intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngữ văn lớp 11 bài "Luyện tập thao tác lập luận phân tích" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh trình bày được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Đồng thời cung cấp bài tập để các em luyện tập, củng cố kiến thức sau mỗi bài học. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trường THPT Bình Chánh

  1. Kiểm tra bài cũ 1. Khái niệm: Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát phát hiện bản chất của đối tượng. 2. Mục đích – Yêu cầu: - Mục đích: Thấy được bản chất, mối quan hệ, giá trị của đối tượng. Phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất giữa sự việc sự vật, giữa hình thức nội dung bên trong và bên ngoài của đối tượng - Yêu cầu: Phân tích phải gắn liền với tổng hợp Phân tích phải kết hợp nội dung và hình thức 3. Cách phân tích: - Phân tích căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng - Phân tích đối tượng với đối tượng liên quan theo các mqh: Nguyên nhân hệ quả, liên hệ đối chiếu .... - Phân tích theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
  2. I. Luyện tập: Cho hai đề văn sau: - Đề 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Hãy phân tích hai căn bệnh trên. - Đề 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua 2 câu thơ sau: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa” (Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương) Em hãy phân tích đề và tìm ý chính cho 2 đề bài trên
  3. Đề 1 1. Phân tích đề: - Đây là dạng đề mở - Yêu cầu nội dung: Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ Khẳng định một thái độ sống hợp lý - Yêu cầu phương pháp: Phạm vi dẫn chứng: thực tế đời sống xã hội Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: - Tự ti và tự phụ là 2 thái độ ta có thể gặp ở rất nhiều người - Nhận thức được những ảnh hưởng không tốt của tự ti và tự phụ có vai trò quan trọng để mỗi người tự hoàn thiện mình.
  4. 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: b. GQVĐ: * Thái độ tự ti của con người: - Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân Chú ý: Phân biệt tự ti với khiêm tốn: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn Như vậy tự ti là điểm tiêu cực hạn chế, còn khiêm tốn là mặt tích cực - Những biểu hiện của thái độ tự ti: + Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... Của mình + Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người + Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao - Tác hại của thái độ tự ti: + Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối + Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại Tự ti là một nhược điểm của con người
  5. 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: b. GQVĐ: * Thái độ tự ti của con người: * Thái độ tự phụ của con người: - Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác Chú ý: Phân biệt tự phụ với tự tin: - Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình không đến mức tự cao tự đại Tự phụ là điểm hạn chế tính xấu Tự tin là mặt tích cực, là ưu điểm - Những biểu hiện của thái độ tự phụ: + Luôn đề cao quá mức bản thân mình + Luôn tự cho mình là đúng + Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân. - Tác hại của tự phụ: + Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân + Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người Tự phụ là mặt hạn chế của con người.
  6. Đề 1: 1. Phân tích đề: 2. . Lập dàn ý: a. ĐVĐ: - Tự ti và tự phụ là 2 thái độ ta có thể gặp ở rất nhiều người - Nhận thức được những ảnh hưởng không tốt của tự ti và tự phụ có vai trò quan trọng để mỗi người tự hoàn thiện mình. b. GQVĐ: * Thái độ tự ti của con người: * Thái độ tự phụ của con người: * Xác định thái độ hợp lý: - Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu - Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống - Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách
  7. Đề 1 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: b. b. GQVĐ: c. KTVĐ: Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định thái độ hợp lý qua phân tích hai căn bệnh trên
  8. Đề 2: 1. Phân tích đề: - Đây là dạng đề có định hướng - Yêu cầu nội dung: Phân tích nghệ thuật sử dụng từ. Phân tích biện pháp đảo ngữ Phân tích hình ảnh: “Vai đeo lọ” của sĩ tử: “Miệng thét loa” của quan trường - Yêu cầu phương pháp: Phạm vi dẫn chứng: Hai câu thơ và một số bài thơ khác về cảnh trường thi của Tú Xương (Giễu người thi đỗ) Thao tác lập luận: phân tích, bình, so sánh
  9. Đề 2 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: - Giới thiệu bài thơ - Nêu nội dung hai câu thơ b. GQVĐ: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giầu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe, - Đảo trật tự cú pháp: nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường - Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường đã khái quát quang cảnh trường thi thiếu sự nghiêm túc lại rất hài hước, lố lăng - Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trong trường ốc xưa.
  10. Đề 2: 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. ĐVĐ: b. GQVĐ: c. KTVĐ: - Cái hay của câu thơ (về nội dung và nghệ thuật) - Thấy được tài năng và tình cảm của Tú Xương
  11. Đề 2 Câu hỏi: Với cách triển khai các ý như trên của đề hai, em chọn cách lập luận phân tích nào là hợp lý nhất. Gợi ý: Nên chọn viết đoạn văn lập luận phân tích theo kiểu tổng – phân – hợp - Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích - Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ. - Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới chế độ thực dân phong kiến
  12. Đọc đoạn văn sau của một bạn học sinh và nhận xét: Trong xã hội ngày nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển thì con người sống trong xã hội này cần phải thích nghi với cuộc sống. Nhưng hiện nay một số người có thái độ tự phụ có ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Tự phụ là sự đề cao quá mức bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình đến mức coi thường người khác. Thái độ này khác với thái độ tự tin. Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình nhưng không đến mức tự cao tự đại như tự phụ. Vậy tự tin là mặt tích cực, tự phụ là mặt tiêu cực của con người.
  13. Tham khảo đoạn văn sau: Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người có thái độ tự phụ. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình đến mức coi thường người khác.Và trong số những người mang trong mình căn bệnh tự phụ, có không ít người nghĩ rằng đó là sự tự tin của bản thân. Nhưng, thực ra họ không phân biệt được thế nào là tự phụ, thế nào là tự tin. Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình nhưng không đến mức tự cao, tự đại như tự phụ. Do vậy, ta phải thấy rằng tự phụ là mặt nhược điểm, tiêu cục, tự tin là mặt tích cực của con người.
  14. II. Muốn tiến hành thao tác lập luận phân tích đối với bài văn nghị luận cần: Có ý kiến, quan điểm rõ ràng trước hiện tượng, vấn đề lập luận ý thức rõ luận điểm Chuẩn bị Luận điểm ấy phải chính xác, sâu sắc, phù hợp với đề tài bàn luận và có ý nghĩa đời sống Tìm luận cứ Lập luận phân tích: Phân chia luận điểm cần trình bày thành các mặt (yếu tố, bộ phận). Bước này tương đồng với công việc làm dàn ý Sắp xếp các mặt (yếu tố, bộ phận) thành thứ tự logic chặt Hoạt động chẽ khoa học và phải hấp dẫn lôi quấn. Bước này có phần lập luận tương tự như trong dàn ý Cách phân tích không chỉ bó hẹp trong một hướng là đi sâu chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét mà còn nêu lên nhiều cách phân tích khác như: Phân tích bằng cách nêu định nghĩa, chi ra nguyên nhân kết quả, cắt nghĩa bình giá, liên hệ đối chiếu ...
  15. Chú ý: Chân lý Logic trong khoa học nhận thức Nghị luận xã hội Thuyết phục Chân lý Logic tình đời sống cảm - Con người Tác giả - Cuộc đời - Sự nghiệp - Thời đại... Nghị luận văn học - Hoàn cảnh, xuất xứ Tác - Thể loại phẩm - Hình ảnh, từ ngữ - Biện pháp tu từ...
  16. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Thế nào là phân tích theo cách liên hệ, đối chiếu? A. Người viết đi sâu vào từng bộ phận hoặc phương diện của sự vật, hiện tượng để chỉ ra sự giống và khác nhau và mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng đó. B. Người viết căn cứ vào một tiêu chí nào đó để phân loại các đối tượng, sự vật khác nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm, tính chất…nhằm khu biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác C. Người viết chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của chúng. D. Người viết đi sâu vào một sự vật, hiện tượng để giảng giải, cắt nghĩa về đặc điểm cấu tạo hay tính chất của sự vật, hiện tượng đó trên nhiều yếu tố và bình diện khác nhau.
  17. Câu 2: Phân tích theo cách chỉ ra nguyên nhân, kết quả là gì A. Người viết căn cứ vào một tiêu chí nào đó để phân loại các đối tượng, sự vật khác nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm, tính chất…nhằm khu biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. B. Người viết đi sâu vào một sự vật, hiện tượng để giảng giải, cắt nghĩa về đặc điểm cấu tạo hay tính chất của sự vật, hiện tượng đó trên nhiều yếu tố và bình diện khác nhau C. Người viết chỉ ra nguồn gốc tạo nên cấu tạo, đặc điểm, tính chất…của một sự vật, hiện tượng. D. Người viết chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của chúng.
  18. Câu 3: Thế nào là phân tích theo cách cắt nghĩa, bình giá? A. Người viết đi sâu vào một sự vật, hiện tượng để giảng giải, cắt nghĩa về đặc điểm cấu tạo hay tính chất; chỉ ra cái được, cái chưa được của sự vật, hiện tượng ấy trên nhiều yếu tố và bình diện khác nhau B. Người viết đi sâu vào từng bộ phận hoặc phương diện của sự vật, hiện tượng để chỉ ra sự giống và khác nhau và mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng đó C. Người viết căn cứ vào một tiêu chí nào đó để phân loại các đối tượng, sự vật khác nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm, tính chất…nhằm khu biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác D. Người viết chỉ ra nguồn gốc tạo nên cấu tạo, đặc điểm, tính chất…của một sự vật, hiện tượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2