Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 3
download
Bài giảng "Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp; Kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản; Kĩ năng thuộc quá tr̀nh lĩnh hội văn bản; Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản; Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh - Trường THPT Bình Chánh
- TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN Ngữ cảnh www.themegallery.com
- “Nói có đầu có đuôi”
- “Nói có đầu có đuôi” Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo: - Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không? Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ. Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói: - Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy… Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
- “Nói có đầu có đuôi” Trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp cần có thái độ, cách giao tiếp khác nhau!
- KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 1.Về kiến thức, kĩ năng, thái độ - Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp. - Kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản. - Kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản. - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản. - Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh. - Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt. Biết nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, năng lực nhận thức và lĩnh hội lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác, giao tiếp. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tổng hợp, so sánh.
- CẤU TRÚC BÀI HỌC I. Khái niệm ngữ cảnh II. Các nhân tố của ngữ cảnh III. Vai trò của ngữ cảnh IV. Luyện tập V. Vận dụng – Mở rộng
- I. KHÁI NIỆM 1. Xét ngữ liệu
- “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Thông tin liên quan Câu độc lập Đặt trong bối cảnh phát sinh - Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao? - Câu đó được nói ở đâu, lúc nào? Không trả lời được - Họ trong câu nói chỉ ai? - Chưa ra là hoạt động như thế nào? - Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào? - Trước câu nói đó và sau câu nói đó là những câu chuyện gì?
- “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình các xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác vẫn chưa hát vì chưa có khách nghe. Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.” (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
- “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Thông tin liên quan Đặt trong bối cảnh phát sinh - Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao? - Câu đó được nói ở đâu, lúc nào? Có thể trả lời được Rộng hơn, câu nói đó ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì nào? - Họ trong câu nói chỉ ai? - Chưa ra là hoạt động như thế nào? - Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào?
- I. KHÁI NIỆM Nhóm Nhiệm vụ Nhóm 1 - Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người 1. Xét ngữ liệu như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao? Thảo luận nhóm Nhóm 2 - Câu đó được nói ở đâu, lúc nào? Rộng hơn, câu nói đó (3 phút) ra đời trong bối cảnh xã hội VN thời kì nào? Nhóm 3 - Họ trong câu nói chỉ ai? - Chưa ra là hoạt động như thế nào? Nhóm 4 Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào?
- “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Thông tin liên quan Đặt trong bối cảnh phát sinh - Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó - Chị Tí nói với Liên, gia đình bác xẩm, Bác Siêu… là những người như thế nào và có quan Họ có cùng cảnh ngộ, gần gũi, thân mật hệ với nhau ra sao? - Câu đó được nói ở đâu, lúc nào? - Không gian – thời gian hẹp: tại phố huyện nhỏ, vào Rộng hơn, câu nói đó ra đời trong bối một buổi tối - Không gian - thời gian rộng: xã hội Việt Nam cảnh xã hội VN thời kì nào? trước Cách mạng tháng Tám, đời sống người dân nghèo khổ, lam lũ. - Họ trong câu nói chỉ ai? - “Họ” chỉ những người khách quen của chị Tí… - Chưa ra là hoạt động như thế nào? - Họ từ trong huyện ra phố, rẽ vào hàng chị Tí uống nước. - Giờ muộn thế này là nói đến khoảng - Thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối thời gian nào?
- I. KHÁI NIỆM 1. Xét ngữ liệu 2. Kết luận Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói. Bối cảnh ngôn ngữ Người nói Lời nói, Người nghe (người viết) câu văn (người đọc)
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu Nhân vật giao tiếp “Giờ muộn thế này mà Người nói: chị Tý họ chưa ra Người nghe: chị em nhỉ?” Liên, bác xẩm, bác Siêu, v.v..
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu 2. Kết luận a. Nhân vật giao tiếp - Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa vị xã hội…. - Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu Bối cảnh giao tiếp hẹp Thời gian: buổi tối, Không gian: nơi phố huyện nhỏ, mọi người đang chờ đợi khách hàng Bối cảnh giao tiếp rộng Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng “Giờ muộn thế Tám, đời sống người dân nghèo khổ này mà họ chưa ra nhỉ?” Nhân vật giao tiếp Người nói: chị Tý Người nghe: chị em Liên, bác xẩm, bác Siêu, v.v.. Hiện thực được nói đến Bối cảnh ngoài Hiện tượng những chú lính lệ, những người nhà thầy thừa chưa ngôn ngữ ra phố và đến hàng của chị uống nước, hút thuốc như mọi khi
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu 2. Kết luận b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ * Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa): - Đó là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ. - Nó chi phối cả người nói, người nghe, cả quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản. * Bối cảnh giao tiếp hẹp: Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể * Hiện thực được nói tới Là nội dung cuộc giao tiếp
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu 2. Kết luận Là danh từ chỉ một loại rau: c. Văn cảnh rau cần Là danh từ chỉ một loại ống hút thuốc / hút rượu: cần xe điếu, rượu cần “Cần” Là danh từ chỉ cành tre dùng làm dụng cụ câu cá: cần câu cá Là động từ chỉ ý bắt buộc: Con cần học tốt
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến - “Cần” Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí , Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo . Là danh từ chỉ Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt, cành tre dùng Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. làm dụng cụ câu Tựa gối buông cần lâu chẳng được, cá: cần câu cá Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1. Xét ngữ liệu 2. Kết luận c. Văn cảnh - Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ đi trước và đi sau một một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 18 | 7
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 17 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù - Trường THPT Bình Chánh
69 p | 8 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 29 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Trường THPT Bình Chánh
26 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hai đứa trẻ - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu Điếu) - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bản tin - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Trường THPT Bình Chánh
45 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Một số thể loại văn học (Thơ, truyện) - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí - Trường THPT Bình Chánh
42 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Đọc thêm - Vịnh khoa thi Hương và Bài ca phong cảnh Hương Sơn
15 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập phần làm văn 11
18 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn