Chương 2. THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY<br />
DỮ LIỆU<br />
Lê Phương<br />
Bộ môn Toán kinh tế<br />
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh<br />
Homepage: http://docgate.com/phuongle<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
1 Thu thập dữ liệu<br />
<br />
Nguồn dữ liệu<br />
Điều tra thống kê<br />
2 Phân tổ thống kê<br />
<br />
Khái niệm<br />
Tiến hành phân tổ thống kê<br />
3 Trình bày dữ liệu định lượng<br />
<br />
Bảng phân phối<br />
Đồ thị và biểu đồ<br />
<br />
Nguồn dữ liệu<br />
<br />
Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là xác định rõ những<br />
dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này.<br />
<br />
Nguồn dữ liệu<br />
• Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, đó<br />
<br />
chính là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý từ các cơ quan<br />
như: tổng cục thống kê, cơ quan chính phủ, tạp chí chuyên<br />
ngành, báo cáo tài chính...<br />
• Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng<br />
<br />
nghiên cứu, để thu thập dữ liệu sơ cấp người ta tổ chức các cuộc<br />
điều tra thống kê.<br />
<br />
Điều tra thống kê<br />
Các loại điều tra thống kê<br />
Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập tài liệu:<br />
1 Điều tra thường xuyên.<br />
2<br />
<br />
Điều tra không thường xuyên.<br />
<br />
Căn cứ vào phạm vi đối tượng điều tra:<br />
1<br />
<br />
Điều tra toàn bộ.<br />
<br />
2<br />
<br />
Điều tra không toàn bộ:<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Điều tra chọn mẫu.<br />
Điều tra trọng điểm.<br />
Điều tra chuyên đề.<br />
<br />
Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu<br />
1<br />
<br />
Thu thập trực tiếp: quan sát, phỏng vấn trực tiếp.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thu thập gián tiếp: nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua trao<br />
đổi bằng điện thoại hoặc thư gửi qua bưu điện với đơn vị điều tra.<br />
<br />
Phân tổ thống kê<br />
<br />
Khái niệm<br />
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó,<br />
tiến hành sắp xếp các đơn vị quan sát của hiện tượng nghiên cứu vào<br />
các tổ có tính chất khác nhau nhưng các đơn vị trong cùng một tổ sẽ<br />
có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.<br />
<br />
Tần số và tần suất<br />
Số đơn vị của từng tổ fi được gọi là tần số của tổ đó.<br />
Tỉ lệ của số đơn vị của tổ và số đơn vị của tổng thể (fi /n) được gọi là<br />
tần suất của tổ đó.<br />
<br />