intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn 11: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự" tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác; phân tích, đọc hiểu tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh trích từ Thượng kinh ký sự. Để nắm chi tiết nội dung kiến thức, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN
  2. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích: Thượng Kinh Kí Sự) -Lê Hữu Trác-
  3. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT
  4. I. Tìm Hiểu Chung: 1. Tác Giả: - Lê Hữu Trác (1724 – 1791 ) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. - Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. - Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.
  5. I. Tìm Hiểu Chung: 1. Tác Giả: 2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự: - Thể loại: kí - Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, nằm ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, hoàn thành năm 1783. 3. Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” - Nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán
  6. Quang cảnh trong phủ Chúa được tác giả miêu tả như thế nào?
  7. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.1. Quang cảnh
  8. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.1. Quang cảnh - Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là “mâm vàng chén bạc”. - Đến nội cung của thế tử: phải qua năm sáu lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có “sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm màn là che ngang sân”…
  9. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.1. Quang cảnh - Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”, trong khuôn viên phủ có điếm “Hậu mã quân túc trực”. Vườn hoa trong phủ chúa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm”…  Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng “Cả trời Nam sang nhất là đây”
  10. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.2. Cung cách sinh hoạt
  11. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.2. Cung cách sinh hoạt - Trong phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ. “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà, phòng trà”,… - Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu trực” xung quanh.
  12. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.2. Cung cách sinh hoạt - Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch. Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi nhưng tác giả là một cụ già – khi vào xem bệnh phải lạy 4 lạy, khi ra cũng lạy 4 lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.  Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,…cho thấy sự cao sang quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa hưởng thụ đến cực điểm và khác quá xa so với cuộc sống đầy vất vả của người dân.
  13. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.2. Cung cách sinh hoạt Nhận xét về thái độ của tác giả về bức tranh hiện thực trong phủ chúa
  14. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh hiện thực trong phủ Chúa 1.2. Cung cách sinh hoạt  Thái độ của tác giả về cảnh trong phủ chúa: Khen ngợi, thừa nhận cảnh trong phủ chúa đẹp và sang nhưng tác giả dửng dưng với quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do.
  15. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh chữa bệnh cho thế tử Tìm các chi tiết miêu tả cảnh chữa bệnh cho thái tử?
  16. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh chữa bệnh cho thế tử - Người bệnh : chừng 5, 6 tuổi, rốn lồi to, da thời xanh, chân tay yếu đuối.... - Chẩn bệnh: + Quan Chánh đường và các ngự y khác: Có bệnh nặng cần phải dùng các loại thuốc trị bệnh mạnh để chế ngự. + Lê Hữu Trác: Do lâu ngày ở trong cung cấm, không chịu vận động cho nên người suy nhược, yếu đuối và trở thành căn bệnh kinh niên, trầm trọng => Cần phải bồi bổ kết hợp với vận động để tăng cường sức khỏe qua đó có thể đẩy lùi bệnh.
  17. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh chữa bệnh cho thế tử - Chữa bệnh: LHT có sự mâu thuẫn: + Chữa bệnh có hiệu quả ngay thì sợ chúa sẽ tin dùng (giữ lại phủ) sẽ bị danh lợi trói buộc. + Chữa cầm chừng thì sợ trái với lương tâm người thầy thuốc.  Cuối cùng ông vẫn quyết định đưa ra phương thuốc chữa dứt ngay bệnh cho thế tử.
  18. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh chữa bệnh cho thế tử Qua việc chữa bệnh cho thế tử, anh/chị có nhận xét gì về tài năng, y đức của Hải Thượng Lãn Ông
  19. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh chữa bệnh cho thế tử  Phẩm chất con người Lê Hữu Trác - Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. - Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ - Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà.
  20. III. Tổng Kết: 1. Về nội dung: Tác phẩm đã kín đáo bộc lộ quan điểm, thái độ phê phán của Lê Hữu Trác đối với cảnh sống xa hoa của vua chúa thời bấy giờ, đồng thời bày tỏ được đạo đức của một vị lương y chân chính. 2. Về Nghệ thuật: Tác phẩm có đặc điểm của thể kí, có cách miêu tả, kể chuyện sát với thực tế; có tính tập trung cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2