intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị dự án - Chương 2

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

314
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị dự án - Chương 2: Phân tích tài chính dự án sẽ giới thiệu đến các bạn có kiến thức cơ bản về: Nhu cầu vốn cố định, nhu cầu vốn lưu động, tổng vốn đầu tư, nguồn vốn, dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm, ước lượng ngân lưu... Mơi các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị dự án - Chương 2

  1. Chương 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
  2. Việc tính toán, phân tích, đánh giá tài chính được tiến hành theo những nội dung và trình tự sau : - Dự trù vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ. - Dự kiến các khoản thu, chi, lợi nhuận. - Xây dựng ngân lưu dự án - Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, độ an toàn tài chính của dự án.
  3. 1. Nhu cầu vốn cố định. Nhu cầu vốn cố định của dự án là những khoản chi đầu tư ban đầu và những chi đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao. .
  4. 1. Nhu cầu vốn cố định:Vốn cố định bao gồm: - Chi trong giai đoạn chuẩn bị : là những khoản chi phát sinh trước khi thực thi dự án như chi thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt. Chi quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục...), quan hệ dàn xếp cung ứng, tiếp thị - Chi đầu tư ban đầu về mặt đất, mặt nước : chi phí san lấp đền bù, giải phóng mặt bằng, mua đất… - Giá trị nhà cửa và kết cấu hạ tầng sẵn có (cũng phải có xác nhận như trên). - Chi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo - Chi đầu tư về máy móc thiết bị, dụng cụ - Chi chuyển giao công nghệ (nếu có). - Chi cho hoạt động đào tạo …
  5. 2. Nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn đầu tư: - Hàng tồn kho (AI: Account Inventory): Tồn kho nguyên vật liệu & tồn kho thành phẩm - Khoản phải thu - AR: Account Receivable - Khoản phải trả- AP: Account Payable - Tồn quỹ tiền mặt- CB: Cash Balance Nhu cầu vốn lưu động của dự án thường được xác định theo công thức sau: Nhu cầu VLĐ = CB + AI + AR - AP
  6. Chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản: một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghett sử dụng $100 để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu..., nhập kho. Một tuần sau, công ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là vốn lưu động của công ty.
  7. 3. Tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư (VĐT) = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động
  8. 4. Nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư vào dự án có thể từ hai nguồn cơ bản sau: - Vốn chủ sở hữu - Vốn vay
  9. - Vốn chủ sở hữu: có thể là vốn tự có hay vốn góp (nếu là vốn góp của các bên phải lập thành bảng nêu rõ giá trị phần vốn góp của các bên, tỷ lệ, hình thức góp của các bên.)
  10. - Vốn vay: Bao gồm: + Vay ngân hàng: cần xác định rõ giá trị vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh, thế chấp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). + Vay trả chậm mua thiết bị của nước ngoài: cần cụ thể giá trị phần vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh. + Vay cán bộ công nhân viên... Trong dự án cũng cần nêu rõ tiến độ huy động vốn cụ thể qua từng thời kỳ của từng nguồn vốn, đặc biệt trong năm đầu tiên (chia ra từng quí hoặc từng tháng).
  11. 5. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Chi phí trực tiếp Chi phí quản lý Chi phí bán hàng
  12. 5. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Chi phí trực tiếp : Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung.
  13. 5. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Chi phí quản lý bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động của dự án như: - Tiền lương và các khoản phụ cấp cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý dự án - Khấu hao tài sản thiết bị văn phòng dự án, tiếp khách và một phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án theo tỷ lệ thích hợp.
  14. 5. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của dự án bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì đóng gói….Thường dự tính một tỷ lệ thích hợp theo doanh thu hoặc chi phí của dự án.
  15. Phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí của dự án: a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu b. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch. c.Phương pháp kết hợp
  16. a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Phương pháp này dựa trên giả thiết cho rằng tất cả chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương lai. Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.
  17. b. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch được xây dựng dựa trên thông tin đến thời kỳ tương lai mà dự án sẽ hoạt động được tính dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, mức sản lượng sản xuất và công nghệ sử dụng trong dự án cụ thể…Do đó nhà phân tích cần phải quyết định dành bao nhiêu nguồn lực để tạo ra các mức sản lượng nhất định trong suốt giai đoạn hoạt động của dự án.
  18. c.Phương pháp kết hợp Hai phương pháp ước tính trên đều có những bất lợi, do đó một phương pháp dự kiến chi phí dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết quả tốt hơn.
  19. Tính toán doanh thu hàng năm a. Xác định giá bán của sản phẩm dự án b. Về tiêu thụ sản phẩm c.Tính toán doanh thu
  20. a.Xác định giá bán của sản phẩm dự án: Nguyên tắc: - Có thể cạnh tranh được trên thị trường (về giá cả và CL). - Vừa sức mua của người tiêu thụ để họ có khả năng chi trả. - Cân đối với giá các mặt hàng khác trên thị trường - Đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận cho người sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2