Bài giảng Quản trị dự án - Chương 4
lượt xem 17
download
Chương 4 thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thuộc Bài giảng Quản trị dự án có nội dung trình bày về: một số khái niệm lợi ích kinh tế xã hội và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị dự án - Chương 4
- CHƯƠNG IV THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
- 1. Khái niệm: Lợi ích kinh tế xã hội là những lợi ích về mặt kinh tế được xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là xét trên tầm vĩ mô, khác với những lợi ích về mặt tài chính chỉ xét trên tầm vi mô liên quan đến từng xí nghiệp.
- 1. Khái niệm: Nói cách khác: Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án.
- 1. Khái niệm Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng có tính chất định tính như : - Đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước (công nghiệp hóa, hiện đại hóa...). - Góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh...
- Những đóng góp có tính chất định lượng như : - Gia tăng thu nhập quốc dân. - Mức tăng thu ngân sách. - Gia tăng số người có việc làm. - Tăng thu ngoại tệ...
- Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất mà xã hội dành cho dự án thay vì sử dụng vào việc khác trong tương lai gần. Như vậy, lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế
- II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Người ta dùng các chỉ tiêu tương tự như khi thẩm định hiệu quả tài chính đó là thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần… Điểm khác biệt là khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội cần điều chỉnh giá tính trong dự án (giá tài chính) về giá kinh tế.
- II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Ngoài ra, trong thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội còn có chỉ tiêu đặc thù như sau: 1. Chỉ số sinh lời kinh tế (ERR) Chỉ số sinh lợi kinh tế là tỷ suất chiết khấu làm cho hiện giá lợi ích kinh tế của dự án bằng với hiện giá chi phí kinh tế của dự án. Chỉ số sinh lợi kinh tế tính tương tự như tỷ số sinh lời nội bộ (IRR) nhưng có ý nghĩa đánh giá dự án dưới góc độ của toàn nền kinh tế, toàn xã hội. Bt: Lợi ích kinh tế năm thứ t Ct: Chi phí kinh tế năm thứ t n t ERR = r ( Bt Ct ) /(1 r ) t 0 0
- 2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư Chỉ số sinh lời kinh tế là công cụ để đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng thu thập được đầy đủ số liệu theo yêu cầu đề ra. Do đó trên thực tế để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư người ta thường sử dụng những phương pháp tính toán đơn giản phù hợp với thực trạng về khả năng cung ứng thông tin của đất nước để xem dự án đóng góp như thế nào đến mục tiêu phát triển của quốc gia. a. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia. Chỉ tiêu này chính là NPV kinh tế của dự án. Dòng tiền để xác định chỉ tiêu này có thể xác định theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp đã được đề cập ở phần phân tích tài chính, còn tính theo phương pháp gián tiếp người ta sử dụng công thức sau: Giá trị gia tăng = Lãi ròng + Lương + Thuế + Các khoản vay - Trợ giá, bù giá ( nếu có) +/- Ngoại tác
- Các khoản mục trong phân tích tài chính trong dự án đầu tư: thuế, trợ giá… là những chi phí mang tính chất chuyển giao trực tiếp. Đây là các giá trị có tính chất chuyển dịch sở hữu từ tổ chức kinh tế này sang tổ chức kinh tế khác mà không gây ra sự thay đổi nào trong nền kinh tế. Thuế: Thuế nộp cho ngân sách Nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách Nhà nước hay đối với nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc miễn giảm thuế để ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư là sự hy sinh của xã hội, 1 khoản chi phí của xã hội phải chịu. Thực ra thuế chiếm một phần trong giá nên người tiêu dùng phải chịu khoản thuế trong giá đó. Chính phủ là người thu khoản thuế này chi cho các khoản chung hay tái đầu tư phúc lợi cho toàn xã hội. Vì thế trên phạm vi toàn thể cộng đồng 2 khoản này triệt tiêu không tạo ra hay mất đi giá trị nào cả. Tuy nhiên, khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng) trong phân tích tài chính ta đã trừ đi các khoản thuế xem như là các khoản chi thì trong phân tích kinh tế xã hội ta phải cộng vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại.
- Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Trong phân tích tài chính ta coi nó là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội phải coi lương là thu nhập. Trong thực tế tiền lương, tiền công chưa phải thước đo chính xác giá trị sức lao động mà người lao động đã phải bỏ ra. Trong các nước còn nhiều người thất nghiệp, bán thất nghiệp thì nó càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động đóng góp cho dự án. Có thể tham khảo phương pháp điều chỉnh sau : - Đối với lao động có chuyên môn : để nguyên như trong phân tích tài chính. - Đối với lao động không có chuyên môn : chỉ tính 50% so với chi phí tiền lương trong phân tích tài chính.
- Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc & lãi) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà không làm tăng giảm thu nhập quốc dân. Tuy vậy, khi xác định lãi ròng trong phân tích tài chính ta trừ đi nợ như là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội cộng vào khi tính giá trị gia tăng. Trợ giá, bù giá: Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là 1 loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Như vậy khi tính giá trị gia tăng trong phân tích kinh tế xã hội ta phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá (nếu có). Ngoại tác: là chi phí hay lợi ích tăng thêm ở các dự án khác mà do thực hiện dự án đang xét có cơ hội tạo ra
- Trong phân tích tài chính giá cả lấy theo giá thị trường, ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của doanh nghiệp. Nhưng giá thị trường không trùng hợp với giá trị của hàng hóa nên lợi nhuận trong phân tích tài chính không phản ánh đúng đắn mức lời lỗ của cả đất nước. Hiện nay về phương diện giá cả nhất là giá các tài nguyên được sử dụng trong dự án phải tính theo giá kinh tế. Giá trị gia tăng của dự án gồm : - Giá trị gia tăng trực tiếp : tức là giá trị gia tăng do chính hoạt động của dự án sinh ra. - Giá trị gia tăng gián tiếp : là những giá trị gia tăng thu được từ các dự án khác hay các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xét tạo ra. Giá trị gia tăng gián tiếp trong đa số trường hợp không tính toán được mà chỉ phân tích định tính. Nhưng không nên xem nhẹ phần này nhất là đối với các dự án khu chế xuất, trồng rừng, xây dựng cầu đường thì ảnh hưởng của dự án đối với việc phát triển các ngành rất đáng kể. Giá trị gia tăng được tính cho từng năm hoạt động và tổng cộng cho cả thời hạn đầu tư. Ngoài ra còn tính cả chỉ tiêu Giá trị gia tăng/Vốn đầu tư để đánh giá giá trị gia tăng do dự án tạo ra trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư để so sánh với các dự án khác.
- b. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp của dự án và số lao động có việc làm ở các dự án có liên quan (số lao động có việc làm gián tiếp từ các dự án khác do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét). Chỉ tiêu này được thể hiện ở hai khía cạnh : - Số lao động do dự án sử dụng, được thể hiện qua chỉ tiêu số lao động của dự án/VĐT để so sánh với các dự án khác. - Thu nhập của người lao động, điều này vừa thể hiện số thu nhập thực vừa phản ánh chất lượng lao động. c. Chỉ tiêu đóng góp ngân sách Các khoản đóng góp cho ngân sách của một dự án bao gồm các loại thuế, tiền thuê đất, thuê các tài sản cố định, dịch vụ công cộng... Ngoài ra đóng góp chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa. Thể hiện qua chỉ tiêu mức đóng góp ngân sách và mức đóng góp cho ngân sách trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.
- d. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ) Một tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án là xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước, thể hiện qua chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án. Chỉ tiêu này được xác định thông qua các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời của dự án đang xét. Ngoài ra còn cả mức tiết kiệm ngoại tệ của các dự án liên đới và mức tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu không phải nhập từ nước ngoài. - Nếu kết quả >0 : Dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. - Nếu kết quả
- f. Đánh giá tác động đến môi trường của dự án Ảnh hưởng của dự án tới môi trường có tác động tích cực, có tác động tiêu cực. Những dự án có ảnh hưởng tích cực đó là tạo nguồn nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh y tế, tạo cây xanh, trồng rừng, làm đẹp cảnh quan... Những ảnh hưởng tiêu cực của các dự án như gây mất cân bằng sinh thái, thường xảy ra với các các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên…; gây ô nhiễm môi trường như chất thải từ các dự án công nghiệp... Nếu có tác động tiêu cực đến môi trường thì trong các dự án cần nêu các giải pháp khắc phục và chi phí để thực hiện các giải pháp đó (nếu chi phí này quá lớn thì phải chuyển địa điểm dự án hoặc loại bỏ dự án). Trên đây là những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội có thể định lượng được hoặc chỉ định tính với các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ thông thường. Trong đó đặc biệt quan trọng là phân tích sự phù hợp của dự án đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án nhằm đánh giá tác động của dự án đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong thẩm định kinh tế - xã hội người ta dùng giá kinh tế mà không phải là giá tài chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị dự án - Huỳnh Đạt Hùng
151 p | 1302 | 508
-
Bài giảng Quản trị dự án - Chương 5: Lập kế hoạch và ngân sách dự án
25 p | 375 | 85
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 2 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
21 p | 240 | 56
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 6 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
37 p | 312 | 54
-
Bài giảng Quản trị dự án và doanh nghiệp cơ vốn đầu tư nước ngoài - TS. Bùi Xuân Phong
203 p | 210 | 48
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thu Hương
41 p | 214 | 48
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 1 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
36 p | 218 | 46
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 3 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
79 p | 171 | 38
-
Bài giảng Quản trị dự án (TS. Trịnh Thùy Anh) - Chương 9: Kết thúc dự án
27 p | 220 | 35
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 7 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
23 p | 154 | 29
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 8 - GV.TS.Hồ Nhật Hưng
15 p | 119 | 23
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 1 - TS. Trịnh Thùy Anh
37 p | 152 | 22
-
Bài giảng Quản trị dự án (5 chương)
61 p | 126 | 21
-
Bài giảng Quản trị dự án - Chương 1
46 p | 123 | 18
-
Bài giảng Quản trị dự án - Chương 3: Lựa chọn dự án trong điều kiện rủi ro
21 p | 166 | 18
-
Bài giảng Quản trị dự án - GV. Huỳnh Đạt Hùng
20 p | 128 | 14
-
Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 4: Quản trị chất lượng dự án đầu tư
13 p | 45 | 10
-
Bài giảng Quản trị dự án phần mềm: Bài 2 - Đào Kiến Quốc
12 p | 92 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn