN VỊ TRÍ PHÙ HỢP, AN TOÀN, TRÁNH XA CÁC VẬT DỤNG DỄ VỠ, DỄ GÂY CHẤN THƯƠNG. 3.LỰA NƠI KHÔNG TRƠN, TRƯỢT ĐỂ TẬP LUYỆN. * NỘI DUNG NÀY CÁC EM HỌC SINH CHỦ ĐỘNG SẮP XẾP THỜI GIAN ĐỂ LUYỆN TẬP. CÓ THỂ XEM THEM CLIP TRÊN YOUTUBE ĐỂ THAM KHẢO THÊM. * MỖI NGÀY NÊN TẬP ÍT NHẤT 2-3 LẦN CÁCH ĐÓNG BÀN ĐẠP, GIAI ĐOẠN XUẤT PHÁT VÀ NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN SÂN BÃI NÊN THỰC HIỆN CẢ 4 GIAI ĐOẠN.
  13. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Thế nào là chạy cự ly ngắn? Chạy cự ly ngắn có bao nhiêu  giai đoạn?  2. Hãy đo, đóng bàn đạp và sau đó cho biết khoảng cách của  hai bàn đạp đến vạch xuất phát là bao nhiêu? 3. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp là bao nhiêu? 4. Góc độ bàn đạp trước, bàn đạp sau là bao nhiêu độ? 5. Dừng lại đột ngột khi đã chạy qua vạch đích, nên hay  không nên. Vì sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2