intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Huệ

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:90

123
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5 - Học thuyết giá trị thặng dư trình bày nội dung kiến thức về sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, quá trình sản xuất giá trị thặng dư, tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, tích luỹ tư bản, quá trình lưu thông của tư bản, hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái của tư bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Huệ

  1. Chương V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản 5.2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 5.3. Sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành tư bản - Tích luỹ tư bản 5.4. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
  2. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản 5.1.1. Công thức chung của tư bản a, Công thức: T – H – T’ ( T’ = T + ∆t) b, So sánh công thức chung của tư bản với công thức lưu thông hàng hoá giản đơn (H – T – H) *Giống nhau: - Đều gồm 2 hành vi mua và bán; - Đều gồm những nhân tố hàng và tiền; - Đều chứa đựng mối quan hệ giữa người mua và người bán
  3. T ­ H – T’ và H – T ­ H *Khác nhau: - Về hình thức: + Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu và kết thúc là hàng hoá, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới. + Công thức lưu thông tư bản bắt đầu và kết thúc đều là tiền tệ, hàng hoá đóng vai trò trung gian.
  4. T – H – T’ và H – T - H -Về mục đích : + Lưu thông hàng hoá giản đơn mục đích là giá trị sử dụng để đi vào tiêu dùng. + Lưu thông của tư bản mục đích là giá trị, là giá trị tăng thêm sau quá trình vận động (giá trị thặng dư = ∆t),  Vận động của tư bản là vô hạn, tiền được đưa vào lưu thông liên tục với mục đích mang về một lượng giá trị lớn hơn, càng nhiều càng tốt  Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
  5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1.2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: T – H – T’ ( T’ = T + ∆t) -∆t do đâu mà có? -Mâu thuẫn là lưu thông không làm tăng giá trị nhưng giá trị tăng lên cũng không ở ngoài quá trình lưu thông. -K. Mark: “Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông nhưng cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông, nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”
  6. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1.3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản a. Hàng hoá sức lao động * Sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể được sử dụng trong quá trình lao động.
  7. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Điều kiện để Sức lao động trở thành hàng hoá + Thứ nhất: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. + Thứ hai: Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, buộc phải bán sức lao động để sống.
  8. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: - Giá trị hàng hoá sức lao động + Khái niệm: là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động đó  Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
  9. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Cơ cấu giá trị sức lao động gồm: . Giá trị những tư liệu sinh hoạt về cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. . Chi phí đào tạo người lao động . Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con của người lao động
  10. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ *Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động - Khái niệm: giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của sức lao động đó -Công dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là khi được sử dụng nó sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.  Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị.
  11. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản * Bản chất: tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện thành giá trị hay giá cả của lao động: + Nhà tư bản trả công sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá + Số lượng tiền công phụ thuộc tính chất của lao động
  12. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Hai hình thức cơ bản của tiền công - Tiền công theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn - Tiền công theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định
  13. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế - Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản - Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
  14. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. - Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư, đó là quá trình bằng lao động trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư.
  15. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa + Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của người công nhân thuộc về nhà tư bản + Sản phẩm do công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
  16. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư (Ví dụ: Để sản xuất ra 10 kg sợi trong 4 h: - Nhà tư bản mua 10 kg bông = 10 USD - Khấu hao máy móc trong 4 giờ = 6 USD - Thuê lao động làm việc trong 8 giờ =4USD -Trong 1h lao động người công nhân tạo ra giá trị là 0,5 USD
  17. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Sau 4h nhà tư bản thu được: 10 kg sợi x 2 USD/kg = 20 USD + Số chi phí đã chi cho sản xuất: 20 USD - 4 giờ tiếp theo nhà tư bản cũng thu được 20 USD (nhưng chỉ chi phí hết 16 USD) Sau 8 giờ lao động nhà tư bản đã chi 36 USD thu về 40 USD. Trừ chi phí nhà tư bản còn 4 USD
  18. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ *Kết luận: +Thứ nhất: Giá trị sản phẩm sản xuất ra (20kg sợi)gồm hai phần: - Phần giá trị tư liệu sản xuất bảo toàn và chuyển hoá sang sản phẩm (32 USD) - Phần giá trị mới do sức lao động của người công nhân tạo ra (8 USD)  Phần giá trị mới này = sức lao động + giá trị thặng dư
  19. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Giá trị thặng dư (m) : là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt +Thứ hai: Ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần: -Phần tạo ra ngang bằng giá trị sức lao động gọi là lao động cần thiết; -Phần tạo ra giá trị dôi dư gọi là lao động thặng dư
  20. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Thứ ba: mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết. -Chỉ trong lưu thông nhà tư bản mới mua được hàng hóa sức lao động; -Hàng hóa đặc biệt đó đã được sử dụng trong sản xuất (ngoài lưu thông) để sản xuất ra giá trị thặng dư. Tư bản xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông  Vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2