intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hai đứa trẻ - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn lớp 11: Hai đứa trẻ - Thạch Lam" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu đôi nét về tác giả Thạch Lam và nội dung nghệ thuật tác phẩm Hai đứa trẻ. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hai đứa trẻ - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam
  2. Thạch Lam
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Về kiến thức + Thấy được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. + Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. - Về kĩ năng Biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. - Về thái độ Biết cảm thông, thương xót, yêu thương đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
  4. CÁC NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu
  5. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn 2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya 3. Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu chạy qua III. TỔNG KẾT 1. Nội dung 2. Nghệ thuật
  6. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (1910 - 1942) a. Cuộc đời - Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương →không gian phố huyện xuất hiện nhiều trong sáng tác của ông. - Ông là thành viên của Tự lực văn đoàn. -Thạch Lam là một người đôn hậu và tinh tế.
  7. b. Sự nghiệp văn học - Tác phẩm chính: + Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942) + Tiểu thuyết: Ngày mới (1939) + Tiểu luận: Theo dòng (1941) + Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)
  8. - Phong cách truyện ngắn: + Truyện thường không có cốt truyện. + Có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn. + Thế giới nhân vật thường là những con người nghèo khổ, có cuộc sống cơ cực, bế tắc. Không gian thường là phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác. → Ông là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
  9. 2. Tác phẩm a Xuất xứ - “Hai đứa trẻ” rút ra từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). - Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. b. Bố cục Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có thể chia làm ba phần: Phần 1: từ đầu ... về phía làng→ Cảnh phố huyện lúc chiều tàn. Phần 2: Trời đã bắt đầu đêm... hằng ngày của họ: →Cảnh phố huyện lúc đêm khuya. Phần 3: còn lại→ Cảnh phố huyện lúc đoàn tàu chạy qua.
  10. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn a. Cảnh chiều tàn - Âm thanh: + Tiếng trống thu không vang lên từng tiếng một. + Tiếng ếch nhái. + Tiếng muỗi vo ve. → Gợi lên sự tĩnh lặng, buồn bã, ảm đạm.
  11. - Hình ảnh, màu sắc: + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, + “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. - Đường nét: Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. → Dấu hiệu của sự lụi tàn.
  12. - Nghệ thuật: + Nhịp điệu chậm rãi. + Giàu tính nhạc, hình ảnh.  Bức tranh thiên nhiên êm dịu, đượm buồn.  Tạo nên cái hồn của làng quê. =>Bức tranh phố huyện lúc chiều tà: đẹp, thơ mộng, thanh bình nhưng cũng đượm buồn, hiu hắt.
  13. b. Cảnh chợ tàn + Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. + Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. +Một mùi âm ẩm bốc lên,... => Cảnh chợ tàn gợi sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện.
  14. c. Những kiếp người tàn - Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ. - Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. - Bà cụ Thi: hơi điên với tiếng cười khanh khách, ghê sợ. - Gia đình bác xẩm: nằm trên manh chiếu rách, tiếng đàn bầu não nùng không người nghe.
  15. - Bác phở Siêu: hàng phở ế ẩm - Gia đình Liên: cha mất việc, mẹ tất bật với gánh hàng xáo, hai chị em còn tuổi ăn tuổi học thế nhưng phải tất bật với cuộc sống mưu sinh. => Cuộc sống của những người dân nơi phố huyện như đang lụi tàn dần, lặp đi lặp lại trong sự đơn điệu, tẻ nhạt, bế tắc và nghèo đói.
  16.  Tâm trạng nhân vật Liên - Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. - Cảm nhận được mùi riêng của đất… - Động lòng thương trẻ em nghèo … - Quan tâm, xót thương với những cuộc đời cơ cực nơi phố huyện. =>Liên là một cô bé có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và giàu lòng yêu thương.
  17. 2. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya a. Nghệ thuật đối lập giữa ánh sáng và bóng tối Ánh sáng Bóng tối Khe sáng, hột sáng, chấm lửa nhỏ... Phố huyện về đêm chìm ngập trong bóng tối: tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà... → Ánh sáng thưa thớt, le lói, mập → Bóng tối dày đặc, mịt mù, bao phủ mờ. khắp nơi.
  18. => Ánh sáng biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, sống lay lắt, vật vờ nơi phố huyện nghèo trước cách mạng. => Bóng tối bao trùm khắp nơi biểu tượng cho cuộc sống tăm tối, mù mịt, bế tắc của người dân phố huyện trong màn đêm mênh mông của xã hội cũ.
  19. 3. Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu chạy qua a. Quang cảnh phố huyện - Âm thanh: còi xe lửa kéo dài, dồn dập, rầm rộ. →Âm thanh huyên náo, sôi động. - Ánh sáng: ngọn lửa xanh biếc, các toa đèn sáng trưng chiếu cả xuống đường. →Ánh sáng rực rỡ, chói chang. => Con tàu đến như mang đến một thế giới khác, làm cho phố huyện sáng sủa hơn, náo nhiệt hơn. Âm thanh xua đi sự buồn tẻ, ánh sáng xua đi bóng tối nơi phố huyện.
  20. b. Tâm trạng của đứa trẻ - Hồi hộp, háo hức, mong chờ - Vui sướng, hạnh phúc khi tàu đến - Buồn bã, nuối tiếc khi tàu đi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1