intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thống kê - Bài 6: Chỉ số

Chia sẻ: Ye Ye | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

72
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính trong bài này trình bày các vấn đề chung về chỉ số và cách tính các loại chỉ số, giới thiệu 3 hệ thống chỉ số dùng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng do ảnh hưởng của các nhân tố. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê - Bài 6: Chỉ số

Bài 6: Chỉ số<br /> <br /> 0<br /> <br /> BÀI 6: CHỈ SỐ<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các vấn đề chung về chỉ số và cách<br /> tính các loại chỉ số.<br /> Giới thiệu 3 hệ thống chỉ số dùng để<br /> phân tích đặc điểm biến động của hiện<br /> tượng do ảnh hưởng của các nhân tố.<br /> <br /> Thời lượng học<br /> <br /> <br /> 9 tiết<br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> <br /> Hướng dẫn học<br /> <br /> <br /> <br /> v1.0<br /> <br /> Trang bị các kiến thức cơ bản về chỉ số<br /> trong thống kê, bao gồm các khái niệm,<br /> phương pháp tính chỉ số và phân tích hệ<br /> thống chỉ số.<br /> <br /> Đọc tài liệu, nghe bài giảng và thảo luận.<br /> Trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập.<br /> <br /> 113<br /> <br /> Bài 6: Chỉ số<br /> <br /> TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br /> <br /> Tên tình huống: Biến động doanh thu bán hàng<br /> Một cửa hàng bán sản phẩm của doanh nghiệp bạn đang đứng<br /> trước nguy cơ phải đóng cửa vì nhiều tháng liền, doanh số<br /> liên tục giảm. Bạn được giao nhiệm vụ thay người phụ trách<br /> cũ với mục tiêu giữ lại cửa hàng đó trong chuỗi cửa hàng bán<br /> sản phẩm của doanh nghiệp. Sau hai tháng quản lý, tình hình<br /> doanh số của cửa hàng đã có nhiều cải thiện, tháng sau tăng<br /> hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, doanh<br /> số của cửa hàng đó tăng là không bền vững do tăng giá bán.<br /> Bạn không đồng ý với ý kiến trên và quyết định sẽ chứng minh việc tăng doanh số đó là bền<br /> vững vì dù giá có tăng nhưng khối lượng hàng tiêu thụ không hề giảm, số lượng khách đến<br /> mua hàng ngày càng tăng.<br /> Với hệ thống sổ sách ghi chép bán hàng, bạn tổng hợp lại và tính toán biến động của doanh<br /> thu do ảnh hưởng của các nhân tố giá bán và lượng hàng tiêu thụ.<br /> <br /> Câu hỏi<br /> Bạn đã làm theo cách nào, đã tính toán những chỉ tiêu nào? Đó cũng là nội dung chính của bài<br /> học này.<br /> <br /> 114<br /> <br /> v1.0<br /> <br /> Bài 6: Chỉ số<br /> <br /> 6.1.<br /> <br /> Khái niệm chung về chỉ số<br /> <br /> 6.1.1.<br /> <br /> Khái niệm và đặc điểm của phương pháp chỉ số<br /> <br /> 6.1.1.1. Khái niệm<br /> <br /> Chỉ số trong thống kê là số tương đối (tính bằng<br /> đơn vị lần hoặc %), biểu hiện quan hệ so sánh giữa<br /> hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.<br /> Ví dụ 1: Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp A<br /> năm 2008 so năm 2007 bằng 1,103 lần hay 110,3%.<br /> Ví dụ 2: Giá máy vi tính HP của cửa hàng A so với<br /> giá máy vi tính cùng loại đó của cửa hàng B trong<br /> tháng 3/2009 bằng 0,965 lần hay 96,5%.<br /> Ví dụ 3: Doanh thu thực tế của doanh nghiệp A so với doanh thu kế hoạch trong năm<br /> 2008 bằng 1,58 lần hay 158%.<br /> Vậy chỉ số là số tương đối, phải chăng số tương đối là chỉ số? Từ khái niệm trên ta<br /> thấy, chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên<br /> cứu. Còn số tương đối không những biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của<br /> một hiện tượng nghiên cứu mà còn biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng<br /> khác nhau.<br /> Như vậy, chỉ số là số tương đối. Nhưng số tương đối thì chưa chắc đã là chỉ số. Nó chỉ<br /> tương đương khi là số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch và số tương đối<br /> không gian. Còn số tương đối cường độ và số tương đối kết cấu không phải là chỉ số.<br /> 6.1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số<br /> <br /> Trong thực tế, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của<br /> phương pháp chỉ số là các hiện tượng kinh tế phức<br /> tạp. Đó là các hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị<br /> hoặc hiện tượng cá biệt có đặc điểm, tính chất<br /> khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về lượng<br /> hàng hoá tiêu thụ trên thị trường, có rất nhiều loại<br /> hàng hoá khác nhau, mỗi loại có một giá trị sử<br /> dụng riêng biệt với đơn vị tính cụ thể.<br /> Mặt khác, các hiện tượng đó lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, chẳng<br /> hạn với lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường thì bị ảnh hưởng bởi giá bán, thị hiếu<br /> tiêu dùng, phong tục, tập quán...<br /> Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như vậy mà phương pháp chỉ số có<br /> hai đặc điểm rất cơ bản là:<br />  Khi muốn so sánh hai mức độ của một hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị hoặc<br /> phần tử có đặc điểm, tính chất khác nhau trước hết ta phải chuyển chúng về dạng<br /> giống nhau để có thể cộng và so sánh trực tiếp được với nhau.<br /> Ví dụ: Lượng hàng tiêu thụ có nhiều loại khác nhau, nhưng nếu nhân với giá bán<br /> đơn vị ta sẽ thu được chỉ tiêu doanh thu, khi đó có thể cộng và so sánh trực tiếp với<br /> nhau được.<br /> v1.0<br /> <br /> 115<br /> <br /> Bài 6: Chỉ số<br /> <br />  Khi có nhiều nhân tố tham gia tính toán, để nghiên cứu biến động của một nhân tố<br /> thì phải giả định các nhân tố khác không đổi.<br /> Ví dụ: để nghiên cứu sự thay đổi của khối lượng sản phẩm, ta phải cố định giá<br /> thành và ngược lại.<br /> 6.1.2.<br /> <br /> Tác dụng của chỉ số trong thống kê<br /> <br /> Chỉ số là một phương pháp không những có khả năng nêu<br /> lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có<br /> thể phân tích sự biến động này. Trong thống kê, chỉ số có<br /> các tác dụng cụ thể sau:<br />  Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian<br /> thông qua chỉ số phát triển.<br />  Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian<br /> thông qua chỉ số không gian.<br />  Nêu nhiệm vụ kế hoạch hay phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ<br /> tiêu kinh tế thông qua chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số hoàn thành kế hoạch.<br />  Phân tích biến động của hiện tượng do ảnh hưởng biến động của các nhân tố thông<br /> qua phân tích các hệ thống chỉ số.<br /> Ví dụ: Phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng biến động của lượng hàng<br /> hoá tiêu thụ và ảnh hưởng biến động của giá bán đơn vị.<br /> 6.1.3.<br /> <br /> Phân loại chỉ số<br /> <br /> Có nhiều căn cứ để phân loại chỉ số.<br /> 6.1.3.1. Căn cứ vào nội dung mà chỉ số phản ánh<br /> <br />  Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai<br /> thời gian khác nhau.<br />  Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở<br /> hai điều kiện không gian khác nhau.<br />  Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của<br /> chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.<br /> 6.1.3.2. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu<br /> <br />  Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó.<br /> Ví dụ: Chỉ số giá thành, chỉ số giá cả, chỉ số NSLĐ...<br />  Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó.<br /> Ví dụ: Chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số lượng hàng tiêu thụ...<br /> 6.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi tính toán<br /> <br />  Chỉ số đơn (chỉ số cá thể): phản ánh sự biến động của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt.<br /> Ví dụ: Chỉ số đơn về giá cả, phản ánh sự biến động về giá cả của từng mặt hàng.<br />  Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị<br /> hoặc hiện tượng cá biệt.<br /> <br /> 116<br /> <br /> v1.0<br /> <br /> Bài 6: Chỉ số<br /> <br /> Ví dụ: Chỉ số tổng hợp giá cả, phản ánh sự biến động chung về giá cả của một số<br /> mặt hàng.<br /> Chú ý<br /> <br /> Khi viết chỉ số, chỉ tiêu chất lượng viết trước, chỉ tiêu số lượng viết sau.<br /> <br /> Trên đây là những vấn đề chung về chỉ số. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào<br /> nghiên cứu phương pháp tính hai chỉ số hay được sử dụng nhiều nhất, đó là chỉ số<br /> phát triển và chỉ số không gian.<br /> 6.2.<br /> <br /> Chỉ số phát triển<br /> <br /> Ví dụ: Số liệu về tình hình tiêu thụ 3 loại hàng hóa khác nhau của 1 cửa hàng như sau:<br /> Giá bán đơn vị (1.000 đồng)<br /> Tên hàng<br /> <br /> Lượng hàng tiêu thụ<br /> <br /> Kỳ gốc<br /> p0<br /> <br /> Kỳ nghiên cứu<br /> p1<br /> <br /> Kỳ gốc<br /> <br /> Kỳ nghiên cứu<br /> <br /> q0<br /> <br /> q1<br /> <br /> A<br /> <br /> 30<br /> <br /> 45<br /> <br /> 1.000<br /> <br /> 1.100<br /> <br /> B<br /> <br /> 50<br /> <br /> 60<br /> <br /> 2.000<br /> <br /> 2.400<br /> <br /> C<br /> <br /> 20<br /> <br /> 22<br /> <br /> 4.000<br /> <br /> 4.200<br /> <br /> Trong đó, đơn vị tính lượng hàng tiêu thụ của 3 mặt hàng khác nhau.<br /> Các ký hiệu:<br /> <br /> p – q: Giá – lượng.<br /> 0 – 1: Kỳ gốc – kỳ nghiên cứu.<br /> i – I: Chỉ số đơn – chỉ số tổng hợp.<br /> <br /> 6.2.1.<br /> <br /> Chỉ số đơn (relative index)<br /> <br /> Trong phần này, bài giảng sẽ trình bày hai loại chỉ số đơn tiêu biểu là chỉ số đơn của<br /> chỉ tiêu chất lượng và chỉ số đơn của chỉ tiêu khối lượng.<br /> 6.2.1.1. Chỉ số đơn của chỉ tiêu chất lượng<br /> <br /> Để đưa ra cách tính chỉ số đơn của chỉ tiêu chất lượng, lấy giá cả hàng hoá làm ví dụ,<br /> khi đó, chỉ số đơn về giá biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở<br /> kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.<br /> Công thức:<br /> <br /> ip <br /> <br /> p1<br /> (lần, %)<br /> p0<br /> <br /> Với ví dụ trên ta có:<br /> <br /> i pA <br /> <br /> p1A 45<br /> <br />  1,5 lần (hay 150%)<br /> p0A 30<br /> <br /> Vậy giá bán mặt hàng A kỳ gốc so với kỳ nghiên cứu bằng 1,5 lần hay 150%, tức là<br /> tăng 50%.<br /> 6.2.1.2. Chỉ số đơn của chỉ tiêu khối lượng<br /> <br /> Để tính chỉ số đơn của chỉ tiêu khối lượng, lấy lượng hàng hóa tiêu thụ làm ví dụ, khi<br /> đó, chỉ số đơn về lượng biểu hiện quan hệ so sánh giữa khối lượng tiêu thụ của từng<br /> mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.<br /> v1.0<br /> <br /> 117<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2