intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 1 - Ths. Phan Thị Thanh Hoa

Chia sẻ: Việt Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 1: Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh" giúp sinh viên hiểu được khái niệm doanh nghiệp dưới các cách tiếp cận khác nhau; các cách phân loại doanh nghiệp; phân tích được các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 1 - Ths. Phan Thị Thanh Hoa

  1. QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên: TS. Ngô Việt Nga TS. Vũ Trọng Nghĩa TS. Phạm Hồng Hải ThS. Phan Thị Thanh Hoa Gv. Dương Công Doanh Trường đại học Kinh tế quốc dân v1.0013104217 1
  2. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN I. Mục tiêu môn học Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có đủ kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ quản trị cụ thể ở các doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. II. Nội dung môn học Học phần gồm 7 bài Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp Bài 2: Quản trị kinh doanh Bài 3: Nhà quản trị Bài 4: Tạo lập doanh nghiệp Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp Bài 6: Quản trị các đối tượng gắn với môi trường bên ngoài doanh nghiệp Bài 7: Hiệu quả kinh doanh v1.0013104217 2
  3. BÀI 1 DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH GV: Ths. Phan Thị Thanh Hoa Trường đại học Kinh tế quốc dân v1.0013104217 3
  4. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG THỨC ĐỊNH GIÁ • Ngày 28-6-2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã chính thức đệ đơn lên Ủy ban thương mại quốc tế và Bộ thương mại Mỹ kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm filê đông lạnh chế biến từ cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. • Phía Việt Nam giải thích: Hầu hết các nhà chế biến và xuất khẩu đều tổ chức sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nông sản phẩm phụ rất rẻ và hàm lượng vitamin cao để làm thức ăn cho cá; người dân nơi đây lại nuôi cá trong lồng trong điều kiện nước chảy ở sông rạch nên tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên; chi phí lao động thấp do người dân lấy công làm lãi => Chi phí chế biến 1kg phi lê chỉ khoảng 43.000 đồng. 1. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đã định giá theo phương thức nào? 2. Phương thức định giá này có phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay không? 3. Nêu những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh nước ta hiện nay? v1.0013104217 4
  5. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giúp sinh viên hiểu được khái niệm doanh nghiệp dưới các cách tiếp cận khác nhau. • Giúp sinh viên nắm được các cách phân loại doanh nghiệp. • Giúp sinh viên phân tích được các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. v1.0013104217 5
  6. NỘI DUNG Doanh nghiệp Môi trường của doanh nghiệp v1.0013104217 6
  7. 1. DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm 1.2. Phân loại doanh nghiệp v1.0013104217 7
  8. 1.1. KHÁI NIỆM CÁCH 1: TIẾP CẬN TỪ KHÍA CẠNH XÍ NGHIỆP • Khái niệm: Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. • Đặc trưng của xí nghiệp:  Không phụ thuộc vào cơ chế.  Phụ thuộc vào cơ chế:  Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Xí nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.  Trong cơ chế thị trường: Xí nghiệp được coi là Doanh nghiệp. => “Doanh nghiệp là một xí nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường”. v1.0013104217 8
  9. 1.1. KHÁI NIỆM CÁCH 2: TIẾP CẬN TỪ KHÁI NIỆM TỔ CHỨC • Khái niệm: Tổ chức là một nhóm tối thiểu 2 người trở lên, cùng hoạt động với nhau một cách quy củ, dựa trên những nguyên tắc, thể chế và tiêu chuẩn nhất định để thực hiện mục tiêu chung. => Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường CÁCH 3: TIẾP CẬN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. v1.0013104217 9
  10. 1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 1.2.1. CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC PHÁP LÝ • Hợp tác xã • Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) • Doanh nghiệp tư nhân • Công ty cổ phần • Công ty TNHH • Công ty hợp danh • Nhóm công ty • Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp FDI • Kinh doanh theo NĐ 66/HĐBT 1.2.2. CĂN CỨ VÀO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG • Doanh nghiệp kinh doanh • Doanh nghiệp công ích v1.0013104217 10
  11. 1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 1.2.3. CĂN CỨ VÀ HÌNH THỨC SỞ HỮU • Doanh nghiệp một chủ sở hữu và nhiều chủ sở hữu. • Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. 1.2.4. CĂN CỨ VÀO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG • Doanh nghiệp sản xuất; • Doanh nghiệp dịch vụ; • Doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. v1.0013104217 11
  12. 1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 1.2.5. CĂN CỨ VÀO NGÀNH KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT • Căn cứ vào ngành kinh tế có thể phân thành: Doanh nghiệp công nghiệp, Doanh nghiệp nông nghiệp, Doanh nghiệp thương mại, Doanh nghiệp bảo hiểm… • Căn cứ vào ngành kinh tế - kĩ thuật sẽ tiến hành phân chia các doanh nghiệp theo ngành thành: các doanh nghiệp chuyên môn hóa nhỏ hơn như doanh nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất… 1.2.6. CĂN CỨ VÀO QUY MÔ • Doanh nghiệp có quy mô lớn • Doanh nghiệp có quy mô vừa • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ v1.0013104217 12
  13. 1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 1.2.7. CĂN CỨ VÀO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT • Doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn • Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc • Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt 1.2.8. CĂN CỨ VÀO TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT • Doanh nghiệp có trình độ thủ công • Doanh nghiệp có trình độ cơ khí • Doanh nghiệp có trình độ nửa cơ khí • Doanh nghiệp có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa v1.0013104217 13
  14. 1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 1.2.9. CĂN CỨ VÀO VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ SẢN XUẤT • Doanh nghiệp có chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn • Doanh nghiệp có chi phí máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn • Doanh nghiệp có chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn • Doanh nghiệp có chi phí về nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn 1.2.10. CĂN CỨ VÀO ĐỊA ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP • Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn nguyên liệu • Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn nhiên liệu • Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn cung ứng lao động • Doanh nghiệp có địa điểm gần thị trường tiêu thụ v1.0013104217 14
  15. 2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Khái niệm 2.2. Đặc trưng v1.0013104217 15
  16. 2.1. KHÁI NIỆM • Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. v1.0013104217 16
  17. 2.2. ĐẶC TRƯNG Mang bản chất là nền kinh tế cạnh tranh Yếu tố thị trường đang được hình thành Tư duy kinh doanh còn manh mún, ĐẶC truyền thống, cũ kĩ TRƯNG Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế v1.0013104217 17
  18. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG THỨC ĐỊNH GIÁ 1. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đã định giá theo phương thức nào? 2. Phương thức định giá này có phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay không? 3. Nêu những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh nước ta hiện nay? Trả lời: 1. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đã định giá dựa vào giá thành (vì nguồn thức ăn, chi phí lao động… chính là các nhân tố tạo nên giá thành). 2. Phương thức định giá này không phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay. Để thích nghi, doanh nghiệp phải tiến hành điều tra cung – cầu, và để thị trường tự định giá 3. Các đặc trưng của môi trường kinh doanh hiện nay: • Mang bản chất của nền kinh tế cạnh tranh • Yếu tố thj trường đang được hình thành • Tư duy kinh doanh còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ • Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế v1.0013104217 18
  19. CÂU HỎI TỰ LUẬN Mệnh đề sau đúng hay sai và giải thích tại sao: “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta ngày nay vẫn mang tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ” Gợi ý trả lời: Đúng. Đây là một trong 4 đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh của nước ta hiện nay, và nó được thể hiện ơ các khía cạnh sau: • Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé; • Kinh doanh theo kiểu phong trào; • Khả năng đổi mới các sản phẩm truyền thống theo kịp các đòi hỏi thị trường là rất thấp; • Kinh doanh không có tính phường hội hoặc không đúng tính phường hội; • Thiếu cái nhìn dài hạn về phát triển và lợi ích. v1.0013104217 19
  20. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khái niệm doanh nghiệp; • Phân loại doanh nghiệp; • Khái niệm môi trường kinh doanh; • Các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. v1.0013104217 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2