intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Trình bày một vấn đề - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn lớp 10: Trình bày một vấn đề" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề; Có kĩ năng trình bày một vấn đề, mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề. Ý thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc trình bày vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Trình bày một vấn đề - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ: NGỮ VĂN TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Về kiến thức Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - Về kĩ năng Có kĩ năng trình bày một vấn đề, mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề. - Về thái độ Ý thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc trình bày vấn đề.
  3. CÁC NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
  4. I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề - Trình bày vấn đề là một hoạt động phổ biến trong cuộc sống nhằm mục đích bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ và thuyết phục người nghe, người đọc đồng tình với quan điểm của mình. - Để có kĩ năng trình bày tốt một vấn đề thì cần nắm rõ những nguyên tắc, yêu cầu khi trình bày.
  5. II. Công việc chuẩn bị. 1. Chọn vấn đề trình bày - Chọn vấn đề trình bày cần chú ý: người nghe là ai, vấn đề họ quan tâm... - Chọn vấn đề còn tùy thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập...
  6. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày a. Mục đích - Đảm bảo cho việc trình bày đúng, đủ, hàm súc về nội dung. - Giúp chúng ta chủ động trong lúc trình bày. b. Lưu ý khi lập dàn ý - Dàn ý trình bày một vấn đề tương tự như dàn ý của một bài văn. - Đề tài gồm bao nhiêu vấn đề nhỏ? - Các vấn đề nhỏ được sắp xếp theo trình tự như thế nào cho hợp lí? - Chuẩn bị trước câu chào hỏi, câu kết thúc, câu chuyển ý. - Dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.
  7. III Trình bày. 1. Bắt đầu trình bày - Tư thế, tác phong khi bước lên diễn đàn. - Chào cử tọa và mọi người, giới thiệu bản thân (nếu cần). 2. Trình bày - Cách dẫn dắt vào vấn đề. - Cách chuyển ý. - Cần chú ý tới nội dung, tốc độ nói, cách nói, giọng nói, điệu bộ. 3. Kết thúc và cảm ơn - Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính. - Cảm ơn người nghe.
  8. IV. LUYỆN TẬP 1. Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày. (1) Bắt đầu trình bày - Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là... - Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ...làm việc ở cơ quan.../ công ty... - Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ti ... trong... năm...
  9. (3) Chuyển qua chủ đề khác - Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án... - Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải... (4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày - Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu... - Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...
  10. THỰC HÀNH
  11. ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỖI NGƯỜI 1. Mất an toàn giao thông đang là tình trạng phổ biến, đáng báo động hiện nay ở nước ta (dẫn số liệu qua các năm, ở các địa phương, đặc biệt là ở các trục đường giao thông quan trọng và các thành phố lớn). 2. Mất an toàn giao thông đã và đang gây ra nhiều tai họa cho con người: - Nguy hiểm đến tính mạng. - Người bị thương sau khi bị tai nạn giao thông là gánh nặng cho gia đình và xã hội. - Thiệt hại về vật chất. - Gây ùn tắc giao thông, làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc... của nhiều người.
  12. 3. Làm thế nào để lập lại trật tự và an toàn gia thông? - Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông - Nâng cao chất lượng các phương tiện giao thông. - Đặc biệt là giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng luật lệ giao thông của những người tham gia giao thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2