Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 2
lượt xem 11
download
Chương 2 Quá trình nghiên cứu thống kê nêu ra hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiện tượng liên quan từ đó nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 2
- NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê
- Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê 2.1/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Công việc này phải dựa trên ba căn cứ để xác định là: - Tình hình thực tiễn. - Khả năng về tài chính, nhân lực, thời gian. - Yêu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý.
- Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Hiện tượng thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng những khái niệm cơ bản, trong đó phản ảnh những đặc điểm chủ yếu nhất của hiện tượng. Các khái niệm này khi biểu hiện trên từng đơn vị chính là các tiêu thức thống kê.
- 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Từ các thông tin theo các tiêu thức đơn giản, sau khi tổng hợp ta có ngay các chỉ tiêu thống kê và ta có thể mô tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Từ tiêu thức giới tính có thể mô tả trực tiếp tổng số dân, số nam giới, số nữ giới. Đối với các tiêu thức trừu tượng và tổng hợp thì phải qua các bước cụ thể hóa dần dần ta mới có thể lấy được thông tin và tổng hợp thành chỉ tiêu. Tức là phải dùng nhiều khái niệm cụ thể để hiểu khái niệm trừu tượng và tổng hợp. Ví dụ: Trình độ thành thạo của người lao động, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch… là những khái niệm rất trừu tượng và tổng hợp, để nghiên cứu được bằng số ta phải cụ thể hóa dần thành những khái niệm đơn giản, cụ thể.
- 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiện tượng liên quan từ đó nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu có thể xây dựng cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh, từng ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu Để phản ảnh đầy đủ và chính xác chúng cần phải có một hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng theo các nguyên tắc sau: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt nào đó của đối tượng.
- 2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng nghiên cứu: Hợp lý, không thừa, không thiếu, không trùng lặp, đủ phản ảnh những yêu cầu nghiên cứu, phù hợp với khả năng thu thập thông tin. Hiện tượng nghiên cứu càng phức tạp thì số lượng chỉ tiêu trong hệ thống càng nhiều hơn so với hiện tượng đơn giản và ngược lại. Hiện tượng thuộc dạng ý thức thường dùng nhiều chỉ tiêu để biểu hiện hơn là hiện tượng thuộc dạng vật chất. - Phải bảo đảm tiết kiệm nhân lực và chi phí cho việc nghiên cứu hiện tượng, nằm trong khả năng nhân lực cho phép.
- 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.3/ Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Một hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan, trong khuôn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận của thống kê và các chỉ tiêu phản ảnh các nhân tố để phản ảnh một cách đầy đủ tổng thể nghiên cứu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.
- 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Sau khi đã xác định được hệ thống chỉ tiêu thống kê, cần phải tổ chức thu thập thông tin (số liệu) trên từng đơn vị tổng thể để từ đó tổng hợp, tính toán trị số của những chỉ tiêu đó, tức là phải tiến hành điều tra thống kê. Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập các tài liệu ban đầu cần thiết dùng làm tài liệu căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích thống kê
- 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. - Chính xác trong điều tra thống kê có nghĩa là tài liệu kiểm tra phải phản ảnh trung thực tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. - Kịp thời trong điều tra thống kê có nghĩa là phải nhạy bén với tình hình thực tế, thu thập và cung cấp thông tin đúng lúc. Các hiện tượng kinh tế xã hội biến động không ngừng, nếu cung cấp tài liệu không kịp thời thì mất tác dụng, không khắc phục kịp thời những khiếm khuyết xảy ra trong nền kinh tế, những mất cân đối còn tồn tại, gây thiệt hại lớn cho đất nước.
- 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê - Đầy đủ trong điều tra thống kê có nghĩa là tài liệu kiểm tra phải được thu thập đúng nội dung đã quy định, không bỏ sót bất kỳ nội dung nào, đơn vị nào. Đáp ứng yêu cầu đầy đủ sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc tổng hợp và phân tích và dự đoán được toàn diện, tránh những kết luận phiến diện, chủ quan. Ba yêu cầu chính xác, kịp thời và đầy đủ phải đảm bảo đồng thời khi tiến hành điều tra thống kê để tài liệu điều tra có giá trị, có sức thuyết phục lớn.
- 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê Căn cứ vào tính chất liên tục hay không liên tục của việc ghi chép dữ liệu chia ra điều tra thường xuyên hay không thường xuyên. + Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu một cách có hệ thống theo sát quá trình biến động của hiện tượng. Ví dụ: Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến). Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ… là điều tra thường xuyên. Dữ liệu của điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê theo định kỳ.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê + Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu một cách không liên tục, mà chỉ tiến hành khi có nhu cầu cần nghiên cứu hiện tượng. Dữ liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định. Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nông nghiệp, điều tra đàn gia súc, gia cầm, điều tra năng suất cây trồng, những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường… là những cuộc điều tra không thường xuyên. Các cuộc điều tra không thường xuyên có thể được tiến hành theo định kỳ nhất định hay không theo định kỳ.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê Căn cứ vào phạm vi khảo sát và thu thập thực tế chia ra điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. + Điều tra toàn bộ là điều tra tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả các đơn vị của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư, hàng hóa, tổng điều tra vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, điều tra tất cả các chợ trên địa bàn quận, thành phố, điều tra tất cả các cây xăng… là điều tra toàn bộ.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê + Ñieàu tra khoâng toaøn boä laø ñieàu tra tieán haønh thu thaäp, ghi cheùp döõ lieäu treân moät soá ñôn vò ñöôïc choïn ra töø toaøn boä caùc ñôn vò thuoäc toång theå hieän töôïng nghieân cöùu. Tuøy theo caùch choïn soá ñôn vò ñeå tieán haønh thöïc teá, ñieàu tra khoâng toaøn boä chia thaønh 3 loaïi cuï theå sau: ñieàu tra chuyeân ñeà, ñieàu tra choïn maãu vaø ñieàu tra troïng ñieåm.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra chuyên đề là điều tra tiến hành trên một số rất ít các đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đó. Mục đích là để khám phá, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu. Dữ liệu của điều tra chuyên đề không dùng để suy rộng, không dùng để tìm hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng, mà chỉ rút ra kết luận về bản thân các đơn vị được điều tra. Ví dụ: Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém, bị tạm dừng học tập. Các kết quả điều tra chuyên đề này giúp ta khám phá những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra chọn mẫu là điều tra được thực hiện bằng cách chọn ra một số phần tử hay đơn vị thuộc tổng thể đơn vị nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực tế. Điều tra chọn mẫu được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy. Dữ liệu của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
- 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra trọng điểm là điều tra tiến hành thu thập dữ liệu trên bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất trong toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ điều tra trọng điểm giúp ta nhận biết nhanh tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, chứ không dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của tổng thể. Chẳng hạn, khi cần nắm nhanh tình hình cơ bản về sản xuất cao su, cà phê của nước ta, ta có thể chỉ tiến hành điều tra về sản xuất cao su, cà phê ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chứ không cần tiến hành điều tra trong cả nước.
- 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Để thu thập tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, cơ quan thống kê thường áp dụng hai hình thức là báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.
- 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê 2.3.3.1/ Báo cáo thống kê định kỳ: Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thống kê một cách thường xuyên, theo kỳ hạn nhất định với nội dung, phương pháp và chế độ đã quy định. Chế độ báo cáo này phản ánh tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ đối với thực hiện kế hoạch. Tài liệu báo cáo định kỳ giúp lãnh đạo các cấp theo dõi và chỉ đạo kịp thời nhiệm vụ cho cấp dưới, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện những khả năng tiềm tàng có thể khai thác, tìm ra những mất cân đối trong các khâu và các yếu tố của quá trình sản xuất, cũng như phát hiện các đơn vị tiên tiến, lạc hậu để quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - TS. Vũ Trọng Phong
242 p | 2412 | 621
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Nguyễn Trọng Hải MBA
184 p | 343 | 96
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lam
33 p | 318 | 41
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế
295 p | 173 | 38
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 7 - Th.S Nguyễn Minh Thu
23 p | 169 | 18
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 9 - Nguyễn Ngọc Lam
22 p | 202 | 17
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - ĐH Kinh tế Quốc dân
131 p | 317 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Học viện Ngân hàng
164 p | 33 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - Hoàng Đức Thắng
8 p | 67 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - Hoàng Đức Thắng
7 p | 67 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
18 p | 19 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - ThS. Nguyễn Văn Phong
22 p | 106 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
19 p | 26 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - ThS. Nghiêm Phúc Hiếu
40 p | 24 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Phong
21 p | 133 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 1: Nguyên lý thống kê, Các khái niệm cơ bản
19 p | 23 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - TS. Hồ Ngọc Ninh
10 p | 83 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - TS. Hứa Thanh Xuân
39 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn