BÀI GIẢNG NHẬP MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN
lượt xem 171
download
Quản lý dự án thực ra không phải là một lĩnh vực mới, từ lâu đời nó đã được thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác. Những công trình xây dựng kỳ vĩ của thế giới cổ đại như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Angkovat, hay các hệ thống cầu cống, đường sá, thủy lợi,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG NHẬP MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – H À LAN BÀI GIẢNG NHẬP MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN Người bi ên soạn: PGS.TS Hoàng Mạnh Quân Huế, 08/2009
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN *************** BÀI GIẢNG NHẬP MÔ N Q UẢN LÝ DỰ ÁN NGƯỜI BI ÊN SOẠN: TS. Hoàng M ạnh Quân Huế, 2008 1
- B ÀI M Ở ĐẦU 1. Lịch sử v à ý nghĩa của môn học Quản lý dự án thực ra không phải là một lĩnh vực mới, từ lâu đời nó đã được thể hiện d ưới hình thức này hay hình thức khác. Những công tr ình xây dựng kỳ vĩ của thế giới cổ đại như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Angkovat, hay các hệ thống cầu cống, đư ờng sá, thủy lợi,... hầu hết đều có các đặc điểm của dự án ngày nay. N hững công việc tuyệt tác như vậy sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự đầu tư thíc h đáng về kỹ thuật, tài chính, nhâ n c ông và yếu tố không thể thiếu đư ợc là công tác q uản lý. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà quản lý đ ã b ắt đầu áp dụng các phương thức quản lý theo khoa học. Năm 1917, Henry La urence Gantt đ ã phát kiế n một công cụ lập kế hoạch bằng đồ thị và đ ã đư ợc sử dụng trong những nă m Chiến tranh thế giới thứ nhất vào các dự án sản xuất vũ khí, đạn d ược. Cho đến ngày nay, biể u đồ này vẫ n đang được sử dụng trong công tác quản lý dự án và đư ợc gọ i bằng cái tên đơn giản là biểu đồ Gantt. Vào cuối thập niên 1950, Dupont với s ự trợ giúp của công nghệ máy tính Remington Rand Univac, áp d ụng một phương pháp mà nay đ ã trở nên quen thuộc là Đường tới hạn (CPM) để quản lý việc vận hành và bảo dư ỡng một nhà má y. Gần như c ũng tại thời điểm đó, hãng tư vấn Booz Alle n & Ha milton đ ã hợp tác với lực lư ợng Hải quân Mỹ xây dựng Kỹ thuật kiểm tra và đánh giá chương trình (PERT) bao gồm các biểu đồ và lịch trình cần thiết cho việc phát triể n dự án thiết kế t àu ngầm hạt nhân Polaris. Nhiều nhà quản lý đều thống nhất rằng, có thể coi thời điể m xuất hiệ n của ngà nh k hoa học quản lý dự án là vào khoảng đầu của những nă m 50. Do có nhiều lợi íc h đặc b iệt nên ngay từ những nă m 60, quản lý dự án đã đư ợc ứng dụng một cách nha nh c hóng và r ộng r ãi (nhất là ở c ác nước phát triển) trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội như hàng không, pháp luật, y tế, tiền tệ, xây dựng,... bao gồ m cả nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lý luận và phương pháp quản lý dự án cũng từ đó đ ã d ần được mở rộng đến nhiều quốc gia khác. Ngày nay, quản lý dự án đ ã đư ợc thừa nhận hiển nhiê n trên khắp thế giới như là một phương pháp luận công nghệ và s ự hợp tác Quốc tế to àn c ầu qua những bối cảnh lịch sử khác nhau. Sự thay đổi nhanh chóng và áp lực mạnh mẽ từ các cuộc cạnh tranh k hắc nghiệt đ ã khiế n ngày càng nhiều ho ạt động của một tổ chức trở thành công việc c ủa dự án. Sự thay đổi về công nghệ, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đã là m giảm b ớt tính chất thường nhật của công việc. Công việc đ ã tr ở nên phức tạp hơn và các p hòng ban c ủa một tổ chức vốn đư ợc bố trí để là m những công việc thư ờng ngày sẽ k hó tiếp cận với các công việc mới. Bên canh đó, áp lực của cạnh tranh cũng buộc các 2
- tổ chức phải triển kha i các công việc nhanh chóng hơn. Do vậy, quản lý dự án đã tr ở thành một nhiệ m vụ quan trọng trong khoa học quả n lý hiệ n đại. Nếu " Dự án" trong khái niệ m chung nhất là sự thay đổi có định hướng của một hệ thống vật chất hoặc tinh thần tới một sự tốt đẹp hơn, th ì " Qu ản lý dự án" c hính là quản lý sự thay đổi ấy. Về bản chất, quản lý dự án là việc bố trí, theo d õi và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhằ m đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gia n cụ thể. Do vậy, môn khoa học này có ý ngh ĩa rất lớn để giúp một tổ chức hay cá nhân thực hiệ n được những nhiệ m vụ lớn và quan tr ọng. Vì quản lý dự án sẽ giúp c ho việc: Thực hiệ n đư ợc công việc đúng thời hạn và trong phạ m vi ngân sách cho phép. Rút ngắn đư ợc thời gia n phát triển, bằng cách đáp ứng các mục tiêu đ ề ra trong phạ m vi hợp lý, giúp giảm thiể u các rủi ro. Sử dụng đ ược các nguồn lực một cách hiệu quả, không làm lãng phí tiền bạc hoặc thời gia n của tập thể và cá nhâ n. Như vậy có thể thấy rằng, quản lý dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và tài chính của công việc. Sử dụng phương pháp và các phương tiện c ủa quản lý dự án cho p hép không chỉ đạt đ ư ợc mục đích tài chính theo yêu cầu chất lượng, tiết kiệ m các nguồn lực mà còn đ em lại lợi ích kinh tế- xã hội, cải thiện môi trường, hạ thấp rủi ro và thúc đ ẩy năng lực sáng tạo của con ngư ời. Chính vì vậ y, quản lý d ự án đặc biệt phát huy hiệu quả cao và hợp lý hơn trong điều kiện kinh tế thị trường. Ở nư ớc ta, khoa học về quản lý dự án mới đ ược đề cập trong những năm gần đây c ùng với chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ, nên những kinh nghiệ m trong lĩnh vực này còn khiêm tốn. Điề u đó đư ợc chứng minh là trong th ời gian qua, hiệu quả k inh tế và tài chính c ủa nhiều dự án mang lại đ ã không như mong muố n. Có nhiều nguyên nhân nhưng phả i thừa nhận rằng, chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi một bộ máy hành chính cứng nhắc với sự kiểm s oát cao đ ộ của c ơ chế chỉ huy trong những năm trước đây mà không phải là cơ chế quản lý kiể u dự án. Chính vì vậy, khoa học về dự án và quản lý dự án là rất cần thiết cho sự nghiệp đổi mới nề n kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế trong lĩnh vực phát tr iể n nông nghiệp và nông thô n c ũng cho thấy nhiều dự án đư ợc tiến hà nh chưa đúng với nhu cầu của địa phương, không những không có tác d ụng tích cực cho sự phát triển mà còn gây tác động tiê u cực đến kinh tế, xã hội và môi tr ường. Nhiề u dự án đ ã thất b ại trong quá tr ình thực hiện, không đạt đư ợc những kết quả như mong muốn gây lã ng phí về tiền bạc của Nhà nư ớc, các tổ chức tài trợ, c ũng như thời gian và công s ức của các bên tham gia dự án, làm mất lòng tin c ủa nhân dân và mất uy tín đối với c ơ quan tài tr ợ. Thực trạng tr ên có nguyên nhâ n khách quan là sản xuất nông nghiệp và các ho ạt 3
- đ ộng phát triển nô ng thôn thư ờng có rủi ro cao, nhưng nguyê n nhâ n quan tr ọng là do k hoa học về dự án phát triển cũng là một lĩnh vực mới. Do vậy, để thực hiệ n có hiệu q uả các dự án phát triển thì một trong những điều quan trọng là cần trang bị cho các cán b ộ đầy đủ những kiến thức và k ỹ năng về lĩnh vực này. Vì thế, mô n học Quản lý dự án phát triển nông thôn đ ược coi là một môn học quan trọng trong các chương tr ình đào tạo liên quan đ ến phát triển và r ất cần thiết đối với các sinh viên c ủa ngành khuyến nông và PTNT. 2. Nhiệ m vụ của môn học: Môn học Quản lý dự án PTNT có nhiệm vụ sau: Cung c ấp cho sinh viên các kiế n thức và kỹ năng cần thiết về dự án PTNT, đặc biệt là các k ỹ năng về lập kế hoạch và quản lý dự án có sự tham gia của cộng đồng. Tạo điề u kiện cho sinh viên có thể trao đổi, thảo luận và cùng chia s ẻ những kinh nghiệ m trong quá trình thực hiện dự án và áp dụng thành công vào việc thực hiện các dự án phát triể n sau khi ra tr ường. Vận dụng đúng đắn đ ư ờng lối của Đảng và Chính phủ vào sự nghiệp phát triển nói chung và PTNT nói riêng. Giúp cho việc quản lý và thực hiện tốt các dự án PTNT nhằ m góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững và đ óng góp cho chương tr ình xoá đói giảm nghèo c ủa đất nư ớc. 3. Phư ơng phá p nghiên cứu môn học Quản lý dự án là một môn khoa học ma ng tính kinh tế – k ỹ thuật và xã hội. Do vậy, cần phải có quan điểm tiếp cận toàn diện và phả i áp dụng phư ơng pháp hệ thống k hi xe m xét và phân tích các vấn đề. Đây là một môn khoa học ứng dụng, đòi hỏi ng - ư ời nghiên cứu phải có các kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực: Quản lý; Kinh tế phát triển; Kinh tế nông nghiệp; PTNT; Các phư ơng pháp nghiê n cứu nông thôn và các lĩnh vực về xã hội học. Nghiên cứu môn học này c ần phả i hiểu biết sâu rộng về nông thôn và các vấn đề của PTNT. Môn học này c ần có tính thực tiễn cao, do đó phần thực hành và thực tập môn học là rất quan trọng. 4
- CHƯƠNG 1 N HỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN KHÁI NI ỆM VỀ QUẢN LÝ I. 1.1. Quản lý là gì? Quản lý được hiể u theo hai góc độ, một là góc độ tổng hợp ma ng tính chính trị và xã hội, ha i là góc đ ộ mang tính hành đ ộng thiết thực. Quản lý đư ợc C. Mác coi là chức năng đặc biệt đ ược sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Một số tác giả định nghĩa: “Qu ản lý là s ự tác động chỉ huy, điều k hiển các quá tr ình xã h ội v à hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển ph ù hợp với quy luật, đạt được mục đích đ ã đề ra và đúng v ới ý chí của ngư ời quản lý” ( VIM, 2006). Nếu xét về mức độ của một tổ chức: "Quản lý là m ột quá tr ình nhằm để đạt được các m ục đích của một tổ chức thông qua v iệc thực hiện 4 chức năng c ơ bản là k ế hoạch hóa, tổ chức, điều hành và kiểm tra đánh giá" (Suranat, 1993). Từ các định nghĩa trên có thể khái quát về q uản lý: Qu ản lý là tiến trình tổ chức v à s ử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đ ề ra. Trong công tác quản lý có nhiề u yếu tố tác động, nhưng đ ặc biệt có 5 yếu tố quan trọng nhất: Yếu tố con ngư ời, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, và yếu tố thông tin. 1.2. Các chức năng của quản lý Quản lý là một chuỗi các hoạt động từ lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện và đánh giá k ết quả. Quản lý gồ m 5 chức năng c ơ bản, có thể khái quát như sau: 1.2.1. Lập kế hoạch (Planning) Lập kế hoạch là một hoạt đ ộng của quá tr ình quản lý mà con ngư ời cần hư ớng vào mục tiêu nào đó đ ể đạt được mục đíc h chung. Lập kế hoạch đòi hỏi phải có một năng lực tốt và khả năng tiên lư ợng cao, bởi vì ngư ời lập kế hoạch không những chỉ thấu hiểu hết ý tư ởng và mục tiêu c ủa dự án mà còn phải hiể u biết tư ờng tận về các vấn đề liên quan. Người chịu trách nhiệ m chính trong việc lập kế hoạch phải là nhà tổ chức giỏi, có khả năng huy động sự tham gia và phát huy khả năng sáng tạo của mọi người để xâ y dựng nên các k ế hoạch hợp lý, k hả thi. Trong các dự án phát triển, ngư ời chịu trách nhiệ m chính trong lập kế hoạch thư ờng là chủ dự án. * Lập kế hoạch bao gồm các bước sau: Xác định mục tiê u của dự án cần phải đạt đư ợc. 5
- Xác định các hoạt động của dự án để đạt đ ược các mục tiêu. Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiệ n dự án. Xác định kế hoạch tiến hành như việc gì, ở đâu, ai làm, làm với thời gia n bao lâu, hao phí nguồn lực bao nhiê u, có r ủi ro g ì không, ...? Lập kế hoạch Kiểm Tổ soát chức Quản lý Đ iều Thúc hành đẩy Hình 1.1: Các chức năng của quản lý * Một số vấn đ ề thường nảy sinh trong quá trình lập kế hoạch dự án có thể là: Thiếu cách nh ìn tổng thể nên có thể sẽ bỏ qua những yêu c ầu hoặc các hoạt động của dự án. Việc dự toán các nguồn lực và thời gia n không chính xác (thừa hoặc thiế u), sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện, nhất là khi dự tính thấp hơn thực tế nên d ự án có thể bị kéo d ài hoặc kèm theo những chi phí phát sinh. Không huy đ ộng được sự tham gia của tất cả những người có liên quan trong quá trình lập kế hoạch nê n có thể có một số ngư ời không hiểu và không thực hiện đúng theo k ế hoạch đ ã đư ợc lập. 1.2.2. Tổ chức (Organizing) Tổ chức dự án là một quá tr ình ho ạt động liên quan đến mục tiêu, kế hoạch của dự á n và xác định ai thực hiện công việc gì, tại sao? Mục đích của công tác tổ chức có thể được xác định như sau: Tạo lập đ ược mối quan hệ hợp tác giữa các bên tha m gia c ủa dự án. 6
- Phân định r õ ràng vai trò và nhiệ m vụ cho những ngư ời tha m gia vào dự án. Xác định trách nhiệm của từng cá nhâ n, và Truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả. * Tổ chức bao gồm các b ước như sau: Thà nh lập c ơ cấu tổ chức như ban quản lý, ban điều hành và các b ộ phận khác của dự án. Phân công công việc cho các thành viên tham gia. Xác định cơ chế điều hành dự án. Xác định tiê u chuẩn, quyề n hạn và trách nhiệ m cho các đ ơn v ị tham gia vào hoạt động của dự án. Là m tốt công tác cán bộ và sử dụng nguồn nhân lực. Xác định và xây d ựng các k ênh thô ng tin. * Các hoạt động v ề tổ chức dự án có thể nảy sinh một số vấn đề sau: Thiếu sự hợp tác trong công việc; Không phân đ ịnh r õ vai trò và nhiệ m vụ sẽ dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ ngỏ công việc (không ai là m), thiếu các nguồ n lực cần thiết khi thực thi nhiệ m vụ, … Ngư ời đ ư ợc giao nhiệ m vụ khô ng hiểu rõ và không hoàn thành đư ợc công việc một cách tốt nhất trong mối quan hệ đồng bộ với hệ thống kế hoạch c ủa dự án. Công tác thông tin không tốt: không xác lập đư ợc các kênh thông tin c ủa dự án, không cung c ấp đư ợc các thông tin tin cậy cho đúng đối tư ợng và đúng thời điểm cần thiết, không kiểm soát được các luồng thông tin. 1.2.3. Điều hành (Leading) Điề u hành là những hoạt động thể hiệ n ai quyết định cái gì và quyết định vào lúc nào. Khi điều hành cần phải: Xác định phạ m vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của dự án. Xác định phương thức điều hà nh hợp lý. Tăng cư ờng quản lý với sự tham gia của các thành viên. Tăng cường sự quản lý để đả m bảo đúng tiế n độ thực hiệ n dự án. 1.2.4. Xác đ ịnh động cơ thúc đẩy (Motivation) Việc xác định các động cơ thúc đ ẩy là rất cần thiết nhằ m t ìm cho đư ợc nhữ ng điều gì s ẽ thúc đẩy mọi ngư ời tham gia vào dự án một cách tốt nhất. Hay nói cách khác c húng ta phải xác định cho đ ược: Nhu cầu của các thành viên tha m gia dự án và thế mạnh của họ. Đánh giá những nhân tố ảnh hư ởng tới sự tha m gia của các bên. Xác định đư ợc các mặt lợi ích về vật chất và tinh thần cho các thành viên tham gia d ự án. 7
- 1.2.5. Kiểm soát (Controlling) Kiể m soát là một quá tr ình nhằ m theo dõi và đ ánh giá các kết quả đạt đư ợc của dự á n. Kiể m soát dự án bao gồm một loạt các hoạt động đư ợc thực hiện theo một quy trình nhất định, đồng bộ từ khi hình thành, thực thi cho đến khi kết thúc dự án. Mục tiêu c ủa kiểm soát là nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho chủ dự án để nâng cao hiệu q uả của quản lý. Thực chất của quá tr ình kiể m soát là sự so sánh tiến độ và chi phí giữa kế hoạch và thực tế, đồng thời tiến hà nh các ho ạt động điều chỉnh (khi cần) để đảm bảo cho dự án sẽ đi đúng hư ớng và đ ạt đ ư ợc mục tiêu đ ã đề ra. Trong quá trình kiể m soát cần xác định đư ợc các vấn đề sau: Xác định đư ợc tiêu chuẩn và các tiêu chí để kiể m tra, giá m sát và đánh giá các ho ạt động. Xác định công cụ và các phương pháp đ ể kiể m tra, đánh giá tiến độ và kết quả ho ạt động của dự án. Hình thành hệ thống thông tin quản lý dự án. KHÁI NI ỆM VỀ DỰ ÁN I I. 2.1. Dự án là gì? Theo từ điển Bách khoa toàn thư, từ " dự án - project" đư ợc định nghĩa là " điều người ta có ý định làm" , hay " đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá tr ình hành động" . N hư vậy, có thể thấy rằng khái niệm " dự án" bao gồm hai ý nổi bật: vừa là ý tưởng, ý đ ịnh, ý muốn và lạ i vừa có ý hành đ ộng. Do đó, để hiể u một cách đúng đắn ý nghĩa c ủa từ " dự án" , phải kết hợp cả hai mặt: ý tư ởng và hành động. Thuật ngữ " d ự án" đư ợc d ùng tương đối rộng rãi ở nư ớc ta trong những năm gần đây. Dự án có thể thực hiện tr ên một qui mô lớn do Chính phủ tiến hành, nhỏ hơn là các d ự án do một tỉnh, huyện, một tổ chức xã hội thực hiện. Dự án không nhất thiết p hải là một việc to lớn phức tạp. Dự án có thể rất đ ơn giản như một kế hoạch hoạt động của cá nhân, một gia đình, như c ải tạo một vườn tạp, phát triển một trang trại, p hát triển chăn nuô i một loại gia súc, gia cầm nào đó, ... Nói chung, dự án đư ợc hiểu như một kế hoạch can thiệp để giúp một tổ chức, một cộng đồng hoặc một cá nhân nhằ m tha y đổi đến một cái mới tốt đẹp hơn. Hiện na y có nhiều quan niệ m khác nhau về dự án, sau đây là một số định ngh ĩa thông dụng nhất: " Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết đ ược tạo ra nhằm đạt đ ược kết quả nhất định trong phạm v i ngân sách v à th ời gian xác định" ( David, 1995). " Dự án là t ập hợp những hoạt động khác nhau có liên quan v ới nhau theo một lôgíc nh ằm v ào những mục tiêu xác định, đ ược thực hiện bằng những nguồn lực và trong một khoảng thời gian đ ã đ ược định trước" ( Stanley, 1997). 8
- " Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch, nhằm đạt đư ợc một hay một số mục tiêu c ũng nh ư hoàn thành nh ững công việc đ ã được định trước tại một địa bàn trong một khoảng thời gian nhất định, với những ti êu phí về tài chính và tài nguyên đã được định trước" (Nguyễn Thị Oanh, 1995). Tóm lại: Dự án là một tập hợp các hoạt động nhằ m đạt đư ợc những mục tiêu cụ thể, trong một kho ảng thời gian nhất định với những tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã đ ư ợc xác định tr ước. 2.2. Đặc điể m của dự án Từ những định nghĩa tr ên có thể thấy dự án có một số đặc điể m sau: 1. Phải có điểm k hởi đầu v à kết thúc r õ ràng: Tất cả các dự án đều phả i có điểm khởi đầu và điểm kết thúc rõ ràng, hiện nay một giai đoạn của các dự án phát triển thư ờng kéo dài từ 1 đến 3 nă m. Trái lại, những hoạt động (công việc) thường ngày mang tính liê n tục, lặp đi lặp lạ i thì đ ó là một quy trình, không phải là một dự án vì không có đ iể m khởi đầu và kết thúc r õ ràng. Bất kỳ một dự án nào c ũng phải đư ợc đặt vào một khoảng thời gia n xác định trước hết sức nghiê m ngặt, bởi v ì bất kỳ một sự chậ m trễ nào c ũng đều kéo theo một chuỗi các biến cố bất lợi như bội chi, khó tổ chức lạ i nguồn lực, ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật tư đ ầu vào,… và tất nhiên sẽ không đáp ứng đư ợc nhu cầu sản phẩ m vào đúng thời đ iểm mà cơ hội xuất hiệ n như dự đoán ban đầu. Tuy nhiên, trong thực tế có thể thấy rằng không hiế m các dự án bị chậ m trễ về thời gian vì r ất nhiều các lý do khác nhau. 2. Phải có k ế hoạch cụ thể để đạt được các mục tiêu nhất định: Mỗi dự án đều có một kế hoạch riê ng, kế hoạch này bao gồ m một khung thời gian với điểm bắt đầu và điể m kết thúc cụ thể. Lập kế hoạch để đả m bả o dự án đ ư ợc hoàn thành trong kho ảng thời gia n và ngâ n sách đã đ ịnh và ma ng lạ i kết quả như mong đ ợi. 3. Dự án thư ờng bị ràng bu ộc v ề nguồn lực: Để đạt đư ợc mục tiêu, các dự án cần phải có các nguồ n lực nhất định, như tiền bạc, nhâ n lực, phương tiện và c ông c ụ, … Các nguồn lực này đ ều đã đư ợc xác định từ trước và có thể đư ợc huy động từ nhiều nguồn khác nha u. Một trong những nhiệ m vụ c ủa quản lý dự án là đ ảm bảo cho các nguồ n lực đư ợc sử dụng một cách hữu hiệu nhằ m tạo ra những kết quả và tác đ ộng như mong đợi. Khối lư ợng chi phí các nguồn lực là thông s ố chủ yếu phản ánh mức độ thành công c ủa dự án. Thực hiệ n dự án trong giới hạn các nguồn lực đ ã thỏa thuận là điều quan trọng trong công tác quản lý dự án. 4. V ề ph ương diện quản lý: Dự án đư ợc ho àn thành với sự đóng góp công sức và trí tuệ của một nhóm ngư ời 9
- là m việc chung với nha u. Bộ máy quản lý chỉ tồn tại trong thời kỳ của dự án và tập trung chủ yếu cho việc thực thi dự án. 5. Dự án nhằm tạo ra sự thay đổi để đáp ứng các nhu cầu đã nêu ra: Xuất phát ban đầu là từ một ý tưởng, một nhu cầu thiết thực nào đó, dự án cần p hải có mục tiêu rõ rệt nhằ m tạo ra một sự thay đổi tiến bộ hơn hoặc một điều gì đ ang được mo ng đợi mà chưa từng có ở hiện tại. Vì vậy, việc quản lý dự án cũng có những tính chất r iêng khác với các hoạt động thư ờng xuyên. 6. Dự án thư ờng đư ợc thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn: Tất cả mọi dự án, từ lớn đến nhỏ đều đ ư ợc triển khai trong một môi tr ư ờng luôn b iến động nên bất cứ dự án nào cũng có những rủi ro, bất trắc. Do vậy, ngư ời điều hành dự án luôn phải chú ý đặc điể m này để phân tích và ư ớc lư ợng các rủi ro, chọn lựa các giả i pháp cho một tương lai b ất định, dự kiế n những trư ờng hợp phòng thủ cần thiết cũng như luôn theo d õi và có phản ứng thích hợp, kịp thời nhằ m đ ảm bảo cho dự á n đi đến thành công. Trong xu thế toàn cầu hoá và tiến tr ình hội nhập đang diễn ra nha nh chóng như hiện nay th ì tính không ổn định về mô i trư ờng hoạt động của các dự á n lại càng tr ở nên phức tạp hơn. Đó chính là điều thử thách đối với các c án bộ quả n lý dự án. 7. Dự án thư ờng có nhiều thay đổi: Do thường có rủi ro, bất định nê n dự án thường hay phải thay đổi, đó là: Thay đổi trong các gia i đoạn của chu trình dự án; Thay đổi do yêu c ầu của khách hàng, đối tác, nhà tài tr ợ, của tiến bộ kỹ thuật; Tha y đổi về nhân sự và môi trường là m việc; … nó đòi hỏ i người quản lý phải hết sức năng động và sáng tạo. Tóm lại: Từ những đặc điể m tr ên có thể thấy dự án có tính chất phức tạp, gồm nhiề u hoạt động liên quan lẫ n nhau, liên qua n đến nhiề u người/nhiều đối tác, phạ m vi và chức năng có thể bị chồng chéo. Có thể nói rằng, mỗi thành công hay thất bại của dự án phụ thuộc lớn vào trình độ và năng lực tổ chức của ngư ời quản lý, và nắm vững đ ư ợc các đặc điể m, đánh giá đúng được bản chất và tính p hức tạp của dự án để có những quyết sách thích hợp là một trong những điều kiện của thành công. PHÂN LOẠI DỰ ÁN I II. Trong thực tế có nhiều tiê u thức phân loại dự án, tùy theo mục đích nghiên cứu và q uản lý mà có thể lựa chọn tiêu thức phân loại cho ph ù hợp, s au đây là một số cách p hân loại thông dụng nhất: 10
- 3.1. Phâ n lo ại the o mục đích Tùy theo mục đích, dự án có thể đư ợc phân thà nh 2 loại chính: Dự án đầu tư k inh doanh và dự án phát triể n. 1. Dự án đầu tư k inh doanh: là dự án có liên quan đ ến việc đầu tư vào s ản xuất hoặc kinh doanh những sản phẩ m hay dịch vụ nào đó. Ở c ác nư ớc phát triển, các dự án này chủ yế u thuộc lĩnh vực đầu tư tư nhân. Ở nư ớc ta, trư ớc đây trong c ơ chế sở hữu tập thể những dự án này phần nhiề u do Nhà nước đầu tư nhưng hiệ n nay cũng đang tích cực thu hút đầu tư tư nhân. Ví d ụ dự án đầu tư s ản xuất và chế biế n thủy sản, dự á n chế biến sữa, dự án kinh doanh du lịch, ... 2. Dự án phát triển: là d ự án nhằ m tạo ra năng lực mới hoặc tăng năng lực sản xuất v ì mục tiê u phát triển. Các dự á n phát triển chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư công để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập Quốc dân, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao đ ộng, nhất là ở các nước đang phát triển. Các dự án phát triển lạ i có thể phân làm hai lo ại chính: Dự án sản xuất nhằm tạo ra một hay một số loại sản phẩm nào đó. Ví d ụ, dự án phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, ... Dự án không sản xuất, sản phẩ m của dự án không phải là những hàng hóa c ụ thể. Ví d ụ, dự án để cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng, dự án nhằ m nâng cao điều kiện học tập cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, ... 3.2. Phâ n the o ngành Theo các ngà nh khác nhau như dự án phát triển sản xuất Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Ngư nghiệp; Xây dựng cơ s ở hạ tầng nô ng thôn (đập thủy lợi, đ ường sá, cầu cống, trạ m xá, trư ờng học, hệ thống nư ớc sinh hoạt nông thôn,...); Dự án về y tế và c hă m sóc sức khỏe cho ngư ời dân; ... 3.3. Phâ n the o nội dung Là các d ự án thực thi các nội dung khác nhau như: Tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việc là m, giáo d ục, khuyến nông. Dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng. Phát triển phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số. Bảo vệ tài nguyên và môi trư ờng. Dự án phát triển sản xuất. Dự án phát triển c ơ s ở hạ tầng. C ải tạo mô i trư ờng, bảo vệ tài nguyên thiê n nhiên. Phát triển nguồ n nhân lực (đ ào tạo, tập huấn cho cộng đồng và cá nhân). Dự án nghiê n c ứu khoa học. Dự án triển kha i và đưa các tiến bộ kỹ thuật vào s ản xuất và khuyế n nông. 3.4. Phâ n lo ại the o qui mô và phạ m vi hoạt động 1. Theo quy mô: có thể phâ n thành các d ự án lớn là những dự án có quy mô lớn được triển khai tr ên một phạm vi rộng hay theo vùng lã nh thổ và thư ờng do Trung 11
- ư ơng quản lý. Ví dụ, dự án "Hạ tầng c ơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng" do Ngân hàng thế giới tài tr ợ tại 13 tỉnh miền Trung (từ Tha nh Hóa đến Bình Phư ớc); Hay "Dự á n giả m nghèo miền Trung" do Ngân hàng phát triể n Châu Á tài trợ tại 4 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiê n Huế và Kon Tum; .... Dự án trung b ình là những dự án được thực hiện tại một tỉnh, huyện và thư ờng do địa phương quản lý. Dự án nhỏ là dự á n đư ợc thực hiện tại phạm vi một thôn hay xã. 2. Theo thời gian: có thể chia thành dự án d ài hạn, thường có thời hạn từ năm năm tr ở nên. Dự án trung hạn, khoảng 3- 5 nă m và d ự á n ngắ n hạn, khoảng 1 nă m. 3.5. Phâ n biệt các mối quan hệ C hính Kế hoạch C hương Dự án sách 3, 5 hoặc 10 năm trình (Project) (Policy) (Pla nning) (Program) Chính sách: Là nhữ ng chủ trương, đư ờng lối đư ợc quyết định ở cấp cao hơn, thường do Chính phủ đề ra và đư ợc áp dụng tr ên phạ m vi to àn quốc. Kế hoạch: N hằ m đưa ra chiế n lư ợc phát triển của đất nước, của ngành, liê n ngà nh và là cơ sở để xây dựng các chương tr ình và kế hoạch hàng năm ho ặc các dự án. Hiệ n nay đối với Việt Na m, chúng ta thư ờng áp dụng các kế hoạch 5 năm, hoặc 10 năm. Chương trình: Là tổ hợp các dự án, các hoạt động đ ư ợc quản lý một cách phố i hợp, trong một thời gian nhất định nhằ m đạt đư ợc một số mục đích chung đã đ ịnh trước. Một kế hoạch có thể bao gồ m nhiều chương tr ình. Các chương trình có tính c hất định hư ớng các công việc chính cần phải là m đ ể đạt được các mục tiêu c ủa kế hoạch. Mỗi chương tr ình thư ờng đề ra một số mục tiêu, tiê u chuẩn chung. Dự án: Mỗi chương tr ình có thể bao gồm nhiều dự án liên quan với nhau và lồng ghép trong một tổng thể nhằm đạt đ ược các mục tiêu của chương tr ình. Các dự án được thực hiện ở nhiều nơi k hác nha u, trong phạ m vi một vùng, một nư ớc, thậ m chí ở một số nư ớc tr ên thế giới (ví dụ, các dự án thuộc chương tr ình c ủa các tổ chức Quốc tế) Ngoài ra, một số dự án còn đư ợc phân ra thành các d ự án nhỏ hơn (dự án nhánh, s ub- project). Các dự án nhánh thường đư ợc thực hiện trên một địa bàn c ụ thể hoặc tại một cộng đồng. Ví d ụ 1: Để thực hiệ n các chủ trương và chính sách c ủa Đảng và Nhà nước về P TNT, ở nư ớc ta, hiện na y đang thực hiện một số chương tr ình như: Chương tr ình mục tiêu Quốc gia về việc là m ( 126/1988/QĐ- TTg); Chương tr ình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giả m nghèo (133/1998/QĐ- TTg); Chương tr ình 327 về phủ xanh đất trống, 12
- đồi núi trọc (327/1992 QĐ- CT, Hội đồng Bộ Trư ởng) và sau này đư ợc thay thế bằng c hương tr ình tr ồng 5 triệu hecta rừng; Chương tr ình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miề n núi, v ùng sâu, vùng xa (135/1998/ QĐ- TTg) đ ầu tư cho 1715 xã với ha i mục tiêu là đ ầu tư xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Mỗi chương tr ình có rất nhiều dự án nhằ m để thực hiệ n cá c mục tiêu chung của c hương tr ình. Ví d ụ, chương tr ình xóa đ ói giả m nghèo 133 có 9 nội dung chính đư ợc c hia thành các dự án lớn như: 1. Hỗ trợ xây dựng cơ s ở hạ tầng xã nghèo; 2. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiể u số khó khăn; 3. Định canh, định c ư; 4. Hỗ trợ và hư ớng dẫn ngư ời nghèo cách làm ăn; 5. Cung c ấp vốn tín dụng; 6. Chăm lo sức khỏe cho người nghèo; 7. Phát triển giáo dục cho ngư ời nghèo; 8. Phát triển sản xuất và đa d ạng ngà nh nghề; 9. Đào tạo cán bộ địa phương. Ví d ụ 2: Một tổ chức Quốc tế có chương tr ình "Hỗ trợ trẻ em có ho àn c ảnh đặc b iệt khó khăn". Chương tr ình này gồ m một số dự án như: "Tạo việc làm nâng cao thu nhập gia đ ình", dự án "trẻ em đư ờng phố", dự án "bữa ăn dinh dư ỡng ", dự án "dạy văn hóa cho tr ẻ em mù chữ", ... Các dự án này đư ợc thực hiệ n ở trên nhiều nước đối tác c ủa tổ chức và đều có mục tiêu chung là giúp đ ỡ các trẻ em có ho àn c ảnh đặc biệt khó k hăn. Như vậy, một số dự án nhưng c ũng có thể đư ợc thực hiện ở nhiề u nư ớc khác nha u trên Thế giới. I V. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 4.1. Khái niệ m Dự án phát triển nông thôn là một loại dự án để giả i quyết một hay một số vấn đề c ủa cộng đồng nông thôn với sự tha m gia tích cực của nhiều lực lư ợng xã hội (b ên trong, bên ngoài) nhằm mục đích tạo ra những chuyển biến xã hội theo hư ớng tíc h cực tại cộng đồng, thể hiện bằng một chương tr ình hành động với những tiêu phí về tài c hính và tài nguyên đã được định tr ư ớc. Tình trạng kém DỰ ÁN Tình trạng được cải thiện ( Thay đổi) phát triển hiện tại 4.2. Các đặc điể m của dự án phát triể n nông thôn 1. Các ho ạt động của dự án phải đi đến sự phát triển của một lĩnh vực sản x uất, một công đồng: N ghĩa là phải có sự thay đổi theo chiều hư ớng tích cực, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu c ầu chính đáng của cộng đồng. Cần lưu ý r ằng, thay đổi theo c hiề u hư ớng tăng trưởng là tiền đề cho sự phát triển, nhưng không phải bất kỳ thay đổi 13
- nào c ũng đều có sự phát triển. Những thay đổi đư ợc coi là phát triể n nếu thay đổi đó có các đ ặc tính như: C ải thiện điều kiện sống và thoả mãn đ ược nhu cầu tối thiểu của mọi ngư ời trong cộng đồng; Kích thích và tăng đuợc khả năng tự chủ của cộng đồng; Mang lại sự cải thiện lâu d ài, b ền vững; Và không tàn phá ho ặc là m tổn hại đến môi trường. 2. Có sự phối hợp của nhiều lực l ượng x ã hội: bên trong và bên ngoà i (Nhà nư ớc, các tổ chức xã hội, các tổ chức Quốc tế, các nhà chuyên môn...) vì mục tiê u p hát triển, có huy đ ộng các loại tài nguyên và nguồn lực, phân bố chúng một cách hợp lý để tạo ra sự phát triển. 3. T ập trung chủ yếu v ào v iệc nâng cao năng lực cho cộng đồng: Dự án phát triển là một dự án tập thể, đ ược tạo nên b ởi ý chí, sự đồng thuận của cộng đồng và sự tr ợ giúp của các lực lư ợng b ên ngoài. Tuy nhiên, sự can thiệp của b ên ngoài chỉ ma ng tính chất xúc tác nhằm giúp cộng đồng xác định những nhu cầu đích thực của họ cần giải quyết, giúp họ tự lực, gây dựng ý thức để họ tự giải quyết những k hó khăn của cộng đồng. Nghĩa là nhằm xây dựng năng lực cho cộng đồng để họ tự phát triển cho c hính họ. Tư tưởng "là m thay" và "nghĩ hộ " là tư duy r ất xa lạ với các dự án phát triển. 4. Dự án phát triển nông thôn có tính toàn diện hơn: Khác với dự án đ ầu tư, chỉ c hú ý đến mục tiêu kinh tế và lợi nhuậ n, dự án phát triển coi trọng cả mục tiêu kinh tế, xã hội và mô i trường, trong đó việc xây dựng các hành đ ộng tập thể là rất quan trọng. 5. Dự án phát triển nông thôn rất chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng: Trong dự án đầu tư có s ự tách rời khá rõ ràng giữa chủ đầu tư và ngư ời thực hiện. Trái lại, dự án phát triển không có sự tách rời đó. Sự tha m gia của cộng đồng là phương tiện hữu hiệu để tổ chức và vận dụng những năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của q uần chúng vào các ho ạt động phát triển. Do vậy, phả i tạo điều kiện để cho cộng đồng tham gia một cách tích cực vào d ự án từ đầu đến cuối. Có như vậy, khi dự án kết thúc, c hính cộng đồng mới có thể duy trì và phát huy hơn nữa những thành quả dự án. Tính bền vững của dự án đư ợc đo bằng kết quả là năng lực tổ chức và duy trì các ho ạt động tiếp theo của cộng đồng bằng nguồn lực tại chỗ sau khi khi dự án kết thúc. 6. Dự án phát triển nông thôn nhằm tạo ra những điều kiện về kinh tế v à xã hội cho cộng đ ồng, chú trọng đến tầm quan trọng của việc tăng quyền lực cho cộng đồng: Trọng tâm của các dự án phát triển là là m tăng tính hội nhập và b ền vững. Dự án là nơi các thành viê n trong cộng đồng tự tổ chức lại một cách dân chủ để xác định nhu cầu, các khó k hăn và cùng nhau thực hiệ n các hoạt động để đáp ứng các nhu cầu của c hính mình. 7. Cơ sở h ình thành các dự án phát triển nông thôn: Dự án phát triể n có mục tiêu nhằ m giả i quyết một hay một và i vấn đề hay để đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cộng đồng. N ếu b ên ngoài (Chính phủ, tổ chức xã hội, các chuyên gia,...) có ý định và 14
- có khả năng để giúp đỡ (hai vòng tròn bên trái và bên dưới), nhưng ngư ời dân không có nhu c ầu, th ì đ ó là sự áp đặt người dân phải nhậ n dự án (đôi khi là nhằ m mục đích tiêu tiền của n hững ngư ời ngoài). Nếu chúng ta có ý định tốt, ngư ời dân có nhu cầu ( hai vòng tròn ở trên) nhưng lạ i không có khả năng về nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực thì cũng không thể có dự án. Do đó, dự án phát triển phải là điểm hội tụ giữa ý định, nhu cầu và khả năng của các bên. Đây là một điểm khác biệt c ơ bản giữa dự án phát triển và các lo ại dự án k hác. S ự gặp nha u vì mục tiêu phát triển, sự thống nhất về ý chí và phương pháp hành động, đó là cơ sở quan trọng để hình thành các d ự án phát triển. Hình dư ới đây có thể minh họa cho các vấn đề đ ã nêu ở tr ên. Ý định của N hu c ầu của người cộng đồng ngoà i c ộng đ ồng DỰ ÁN K hả năng của người ngoà i và c ủa cộng đồng Hình 1.2: Cơ s ở để hình thành dự án 8. Đ ịa b àn ho ạt động: Dự án phát triển thư ờng đ ư ợc thực hiệ n ở các vùng nô ng thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi mà cơ s ở hạ tầng rất yếu k é m, trình độ dân trí thấp, điề u kiện kinh tế và khả năng đầu tư c ủa ngư ời dân rất hạn chế, phong tục tập quán ở nhiều nơi còn lạc hậu. Đây là một trong những khó khăn lớn của các dự á n phát triể n. 9. Hầu hết các dự án phát triển nông thôn là các dự án ma ng tính tổng hợp: Từ các d ự án có tính vật chất như phát triển hệ thống c ơ s ở hạ tầng (giao thông nông thôn, đ iện, thuỷ lợi,...); Đến các dự án phát triể n hệ thống thiết chế xã hộ i cơ bản như giáo d ục, y tế và chă m sóc sức khoẻ (chă m sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dư ỡng, nước sạch và vệ sinh môi trư ờng, sức khoẻ sinh sản...); Xây dựng nă ng lực quản lý; Hệ thống tín d ụng nô ng thôn; Xoá đói giả m nghèo; Bảo vệ và phát huy các b ản sắc văn hoá, ... Mức độ đa dạng phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi, trọng tâm và bối cảnh thực hiện c hương tr ình hoặc dự án. Với mục tiêu phát triển to àn diệ n, các chương tr ình/d ự án đều nhằ m cải thiệ n hoặc nâng cao điều kiện sống của nhó m đối tư ợng (không chỉ các hoạt động cải thiệ n điệu kiện vật chất, công nghệ mà còn cải thiện cả nhu cầu về mặt 15
- xã hội, tinh thần như nâng cao dân trí, bảo tồn truyền thống văn hoá, ...). Hình 1.3 là ví d ụ về một số lĩnh vực hoạt động chính của các dự án phát triển. N ăng lực sản xuất, kinh doanh Vốn tín N ăng lực dụng quản lý Tạo việc làm C hă m sóc sức Nâng cao khoẻ ban đầu năng lực XĐGN Phát triển Tă ng thu giáo dục nhập C ung cấp dịch vụ D Ự ÁN PTNT xã hội Bảo vệ tài Bảo tồn bản nguyên sắc vă n hóa C huyển giao công nghệ Dinh Phát triển cơ Phát triển dưỡng sở hạ tầng sản xuất Nư ớc sạch Đ iện, vệ sinh môi đư ờng, trư ờng T hủy trư ờng, lợi trạm Hình 1.3: Một số lĩnh vực hoạt động chính của dự án PTNT 10. Mục tiêu của các dự án phát triển là tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và hành động tập thể của cộng đồng: Do vậy, các lực lư ợng b ên trong và bên ngoài c ộng đồng quyết tâm thực hiệ n các kế hoạch hành đ ộng nhằ m ma ng lại một sự thay đổi xã hội theo chiều hư ớng tích cực. Như là hệ quả tất yếu khi các nhậ n thức, năng lực và kỹ năng tổ chức của cộng đồng đư ợc nâng cao sẽ tạo c ơ s ở cho việc hình thành những dự á n mới. Từ đó, tình tr ạng của cộng đồng lại được cải thiện ở mức cao hơn. Hình 1.4 thể hiện hệ quả có tính liên tục của các dự án PTNT. 16
- Bên ngoài Tình N hận thức về các trạng ho ạt động tập thể Tình Tình xã trạng trạng được nâng cao hội xã xã DỰ DỰ cần hội hội ÁN ÁN đư ợc chậ m đư ợc MỚI cải cải p hát thiện Năng lực và kỹ năng triển thiện hơn tổ chức các hoạt động Bên nữa tập thể được nâng lê n trong DỰ ÁN MỚI Các hệ quả của dự án Can thiệp * Nguồn: Tô Duy Hợp Hình 1.4: Hệ quả có tính liên t ục của dự án phát triể n nông thôn Những điều phân tích ở tr ên cho thấy, ngo ài những tính chất chung, các dự án p hát triển còn có những đặc điể m riêng. Nó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng trong tất cả các hoạt động cũng như các giai đoạn của dự án và việc thực hiệ n các dự án phát triển chính là một quá tr ình xây dựng năng lực và tạo q uyền cho ngư ời dân để họ có thể tự phát triể n cho chính họ. Các cán bộ phát triển cần p hải chú ý tới nhu cầu, năng lực, truyền thố ng, tập quán, điều kiện cụ thể của cộng đồng để phát huy tối đa sự tham gia của họ nhằ m đạt đư ợc các mục tiê u c ủa dự án. 17
- CHƯƠNG 2 CHU TRÌNH DỰ ÁN 2.1. Khái niệ m về chu trình c ủa dự án Chu trình dự án (project cycle) là các bư ớc hoặc các giai đoạn chính mà một dự á n phả i trải qua từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và các mối liê n hệ giữa chúng. Chu trìn h dự án là tổng hợp các gia i đoạn của dự án theo một chu tr ình khép kín và phát triển theo hình "xoá y trôn ố c". Thuật ngữ "chu tr ình" đ ư ợc sử dụng để nhấn mạnh rằng việc kết thúc một dự án chỉ là k ết thúc một chu tr ình và đ ể bắt đầu cho một chu tr ình mới ở mức độ cao hơn. Đồng thời nó cũng nói lên mố i quan hệ qua lại giữa các giai đoạn với nhau. Nói cách khác, chu trình dự án là một quá tr ình thực hiệ n dự án mà luôn có sự điều chỉnh các hoạt động cho phù h ợp với mục tiêu và thực tiễn. Nói chung, các bư ớc trong chu trình c ủa một dự án PTNT không khác với chu trình của các dự án khác, tuy nhiên về bản chất các hoạt động và quản lý trong từng vấn đề cụ thể là có khác nhau. Do vậy, cần phân tíc h các giai đoạn của một dự án P TNT để làm rõ các ho ạt động có liên q uan và nhất là chỉ r õ mố i quan hệ giữa các cán bộ phát triển với cộng đồng địa phương. 2.2. Các giai đo ạn của chu trình dự án Hiệ n nay có nhiều quan điể m khác nhau về kết cấu và nội dung các giai đoạn của c hu trình dự án, tuy nhiên có thể thấy rằng các gia i đ o ạn của chu tr ình đều phải tuân theo một tr ình tự nhất định, trong đó kết quả của gia i đoạn tr ư ớc là tiền đề cho các hoạt động của giai đoạn sau. Có thể nêu ra một số quan điể m sau đây: Chu trình theo quan đ iể m của ngân hàng Thế giới (như hình 1.5) là các giai đoạn c hính cần phải tiế n hành trong công tác quản lý dự án từ lúc h ình thành ý tư ởng và phát hiện c ơ hội đầu tư cho đ ến khi dự án kết thúc. Như vậy, theo ngân hàng Thế giới chu trình dự án bao gồm: Nhận biết dự án, xây dựng dự án, thẩ m định dự án, p hê chuẩ n dự á n, thực thi và giá m sát dự án và đánh giá dự án. Đây là một chu tr ình mà các nhâ n tố tác động qua lại lẫn nhau nhằm điều chỉnh hoạt động dự án để luô n phù hợp với nhu cầu thực tiễn. 18
- Dự á n mới Nhận biết dự án Đánh giá dự Xây dựng dự án án Thực thi và Thẩm định dự giám sát dự án án Phê duyệt dự án Hình 1.5: Chu trình dự án - The o Ngân hàng Thế giới (WB) Đây là một chu tr ình chỉ ra các bư ớc để thực hiện một dự án phát triển do ngân hàng Thế giới và một số tổ chức khác t ài trợ. Các dự án này đã đư ợc triển kha i trong nhiề u nă m qua tại các thôn, bản của Việt Nam. Ngoài ra, tiến trình dự án phát triển cũng có thể đư ợc biểu diễn qua một mô hình bao gồm 7 bư ớc đ ư ợc sắp xếp theo một tr ình tự như sau: Cần phải nhấ n mạnh rằng đây không phải là mô hình đường thẳng với các bư ớc liên tục mà là một tiến tr ình mà qua đó tất cả các bư ớc đều có ảnh hư ởng lẫn nhau (đư ợc biểu thị bằng các mũi tên trong hình 1.6). Dự án phát triển có nhiều mô h ình/chu trình khác nhau, ở tr ên chúng tôi ch ỉ giới thiệ u một mô h ình/chu trình tương đ ối phổ biến hiệ n nay. Mô hình này hỗ trợ những ngư ời là m công tác phát triển, những ngư ời lãnh đạo cộng đồng và những ngư ời tham gia có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch thực hiệ n hoặc đánh giá những dự án qui mô nhỏ ở các lĩnh vực khác nha u. Chu trình dự án này chỉ là m cơ sở hướng dẫn có tính chất linh hoạt. Do đó, tr ình tự có thể thay đổi hay điều chỉnh cho ph ù hợp với hoàn cảnh cụ thể. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế ( ĐH KHTN và NV)- Bài 1: Bài mở đầu
36 p | 1231 | 148
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Bài 2: Chủ thể quan hệ quốc tế
42 p | 802 | 120
-
Bài giảng Nhập môn hành chính nhà nước
286 p | 524 | 75
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 3: Chính sách thương mại quốc tế
47 p | 208 | 45
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 7: Liên kết kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
30 p | 151 | 28
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 6: Đầu tư quốc tế
33 p | 117 | 27
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 3: Chính sách thương mại quốc tế (tt)
21 p | 160 | 24
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 7: Quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ
38 p | 139 | 17
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 1 - Phạm Trí Cao
6 p | 233 | 15
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 9 - Phạm Trí Cao
12 p | 145 | 15
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng với các ứng dụng - Chương 9: Tương quan chuỗi
45 p | 88 | 11
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành (2017)
11 p | 87 | 7
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế học môi trường và chính sách môi trường
58 p | 157 | 7
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế học Môi trường và Chính sách Môi trường - Lê Việt Phú
58 p | 90 | 5
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 6
5 p | 61 | 3
-
Bài giảng Nhập môn kinh tế công nghiệp - TS. Nguyễn Hoàng Lan
29 p | 23 | 3
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 1
3 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn