Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ, điển cổ - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 5
download
Bài giảng "Ngữ văn 11 - Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ, điển cố" với ba bài tập vận dụng giúp các em học sinh vận dụng kiến thức đã học, củng cố kiến thức. Đồng thời giải thích một số thành ngữ, điển cố phổ biến cho các em học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ, điển cổ - Trường THPT Bình Chánh
- TRƢỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN Tiếng Việt
- I. THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ Bài tập 1:(sgk/66) Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa? Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công ( Trần Tế Xƣơng, Thương vợ)
- Bài tập 1:(sgk/66) Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công ( Trần Tế Xƣơng, Thương vợ) chỉ sự dãi dầu, cực Nói lên sự vất vả nhọc, vất vả. của bà Tú khi phải một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con
- Bài tập 1:(sgk/66) Từ ngữ thông thƣờng Thành ngữ (ý nghĩa của thành ngữ được diễn đạt bằng những từ ngữ thông thường) Một duyên hai Sự vất vả của bà Tú khi phải một mình nợ đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con Năm nắng mười mưa Sự dãi dầu, cực nhọc, vất vả Thành ngữ: + Cấu tạo: Ngắn gọn, tƣơng đối ổn định + Đặc điểm ý nghĩa: Qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
- Bài tập 1:(sgk/66) “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công” ( Trần Tế Xƣơng, Thương vợ) Khắc họa rõ nét hình ảnh một ngƣời vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình.
- Bài tập 2(66/sgk) Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm ( về tính hình tƣợng , tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau: - Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. - Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi! - Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) + Tính hình tƣợng( gợi hình ảnh) Đánh giá hiệu + Tính biểu cảm( tình cảm, thái độ đánh giá) quả nghệ thuật + Tính hàm súc( ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh)
- Bài tập 2(sgk/66) -Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Đầu trâu mặt ngựa Biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính… Câu thơ thể hiện sự ghê sợ, thái độ căm ghét trƣớc sự hung bạo, thú vật, vô nhân tính…của bọn Thái độ ghê sợ, căm ghét. quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.
- Bài tập 2(sgk/66) -Một đời được mấy anh hùng, Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Cá chậu chim lồng Cảnh sống chật hẹp, tù túng, mất tự do… Thái độ chán ghét…
- Bài tập 2(sgk/66) - Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Đội trời đạp đất Gợi hình ảnh con ngƣời có tầm vóc phi thƣờng; khí phách ngang tàng; khát vọng tự do… Lối sống và hành động tự do; không chịu sự bó buộc; không Thái độ ngợi ca, chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào…của ngƣời anh hùng Từ Hải. ngƣỡng mộ...
- Bài tập 2(sgk/66) Biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của Đầu trâu mặt ngựa: bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan. Cá chậu chim lồng: Biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do. Lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất Đội trời đạp đất: cứ uy quyền nào. Dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm, thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.
- Bài tập 5 (SGK/67). ? Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét về sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt. a. Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ. b. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường...
- Bài tập 5 (SGK/67). Người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nạt a1. Ma cũ bắt nạt ma mới: doạ dẫm người mới đến. Bắt nạt người mới Vừa mới đến còn lạ lẫm, a2. Chân ƣớt chân ráo : còn chưa quen biết. Còn lạ lẫm, chưa quen. Này các cậu, đừng có mà bắt nạt ngƣời mới. Cậu ấy vừa mới đến còn lạ lẫm, chƣa quen, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.
- Bài tập 5 (SGK/67). Làm việc qua loa, không đi sâu, đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng giống như b. Cƣỡi ngựa xem hoa: người cưỡi ngựa (đi nhanh) thì không thể ngắm kĩ để phát hiện vẻ đẹp của bông hoa. Qua loa. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thƣờng...
- Bài tập 5 (SGK/67). c. Nhận xét sự khác biệt. - Nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng, mà sự diễn đạt lại có thể phải dài dòng.
- ? Từ 3 bài tập trên cùng với những kiến thức đã học về thành ngữ ở lớp 7 , hãy nhắc lại khái niệm về thành ngữ? ? Thành ngữ có đặc điểm gì? => Ghi nhớ: Thành ngữ là loại cụm từ cố định, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, ngắn gọn, hàm súc.
- * Đặc điểm của thành ngữ: + Tính hình tượng: Thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thông qua những hình ảnh cụ thể. (Thuận buồm xuôi gió, mẹ tròn con vuông) + Tính hàm súc: Tuy dùng những hình ảnh cụ thể, nhưng thành ngữ lại có mục đích nói về những điều có tính khái quát cao, có chiều sâu và bề rộng. Vì vậy nghĩa của các thành ngữ thường mang tính triết lý sâu sắc, thâm thuý, hàm súc. + Tính biểu cảm: Mỗi thành ngữ thường có sắc thái biểu cảm, thể hiện cả thái độ đánh giá và tình cảm của con người. + Tính cân đối: Có nhịp và có thể có vần. Điều này làm cho thành ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.
- Một duyên hai nợ Năm nắng mười mưa Đầu trâu mặt ngựa Cá chậu chim lồng Đội trời đạp đất Thành ngữ: Là những cụm từ cố định, có những giá trị nổi bật về: + Tính hình tƣợng + Tính khái quát về nghĩa (tính hàm súc) Đặc điểm ý nghĩa + Tính biểu cảm + Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần Đặc điểm hình thức
- • Phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ? THÀNH NGỮ TỤC NGỮ - Không diễn đạt 1 ý - Diễn đạt 1 ý trọn vẹn. trọn vẹn. - Đúc kết kinh nghiệm. - Có sẵn, quen dùng - Tương đương với 1 câu. - Tương đương với cụm từ. VD: VD: 1. Ác giả ác báo. 1. Nuôi lợn ăn cơm nằm, 2. Chó cắn áo rách. nuôi tằm ăn cơm đứng. 3. Ruột để ngoài da. 2. Ăn cầy nào rào cây ấy. 3. Giỏ nhà ai quai nhà ấy.
- II. THỰC HÀNH VỀ ĐIỂN CỐ Bài tập 3(66/sgk) Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố. “Giƣờng kia treo cũng hững hờ Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” ( Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- Bài tập 3(sgk/66) - Giƣờng kia: Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho Từ Trĩ một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên. - Đàn kia: gợi chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Do đó, sau khi bạn mất, Bá Nha treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. => Cả 2 điển cố đều nói về tình cảm bạn bè keo sơn, gắn bó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 18 | 7
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 18 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù - Trường THPT Bình Chánh
69 p | 8 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 32 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Trường THPT Bình Chánh
26 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hai đứa trẻ - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu Điếu) - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bản tin - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng - Trường THPT Bình Chánh
45 p | 9 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Một số thể loại văn học (Thơ, truyện) - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí - Trường THPT Bình Chánh
42 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh - Trường THPT Bình Chánh
32 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) - Trường THPT Bình Chánh
47 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Đọc thêm - Vịnh khoa thi Hương và Bài ca phong cảnh Hương Sơn
15 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Ôn tập phần làm văn 11
18 p | 52 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn