intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương 12: Quản trị tài chính quốc tế

Chia sẻ: Trần Thị Bích | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:44

203
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chương 12 gồm có: Xác định mối liên hệ công ty mẹ – con, quản trị rủi ro tài chính, lập ngân sách vốn quốc tế, cơ cấu vốn quốc tế, quản lý dòng tiền mặt toàn cầu, chiến lược tài chính quốc tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Chương 12: Quản trị tài chính quốc tế

  1. CHƯƠNG 12: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1. Xác định mối liên hệ công ty mẹ – con 2. Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) 3. Lập ngân sách vốn quốc tế (International Capital Budgeting) 4. Cơ cấu vốn quốc tế 5. Quản lý dòng tiền mặt toàn cầu 6. Chiến lược tài chính quốc tế 1
  2. 1. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ CÔNG TY MẸ – CON 1.1. Giải pháp nhiều mặt (Policentric solution) 1.2. Giải pháp cục bộ (Ethnocentric solution) 1.3. Giải pháp trung tâm (Geocentric solution) 2
  3. 1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT  Tạo cho công ty MNC như là công ty mẹ và phân quyền quyết định cho các công ty con.  Những thỏa thuận về bảng kê tài chính được chuẩn bị theo nguyên tắc kế toán chung cho cả công ty mẹ và công ty con.  Sự thực hiện của công ty con được đánh giá liên quan đến yếu tố nội địa và nước ngoài. 3
  4. 1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT (tt) Ưu điểm:  Việc phân quyền làm quyết định được lập ngay thời điểm theo điều kiện thị trường  Các công ty con hoạt động linh động hơn, năng động và hiệu quả hơn. Nhược điểm:  Giảm quyền lực tập trung ở công ty mẹ không phù hợp nhu cầu quản trị cấp cao của công ty.  Tạo cạnh tranh giữa các công ty con trên thế giới và giảm lợi nhuận toàn bộ công ty. 4
  5. 1.2. GIẢI PHÁP CỤC BỘ  Là làm cho tất cả hoạt động kinh doanh nước ngoài như là mở rộng kinh doanh trong nước.  Mỗi đơn vị hợp thành hệ thống kế hoạch và kiểm tra công ty mẹ. 5
  6. 1.2. GIẢI PHÁP CỤC BỘ (tt) Ưu điểm:  Phối hợp quản lý toàn bộ hoạt động  Tập trung quản lý tài chính hiệu quả. Nhược điểm:  Hạn chế hoạt động linh động của các công ty con.  Cản trở những nỗ lực mở rộng của các công ty con vì công ty mẹ lấy hết nguồn lực cần thiết. 6
  7. 1.3. GIẢI PHÁP TRUNG TÂM  Để giữ kế hoạch tài chính và kiểm soát quyết định trên toàn cầu.  Quyết định chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố  Bản chất và vị trí của các công ty con  Lợi ích có thể đạt được khi phối hợp hiệu quả hoạt động các công ty con.  Thường có hiệu quả hơn khi tập trung tất cả các quyết định kiểm tra tài chính. 7
  8. 2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 2.1. Lạm phát 2.2. Phân loại rủi ro tài chính 2.3. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái 8
  9. 2.1. LẠM PHÁT Mỗi quốc gia có mức độ lạm phát hàng năm khác nhau. Aûnh hưởng:  Làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn.  Tác động đến lãi suất làm tăng chi phí khoản vay.  Tác động đến giá trị tiền tệ trên thế giới. 9
  10. 2.1. LẠM PHÁT (tt) Khi MNC kinh doanh ở nước có mức lạm phát cao, sử dụng chiến lược:  Nhanh chóng giảm tài sản cố định để thánh toán giá trị tài sản nhanh như có thể.  Chậm thanh toán các khoản chưa thanh toán cho người bán mà thanh toán bằng tiền địa phương.  Nhấn mạnh hơn việc thu các khoản phải thu vì tiền tệ sẽ mất giá hàng tháng. 10
  11. 2.1. LẠM PHÁT (tt) Các chiến lược lựa chọn (tt):  Giữ số tiền địa phương trong lúc chuyển số còn lại của quỹ này vào nơi ổn định hơn.  Tìm nguồn vốn khác vì người cho vay địa phương sẽ tăng lãi suất để bảo vệ khoản thu hồi trên đầu tư của họ.  Nâng giá để giữ lợi nhuận. 11
  12. 2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH  Rủi ro (từ điển) – là khả năng chịu thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn.  Rủi ro (tài chính) – là giá trị hoặc kết quả mà hiện tại chưa biết đến, tức rủi ro có tác động tích cực hoặc tiêu cực. 12
  13. 2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH (tt)  Có 3 loại rủi ro tài chính:  Rủi ro lãi suất – lãi suất tăng, chi phí lãi suất vay vốn tăng, lợi nhuận công ty giảm.  Rủi ro tỷ giá hối đoái – tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm, đến lợi nhuận công ty.  Rủi ro giá cả hàng hóa – giá cả đầu vào, năng lượng,... tăng làm giảm lợi nhuận công ty. 13
  14. 2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.3.1. Rủi ro chuyển đổi (Translation Exposure = Accounting Exposure) 2.3.2. Rủi ro giao dịch (Transaction Exposure) 2.3.3. Rủi ro kinh tế (Economic Exposure = Operating Exposure) 14
  15. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI  Chuyển đổi là quá trình trình bày lại bảng kê tài chính nước ngoài theo đồng tiền chính quốc.  Rủi ro chuyển đổi xuất hiện khi công ty chuẩn bị bảng báo cáo tài chính phối hợp (Consolidated Financial Statements) với việc chuyển đổi các đồng ngoại tệ thành đồng chính quốc.  Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong việc chuyển đổi có thể là tỷ giá hối đoái hiện tại, quá khứ hoặc sử dụng cùng một tỷ giá cho các tài sản có và nợ. 15
  16. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI (tt) Quản lý rủi ro kế toán (Managing Accounting Exposure) hoặc giảm rủi ro bảng tổng kết tài sản (Balance Sheet Hedge). Trường hợp đồng tiền địa phương bị mất giá, công ty có các phương án sau:  Bán đồng tiền địa phương ở dạng hợp đồng giao có kỳ hạn.  Giảm các mức tiền mặt địa phương và các chứng khoán có khả năng thanh toán.  Siết chặt tín dụng (giảm các khoản phải thu bằng đồng tiền địa phương)  Trì hoãn việc thu tiền của các khoản phải thu bằng tiền tệ mạnh. 16
  17. 2.3.1. RỦI RO CHUYỂN ĐỔI (tt) Các phương án lựa chọn (tt):  Tăng nhập khẩu hàng hóa tính theo đồng tiền mạnh.  Vay mượn nội địa.  Trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả.  Đẩy mạnh việc chuyển cổ tức và phí về công ty mẹ hay các công ty con khác.  Đẩy mạnh việc thanh toán các khoản phải trả giữa các công ty con..  Làm hóa đơn xuất khẩu bằng ngoại tệ và nhập khẩu bằng đồng tiền địa phương. 17
  18. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH Rủi ro giao dịch đo lường những gì thu được hoặc lỗ lã phát sinh từ việc thanh toán những hoạt động tài chính mà những khoản này được biểu thị bằng ngoại tệ. Rủi ro giao dịch nảy sinh từ:  Việc mua/bán hàng hóa, dịch vụ mà giá của những thứ này được tính bằng ngoại tệ.  Quỹ đi mượn hoặc cho vay khi thanh toán lại (chi trả) phải bằng ngoại tệ.  Công ty có khoản phải thu hoặc khoản phải trả tính bằng ngoại tệ. 18
  19. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Trường hợp Lufthansa (Đức) (1985): Tháng 1/85, Lufthansa đã mua 20 máy bay Boeing 737 (Mỹ) với giá trị 500 triệu USD vào lúc hàng được giao tháng 1/86. Rủi ro: tỷ giá giao ngay 1/85 khi Lufthansa ký hợp đồng là DM3.2/$. Chi phí dự tính mà Lufthansa phải trả là: $500.000.000 x DM3,2/$ = DM 1.600.000.000  Nếu tỷ giá 1/86 là DM3.4/$, Lufthansa bị thiệt hại khoảng 100 triệu DM.  Nếu tỷ giá 1/86 là DM3.0/$, Lufthansa tiết kiệm được 200 triệu DM. 19
  20. 2.3.2. RỦI RO GIAO DỊCH (tt) Chiến lược quản lý của Lufthansa: Ký hợp đồng dài hạn (bán 250 triệu USD ở thời hạn theo hợp đồng có kỳ hạn) tại tỷ giá giao có kỳ hạn là 3.2 DM/$, 250 triệu USD còn lại thì không bảo vệ gì cả. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2