intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý công nghiệp: Chương 1 - TS. Trần Thị Bích Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản lý công nghiệp: Chương 1 - TS. Trần Thị Bích Ngọc" được biên soạn bao gồm các nội dung chính sau: Khái niệm về sản xuất; Phân loại sản xuất; Khái niệm về quản trị sản xuất (QTSX); Các mục tiêu về quản trị sản xuất; Mỗi quan hệ giữa QTSX và các chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp; Kết cấu hệ thống sản xuất; Năng suất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý công nghiệp: Chương 1 - TS. Trần Thị Bích Ngọc

  1. Học phần: Quản lý sản xuất Mã học phần: EM3417 (BTL) Mục tiêu chung của học phần: Cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của quản trị sản xuất, những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán để giúp giải quyết những vấn đề đó. Chịu trách nhiệm biên soạn chương: PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc EM 3417 1
  2. Các tài liệu tham khảo của môn học Tiếng Việt: • Quản lý sản xuất và tác nghiệp. Nguyễn Văn Nghiến. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009 • Quản trị tác nghiệp. Trương Đức Lực & Nguyễn Đình Trung. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010. ( Lý thuyết và bài tập) • Các tác giả khác và các học liệu mở trên internet… 2
  3. Các tài liệu tiếng Anh: • William J. Stevenson. 2011. Production/ Operation Management. McGraw-Hill Companies. Xuất bản lần thứ 11. • Richarf B. Chase, Nicholas J. Aquilano, F. Robert Jacobs. 2004. Operations Management for Competitive Advantage. McGraw-Hill Companies. Xuất bản lần thứ 10. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài khác: Nga, Pháp, Nhật... * Các học liệu mở trên internet của các trường đại học trên thế giới… 3
  4. Phương pháp đánh giá kết quả học của sinh viên theo Học phần • Điểm quá trình: 30% (Bài tập trên lớp, thuyết trình và bài tập lớn); • Điểm thi cuối kỳ: 70 % (Thi tự luận bài tập) • Xem xét cộng điểm thưởng cho các sinh viên có thành tích xuất sắc trong quá trình học theo điểm quá trình, có bài thuyết trình hoặc tiểu luận nộp kèm theo, nghiên cứu khoa học theo môn học và có thành tích tốt… 4
  5. CÁC NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT • CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CÔNG SUẤT • CHƯƠNG 3: CHU KỲ SẢN XUẤT • CHƯƠNG 4 : KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT • CHƯƠNG 5 : TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN • CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC SẢN XUÂT TRONG CÁC XƯỞNG CÔNG NGHỆ (JOB SHOP) • CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ • CHƯƠNG 8: LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT THEO DỰ ÁN 5
  6. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN • Sinh viên cần tuân thủ nghiêm túc các nội quy và quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Kinh tế và Quản lý. • Sinh viên cần có tinh thần thái độ tích cực, chủ động trong học tập và chấp hành tốt các yêu cầu của học phần: đọc trước tài liệu, làm bài tập đầy đủ; nộp bài tập lớn đúng hạn; đào sâu suy nghĩ. • Đối với bất kỳ sự gian lận nào trong quá trình làm bài tập hay bài thi, sinh viên phải chịu mọi hình thức kỷ luật của Viện/Trường và bị 0 điểm cho phần bài đánh giá có sự gian lận này. 6
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Các nội dung xem xét: 1.1. Khái niệm về sản xuất 1.2. Phân loại sản xuất 1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất (QTSX) 1.4. Các mục tiêu về quản trị sản xuất 1.5. Mỗi quan hệ giữa QTSX và các chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp 1.6. Kết cấu hệ thống sản xuất 1.7. Năng suất 7
  8. Yêu cầu về chương 1 • Nắm được phần lý thuyết cơ bản; • Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập cụ thể của chương. 8
  9. 1.1. Khái niệm về sản xuất • Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. • Sản xuất là quá trình biến đổi từ các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm đầu ra • Sản xuất là: lĩnh vực tạo ra sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội; tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất, tạo ra nguồn thu cho ngân sách và các phúc lợi xã hội… 9
  10. Mô hình sản xuất Các yếu tố đầu vào: Các sản phẩm, - Lao động; dịch vụ đầu ra: - Máy móc, thiết - Các sản bị; phẩm, dịch vụ - Công cụ, dụng Quá trình biến có ích cho xã cụ sản xuất; đổi hội; - Nguyên vật (Sản xuất) - Các sản phẩm liệu; có hại cho xã - Nhà xưởng; hội - Thông tin;… Thông tin phản hồi 10
  11. Ví dụ về quá trình sản xuất Các yếu tố đầu (ngành dịch vụ) Các sản phẩm, dịch vụ đầu ra: vào: - Bác sỹ; y tá, - Các bệnh điều dưỡng, kỹ nhân được thuật viên chữa khỏi - Máy móc, thiết bệnh (có ích bị y tế; Quá trình khám cho xã hội); - Công cụ, dụng chữa bệnh tại - Rác thải, cụ y tế; Bệnh viện nước thải y - Thuốc men, tế, các bệnh vật tư y tế; dịch lây - Các phòng truyền cho xã khám; hội từ bệnh - Thông tin;… viện (có hại cho xã hội) Thông tin phản hồi 11
  12. Phân loại về sản xuất Tiêu chí: dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất ra và tính lặp lại của QTSX TYPES Sản xuất đại Sản xuất đơn Sản xuất theo trà (mass chiếc (Single lô (Batch production) Production) production) 12
  13. Hình ảnh minh họa về sản xuất đại trà 13
  14. Đặc điểm của sản xuất đại trà • Số lượng chủng loại sản phẩm rất ít, số lượng sản phẩm sản xuất lại rất nhiều; • Quá trình sản xuất lặp lại cao trong thời gian tương đối dài; • Quy trình công nghệ được xây dựng tỷ mỉ và chi tiết đến từng nguyên công; 14
  15. • Máy móc thiết bị có mức độ chuyên dụng và tự động hóa cao; • Đầu tư ban đầu lớn; • Tính linh hoạt của hệ thống kém; • Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ; • Trình độ chuyên môn hóa công việc của người lao động cao. 15
  16. Minh họa về sản xuất đơn chiếc 16
  17. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc • Số lượng chủng loại sản phẩm nhiều nhưng số lượng mỗi loại rất ít hoặc duy nhất; • Quá trình sản xuất không có tính lặp lại; • Mức độ chuyên môn hóa công việc của công nhân thấp nhưng trình độ tay nghề lại cao; 17
  18. • Máy móc thiết bị công nghệ chủ yếu là vạn năng và bố trí sắp xếp theo từng nhóm công nghệ; • Đầu tư ban đầu thấp, tính linh hoạt của hệ thống cao. 18
  19. Minh họa sản xuất theo lô 19
  20. Đặc điểm của sản xuất theo lô • Số lượng chủng loại sản phẩm tương đối nhiều nhưng số lượng từng loại trung bình; • Quá trình sản xuất lặp lại theo chu kỳ; • Trình độ chuyên môn hóa công việc của người lao động trung bình; • Máy móc thiết bị công nghệ vừa vạn năng và vừa chuyên dụng, được bố trí hỗn hợp: vừa theo nhóm công nghệ và vừa theo hành trình công nghệ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2