intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ - Đặng Trần Côn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài "Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ - Đặng Trần Côn" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ. Từ đó thấy được tình cảm thủy chung sâu sắc của chinh phụ và tinh thần phản kháng chiến tranh phi nghĩa đương thời. Mời các em cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ - Đặng Trần Côn

  1. Bến Sông Văn TÌNH CẢNH LẺ TÌNH CẢNH LẺ LOI LOI CỦA NGƯỜI NGƯỜI CHINH CHINH PHỤ PHỤ Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn Đoàn Thị Điểm I. Giới thiệu chung 1.Tác giả và dịch giả: Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm (hiệu là Hồng Hà nữ sĩ). 2.Tác phẩm Chinh phụ ngâm - Sáng tác vào thế kỉ XVIII, khi chiến tranh phong kiến liên miên, dân chúng lầm than. - Phản đối chiến tranh phi nghĩa, đề cao quyền hưởng hạnh phúc của con người. 3.Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Sau buổi tiễn chồng ra trận, chinh phụ trở về trong lo lắng, sầu khổ, tuyệt vọng. Đoạn trích kể và tả diễn biến tình cảm của người chinh phụ nhớ chồng đến sầu muộn, thao thức suốt năm canh. Chinh phụ muốn gửi thương gửi nhớ đến chồng mà không thể, trong khi thời gian cứ trôi, muôn loài, muôn vật cứ như trêu, như ghẹo. PHẠM MỸ HẰNG - 12D2 (2021-2022)
  2. Bến Sông Văn II. Đọc – hiểu đoạn trích 1.Đoạn 1: trích câu 1->16 a. Hai khổ đầu (8 câu đầu): Tình cảnh đơn chiếc, lẻ loi của người chinh phụ - Hình ảnh chọn lọc -> Tăng nỗi lẻ loi, cô quạnh. - Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật luôn thấm đượm nỗi khắc khoải mong chờ. - Khát khao tìm đến đồng cảm nơi vạn vật xung quanh: trách chim thước, hỏi ngọn đèn… - Từ chẳng xuất hiện nhiều lần -> tâm trạng bế tắc vì thương nhớ. -> Người chinh phụ cô đơn đến tột cùng trong chính căn nhà hiu hắt của mình. PHẠM MỸ HẰNG - 12D2 (2021-2022) b. Hai khổ sau (câu 9->16): Tiếp tục khắc họa diễn biến tâm trạng người chinh phụ - Miêu tả gián tiếp: thông qua hình ảnh, hành động, âm thanh -> gợi nhớ, gợi buồn, tạo bối cảnh hiu hắt vắng lặng. - Miêu tả trực tiếp -> tâm trạng khắc khoải chờ mong, muốn tìm quên mà không thể.
  3. Bến Sông Văn - Nghệ thuật: từ láy, điệp từ, hình ảnh ước lệ, so sánh, đối xứng trong từng cặp câu -> Sự vắng lặng được đẩy đến tận cùng. Nỗi cô đơn cũng được đẩy đến tột cùng của cô đơn. 2.Đoạn 2: trích câu 17->24 - 4 câu đầu: chinh phụ nhờ gió xuân gửi niềm thương nhớ tới chồng. - Hình ảnh ẩn dụ nghìn vàng: thể hiện tấm lòng son sắt thủy chung của chinh phụ. Nguồn ảnh: Trường TH Huỳnh Minh Thạnh PHẠM MỸ HẰNG - 12D2 (2021-2022) -> Tứ thơ thoát khỏi sự tù túng, trở nên bát ngát ý tình. - 4 câu tiếp: chuyển từ tình sang cảnh, chinh phụ trở về với thực tại âm u. - Nghệ thuật: từ láy, lặp từ láy -> nỗi nhớ đo bằng trời cao, niềm thương đo bằng biển thẳm.
  4. Bến Sông Văn -> Dùng cái vô cùng vô tận trong trời đất để đo với nỗi thương nhớ chồng, người chinh phụ đã thể hiện nỗi đau ly biệt của bao nhiêu người phụ nữ xưa trong chiến tranh, đồng thời chứng tỏ lòng thủy chung son sắt dành cho chinh phu ngoài biên ải. Đó chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 3.Nghệ thuật - Dùng từ chọn lọc, khai thác từ láy tài tình - Sử dụng hình ảnh ước lệ, điển cố điêu luyện - Nhạc điệu trữ tình, sâu lắng của thể song thất lục bát - Miêu tả ngoại cảnh, nội tâm sâu sắc. III. Tổng kết Từ tâm trạng đau buồn của người phụ nữ sống trong cảnh lẻ loi vì chồng phải tòng quân chinh chiến, đoạn trích đã thể hiện được tình cảm thủy chung sâu sắc của chinh phụ và tinh thần phản kháng chiến tranh phi nghĩa đương thời -> Giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
  5. Bến Sông Văn Phiếu 1 Trả lời câu hỏi để giải ô chữ bí mật 1 2 3 4 5 6 7 8 PHẠM MỸ HẰNG - 12D2 (2021-2022) 1. Người phụ nữ có chồng đi chinh chiến được gọi là? 2. Qua việc miêu tả thiên nhiên làm bật lên tâm trạng của nhân vật, đó được gọi là thủ pháp nghệ thuật gì? 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?” 4. Tác giả của “Chinh phụ ngâm khúc” là ai? 5. Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn trong tâm thế nào? 6. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được viết theo thể thơ nào? 7. Từ láy chỉ hoàn cảnh cô đơn, không có ai bên cạnh? 8. Dịch giả của “Chinh phụ ngâm” là ai?
  6. Bến Sông Văn Phiếu 2 Hãy nhận xét về nhạc điệu thể thơ song thất lục bát của “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHẠM MỸ HẰNG - 12D2 (2021-2022) …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….................................................. ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2