intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 1 - Ths. Nguyễn Thị Vân Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh và quản trị kinh doanh" tìm hiểu khái niệm kinh doanh; quản trị doanh nghiệp; nội dung nào và các bước thực hiện quản trị doanh nghiệp; đặc điểm quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh 4 kinh tế toàn cầu; các vấn đề nhà nước quản lý các doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 1 - Ths. Nguyễn Thị Vân Anh

  1. BÀI 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ths. Nguyễn Thị Vân Anh v1.0011107206 1
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Bắt đầu sự nghiệp với ý tưởng kinh doanh là mở chuỗi của hàng cà phê với thương hiệu “Cà phê Đất Việt”. Bạn chưa biết mình cần làm những gì để triển khai ý tưởng này thành hiện thực. • Vậy, các bước quản trị kinh doanh của việc khởi nghiệp là gì? Và có  • cần thiết phải đánh giá nhận thức kinh doanh của mình hay không? Bài học ngày hôm nay sẽ trả lời bạn câu hỏi này. v1.0011107206 2
  3. MỤC TIÊU Nắm được nội dung các khái niệm: kinh doanh, quản trị kinh doanh, các chức năng quản trị kinh doanh và các bước mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện để tiến hành kinh doanh. Hiểu được sự ra đời và phát triển các hoạt động kinh doanh. Nắm được các đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế hội nhập. Hiểu được Nhà nước quản lý các doanh nghiệp bằng công cụ gì? Đồng thời Nhà nước phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp những gì và các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gì đối với Nhà nước. v1.0011107206 3
  4. NỘI DUNG 1 Kinh doanh là gì? 2 Quản trị doanh nghiệp là gì? Quản trị kinh doanh phải thực hiện theo các nội dung nào và thực 3 hiện các nhiệm vụ nào? Quản trị kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh 4 kinh tế toàn cầu có đặc điểm gì cần phải quan tâm? 5 Nhà nước quản lý các doanh nghiệp về những vấn đề gì? v1.0011107206 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Để học tốt bài học này, học viên cần nghe và hiểu hiểu bài giảng, đồng thời trao đổi trên diễn đàn môn học, tham gia làm các bài luyện tập trắc nghiệm. • Tham khảo thêm một số sách quản trị kinh doanh, trong đó có: Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, NXB lao động xã hội, 2010. • Tham khảo tin tức trên các internet về tình hình kinh tế của đất nước cũng như của thế giới. v1.0011107206 5
  6. 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG • Cung, cầu, giá cả, sản phẩm, khách hàng. • Năm nhân tố cơ bản tạo nên khái niệm thị trường. • Thị trường là gì? Đặc điểm của thị trường. v1.0011107206 6
  7. 1.1. NHU CẦU • Khái niệm. • Phân loại. v1.0011107206 7
  8. 1.1.1. KHÁI NIỆM • Nhu cầu là trạng thái tâm lý căng thẳng khiến con người cảm thấy thiếu thốn về một cái gì đó và mong được đáp ứng. • Nhu cầu con người hết sức phong phú và đa dạng, phức tạp và không có giới hạn tuỳ thuộc khả năng của bản thân mỗi người và sự phát triển kinh tế của xã hội. v1.0011107206 8
  9. 1.1.2. PHÂN LOẠI • Theo mức độ cần thiết của con người: Theo A.H.Maslow, nhu cầu con người hết sức phong phú được chia theo 05 bậc thang từ thấp đến cao: Nhu cầu về mặt sinh lý của con người, nhu cầu có một cuộc sống an toàn, nhu cầu về mặt xã hội, nhu cầu địa vị và quyền lực xã hội, nhu cần thực hiện hoá bản thân. • Theo tính chất vật lý: gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu phi vật chất. • Theo phương thức cá nhân xử lý: gồm các cách, con người tự sản xuất cái mình có nhu cầu, con người đi tước đoạt của kẻ khác để thoả mãn nhu cầu của mình, con người đi xin người khác để đáp ứng nhu cầu của mình (các nước, tổ chức, cá nhân xin viện trợ), con người thông qua trao đổi trên thị trường để thoả mãn các nhu cầu. • Theo khách thể đáp ứng nhu cầu: gồm nhu cầu do thị trường đáp ứng, nhu cầu do xã hội cung ứng. • Theo khả năng thanh toán và tính cách văn hoá của con người trong xử lý nhu cầu: gồm nhu cầu lý thuyết, nhu cầu tiềm năng và nhu cầu hiện thực. v1.0011107206 9
  10. 1.2. MONG MUỐN Là nhu cầu phù với nét tính cách văn hoá của con người (thói quen, đặc điểm sinh lý, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp…) v1.0011107206 10
  11. 1.3. CẦU • Là mong muốn phù hợp với khả năng thanh toán của con người ở trên thị trường. • Nói các khác cầu phải thoả mãn hai điều kiện:  Phía người có nhu cầu phái có khả năng thanh toán;  Phía người đáp ứng nhu cầu phải thông qua trao đổi trên thị trường. v1.0011107206 11
  12. 1.4. SẢN PHẨM • Là những hàng hoá, dịch vụ được chào bán trên thị trường mà người bán mong muốn và cần đem đáp ứng cho người mua.  Hàng hoá được chia thành: Hàng hoá cá nhân và hàng hoá công cộng.  Dịch vụ: là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội. Dịch vụ có ba đặc điểm sau: Tính không chuyển nhượng quyền sở hữu, tính tiêu dùng tại chỗ và tính khó nhận dạng. • Sản phẩm: có các đặc điểm sau:  Sản phẩm có giá trị;  Tính thay thế của sản phẩm;  Tính đa công dụng của sản phẩm;  Giá trị của sản phẩm luôn thay đổi;  Đem lại lợi ích cho người bán chứ không phải là mục tiêu của ngừời bán.  Dùng để trao đổi. v1.0011107206 12
  13. 1.5. TRAO ĐỔI • Khái niệm. • Điều kiện của trao đổi. v1.0011107206 13
  14. 1.5.1. KHÁI NIỆM Trao đổi là hành vi nhận được một vật gì đó bằng việc cung cấp trở lại một vật khác, qua đó cả hai phía tham gia trao đổi đều thoả mãn nhu cầu của mình. v1.0011107206 14
  15. 1.5.2. ĐIỀU KIỆN CỦA TRAO ĐỔI Để tiến hành trao đổi phải có các điều kiện sau: • Ít nhất có hai chủ thể tham gia vào trao đổi; • Mỗi chủ thể phải có một vật gì đó có gía trị và cân đối với bên kia; • Mỗi chủ thể phải có khả năng đem vật có giá trị của mình ra trao đổi; • Mỗi bên tham gia phải đựơc tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị trao đổi; • Mỗi bên tham gia đều tin tưởng vào tính hợp lý và hữu ích của sự trao đổi. • Trao đổi phải được diễn ra ở một thời gian và không gian nhất định. v1.0011107206 15
  16. 1.6. KHÁCH HÀNG • Khách hàng là người đi mua sản phẩm trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của mình. • Phân loại: Có nhiều cách phân loại:  Theo quy mô: gồm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, xã hội và các xã hội.  Theo mức độ và phương thức mua: gồm khách hàng tiềm ẩn, khách hàng thực tế, khách hàng suy giảm. v1.0011107206 16
  17. 1.7. NGƯỜI BÁN Là người sở hữu sản phẩm với mong muốn đem đáp ứng cho khách hàng vì mục đích thu lợi. v1.0011107206 17
  18. 1.8. CUNG Là bên bán (một loại sản phẩm tương tự) cùng khối lượng sản phẩm mà họ có thể đáp ứng cho bên có nhu cầu. v1.0011107206 18
  19. 1.9. GIÁ CẢ • Khái niêm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, là sự đối thoại giữa sản phẩm với khách hàng và các nhà cung ứng. • Vai trò: Giá cả là công cụ để cạnh tranh quan trọng trong việc bán sản phẩm. • Điều kiện: Giá cả phải thoả mãn 03 yêu cầu sau: Hoàn đủ chi phí tạo ra sản phẩm, thu đựoc một lượng lãi nhất định, có được một nhóm khách hàng đủ lớn chấp nhận. v1.0011107206 19
  20. 1.10. THỊ TRƯỜNG • Theo nghĩa rộng, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm và tiền tệ trao đổi, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của hai phía cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần có của sản phẩm. • Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Ở đó: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Và một phần câu hỏi sản xuất ra để làm gì? Được quyết định thông qua thị trường. • Đặc điểm của nền kinh tế thị trường thế kỷ 21:  Sự liên kết và cạnh tranh kinh tế diễn ra trên quy mô khu vực và toàn cầu;  Cách mạng khoa học và công nghệ liên tục phát triển;  Sự cạn kiệt tài nguyên cho sản xuất.  Tội ác và khủng bố xã hội phát triển.  Doanh nghiệp ngày một can thiệp sâu vào Nhà nước. v1.0011107206 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2