Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 3 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
lượt xem 12
download
Chương 3: Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng thuộc Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng sẽ giúp các bạn nắm được những nội dung sau: Khái quát về tín dụng ngân hàng, quy trình tín dụng, bảo đảm tín dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 3 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
- 02/08/2012 Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2 August 2012 GV: Th.S Nguyễn Lê Hồng Vỹ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2 Khái quát về tín dụng ngân hàng Quy trình tín dụng Bảo đảm tín dụng 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 1
- 02/08/2012 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 3 Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong 1 thời hạn nhất định với 1 khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. Sự chuyển nhượng này có thời hạn. Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 4 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng Quan hệ chuyển nhượng tạm thời Sự chuyển nhượng phải dựa trên cơ sở pháp lý như hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng… Hoàn trả khi đáo hạn Giá trị hoàn trả bao gồm cả vốn gốc, lãi và phí tín dụng. Được thực hiện dưới hình thái: tiền tệ và tài sản 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 2
- 02/08/2012 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 5 Phân loại tín dụng Dựa vào mục đích của tín dụng o Cho vay phục vụ SXKD, công thương nghiệp. o Cho vay tiêu dùng cá nhân. o Cho vay bất động sản o Cho vay nông nghiệp o Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu o … 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 6 Phân loại tín dụng Dựa vào thời hạn tín dụng o Cho vay ngắn hạn: < 1 năm o Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm o Cho vay dài hạn: > 5 năm 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3
- 02/08/2012 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 7 Phân loại tín dụng Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng o Cho vay không có đảm bảo o Cho vay có đảm bảo. Dựa vào phương thức cho vay o Cho vay theo món vay. o Cho vay theo hạn mức tín dụng. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 8 Phân loại tín dụng Dựa vào phương thức hoàn trả o Cho vay trả góp o Cho vay phi trả góp o Cho vay hoàn trả theo yêu cầu 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 4
- 02/08/2012 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 9 Các phương pháp xác định lãi suất cho vay Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro Công thức: R = Rcb + Rth + Rct R: lãi suất cho vay; Rcb: lãi suất cơ bản; Rth: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn; Rct: tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 10 Các phương pháp xác định lãi suất cho vay Trong đó lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Công thức: Rcb = Rd + Rtn Rcb: lãi suất cơ bản; Rd: lãi suất huy động vốn; Rtn: tỷ lệ thu nhập từ đầu tư của ngân hàng. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 5
- 02/08/2012 3.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 11 Các phương pháp xác định lãi suất cho vay Lãi suất huy động vốn: Là lãi suất NH trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau: Công thức: Rd = Rf + Rtd Rf: là lãi suất phi rủi ro. Rtd: Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do NH ước lượng. Lãi suất phi rủi ro: là lãi suất trái phiếu chính phủ (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc) 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 12 Khái niệm Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong việc cấp tín dụng, Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Là 1 quá trình nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 6
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 13 Tác dụng của quy trình tín dụng Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 14 Quy trình tín dụng căn bản 6 5 Thanh 4 Giám lý tín sát tín dụng 3 Giải dụng ngân 2 Quyết định 1 Phân Lập hồ tích tín sơ đề dụng nghị cấp TD 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 7
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 15 Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nó thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp tiếp theo. Thông tin thu thập: Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của KH Thông tin về bảo đảm tín dụng 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 16 Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Để thu thập được những thông tin cơ bản trên, NH thường yêu cầu KH nộp các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của KH: giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm GĐ, điều lệ ... Phương án SXKD, kế hoạch trả nợ, dự án đầu tư Báo cáo tài chính những năm gần nhất Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 8
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 17 Bước 2: Phân tích tín dụng: Phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Tìm ra những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, định lượng khả năng kiểm soát rủi ro và các giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm tra tính chân thật của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 18 Bước 2: Phân tích tín dụng: Các thông tin làm cơ sở để phân tích tín dụng: Hồ sơ vay của khách hàng Thông tin lưu trữ tại ngân hàng Thông tin từ bạn hàng của khách hàng Thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng Thông tin từ các cơ quan chuyên môn (CIC) Thông tin từ các cơ quan truyền thông Thông tin từ phỏng vấn 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 9
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 19 Nội dung Phân tích tín dụng: Phân tích phi tài chính: Phân tích các yếu tố phi tài chính của KH một cách trực tiếp: kiểm tra tính pháp lý của KH, mục đích của khoản vay, phân tích tính cách của KH, uy tín của họ trong kinh doanh… Phân tích tài chính: Phân tích hiện trạng và dự báo về tài chính trong tương lai của KH: đánh giá về quản trị vốn, phân tích hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ Khả năng trả nợ LẬP TỜ TRÌNH TÍN DỤNG Thiện chí trả nợ 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 20 Tổ chức phân tích tín dụng Cách thức 1: giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung phân tích Ưu điểm: Quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc phân tích Thích hợp với những món vay nhỏ Nhược điểm: Mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ và bản lĩnh của người phân tích 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 10
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 21 Cách thứ 2: chuyên môn hóa các nội dung phân tích, giao cho các chuyên gia đảm trách từng mảng riêng. Ưu điểm: Tính chuyên môn hóa cao, tránh được những sai sót do khiếm khuyết trong nghiệp vụ Thích hợp với những món vay lớn, độ phức tạp cao Nhược điểm: Mất nhiều thời gian Đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, phòng ban tham gia phân tích để đảm bảo tính hệ thống và kịp thời (thường hay xảy ra mâu thuẫn) 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 22 Bước 3: Quyết định tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với 1 hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những sai lầm có thể xảy ra: Quyết định cho vay đối với khách hàng không tốt. Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 11
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 23 Bước 3: Quyết định tín dụng: Giải pháp để hạn chế sai sót: Thu thập và xử lý thông tin 1 cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. Trao quyền quyết định cho 1 hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. Ngoài ra còn phải dựa vào uy tín trong quan hệ tín dụng của KH cũng như các yếu tố liên quan khác để làm cơ sở cho việc ra quyết định chính xác. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 24 Bước 3: Quyết định tín dụng 1 Nhöõng thoâng tin ñöôïc phaân tích Đồng Hoaøn thaåm ñònh ôû giai ñoaïn tröôùc ý cho taát hoà vay sô 2 2 Thoâng tin caäp nhaät töø thò tröôøng, vay caùc cô quan coù lieân quan. 33 Chính saùch tín duïng cuûa NH Vaên Không baûn đồng ý thoâng Nguoàn cho vay cuûa NH khi ra cho baùo 44 quyeát ñònh vay cho KH 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 12
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 25 Bước 3: Quyết định Quyền phán quyết tín dụng Thường người ra quyết định tín dụng là những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và có uy tín tại ngân hàng Việc phân công phân nhiệm phụ thuộc chính sách và phương pháp quản trị của mỗi ngân hàng Tập quyền: quyền ra quyết định tín dụng tập trung vào một người Phân quyền: quy định mức phán quyết cho từng nhân viên 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 26 Bước 4: Giải ngân: Đây là khâu tiếp theo sau khi HĐTD được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Giám sát tín dụng: Là khâu quan trọng nhằm mục đích đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết. Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 13
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 27 Bước 5: Giám sát tín dụng: Biện pháp giám sát Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại NH Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ. Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh của bên đi vay. Kiểm tra các tài sản đảm bảo tiền vay. Giám sát hoạt động của bên đi vay thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác. Giám sát thông qua những thông tin khác. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 28 Bước 6: Thanh lý HĐTD: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý: Thu nợ gốc và lãi vay Tái xét hợp đồng tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 14
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 29 Bước 6: Thanh lý HĐTD: Thu nợ theo các cách thức sau: Thu nợ gốc và lãi một lần khi khoản vay đến hạn. Thu nợ gốc một lần khi đến hạn và thu lãi theo định kỳ. Thu nợ gốc và lãi theo định kỳ Hiện nay các NH thường thu lãi theo định kỳ. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.2. Quy trình tín dụng 30 Bước 6: Thanh lý HĐTD: Tái xét tín dụng Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp . Mục tiêu: đánh giá chất lượng tín dụng nhằm phát hiện những rủi ro và có hướng xử lý kịp thời. Sau khi tái xét tín dụng, ngân hàng tiến hành phân hạng tín dụng để có biện pháp giám sát thích hợp. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 15
- 02/08/2012 3.2. Quy trình tín dụng 31 Bước 6: Thanh lý HĐTD: Thanh lý tín dụng đối với những khoản tín dụng được thu hồi đầy đủ khi đáo hạn (cả gốc và lãi vay) thì coi như nghĩa vụ của bên đi vay đối với NH đã được thực hiện xong và NH sẽ làm thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm (nếu có), đồng thời tất toán tài khoản vay, chuyển hồ sơ tín dụng vào lưu trữ. Trường hợp khoản vay không thu hồi được nợ đúng hạn thì chuyển sang hình thức xử lý nợ. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.3. Bảo đảm tín dụng 32 Khái niệm Đảm bảo tín dụng hay còn gọi là đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Vai trò: Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro tín dụng Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay Phòng ngừa gian lận Là nguồn thu nợ quan trọng 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 16
- 02/08/2012 3.3. Bảo đảm tín dụng 33 Điều kiện của tài sản đảm bảo tín dụng Thường thì giá trị tài sản đảm bảo sẽ lớn hơn nghĩa vụ đảm bảo. Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ). 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.3. Bảo đảm tín dụng 34 Các hình thức đảm bảo tín dụng: (1) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: là việc bên đi vay thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với khoản vay. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 17
- 02/08/2012 3.3. Bảo đảm tín dụng 35 Các hình thức đảm bảo tín dụng: (2) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố: Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ: Xe cộ, phương tiện vận chuyển, tài sản khác… Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm… 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 3.3. Bảo đảm tín dụng 36 Các hình thức đảm bảo tín dụng: (3) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: TS hình thành từ vốn vay là TS của khách hàng vay mà giá trị TS được tạo ra bởi 1 phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. (4) Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 18
- 02/08/2012 Câu hỏi ôn tập 37 1. Trình bày các bước của một quy trình tín dụng cơ bản? Theo bạn, trong các bước của quy trình tín dụng thì bước nào là quan trọng nhất? Tại sao? 2. Tại sao khi cho vay các ngân hàng lại phải yêu cầu có đảm bảo tín dụng? Nêu các hình thức đảm bảo tín dụng. Theo bạn, thì hình thức đảm bảo tín dụng nào có thể được xem là an toàn nhất? 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ Chúc các bạn học tốt! 38 2 August 2012 Nguyễn Lê Hồng Vỹ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 476 | 79
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - TS. Lê Thẩm Dương
69 p | 343 | 71
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - GV.Lê Thị Khánh Phương
73 p | 258 | 69
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 243 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2, 3 - ĐH Ngân hàng
30 p | 256 | 35
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - PGS.TS Trần Huy Hoàng
35 p | 207 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Minh
40 p | 109 | 13
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
21 p | 111 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 8 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
35 p | 122 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 127 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 156 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 117 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 136 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 109 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Đặng Hương Giang
29 p | 74 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 67 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn