Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
lượt xem 4
download
Bài giảng "Quản trị kinh doanh quốc tế" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về kinh doanh quốc tế; môi trường kinh doanh quốc tế; chiến lược kinh doanh quốc tế; tổ chức và kiểm soát hoạt động kinh doanh quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ––––– ––––– BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1.2. TOÀN CẦU HÓA 1.2.1. Khái niệm Toàn cầu hóa thị trường Là xu hướng chuyển dịch từ một hệ thống kinh tế mà trong đó các thị trường quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi các hàng rào thương mại cũng như các cản ngại về không gian, thời gian và văn hóa để hướng tới một hệ thống mà các thị trường quốc gia hợp nhất thành 1 thị trường toàn cầu (Hill, 2020, pp. 25). Toàn cầu hóa sản xuất Toàn cầu hóa sản xuất là xu hướng của các doanh nghiệp riêng lẻ tiến hành phân tán các bộ phận trong quy trình sản xuất của họ tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu nhằm khai thác lợi thế do sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất (Hill, 2020, pp. 26). Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn. 1.2.2. Đặc điểm của toàn cầu hóa (i) Quá trình toàn cầu hóa liên quan đến sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới này, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống.
- (ii) Các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới. (iii) Thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫnnhau giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng. (iv) Toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về mặt văn hóa. Chẳng hạn, phim ảnh giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Hoa Kỳ hay Hàn Quốc, Ấn Độ ra khắp thế giới. (v) Quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm. 1.2.3. Nội dung của toàn cầu hóa (i) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố (ii) Sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công. (iii) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. (iv) Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các doanh nghiệp xuyên quốc gia (TNCs – Transnational Corporations) và MNCs đến nền kinh tế thế giới. 1.2.4. Động lực dẫn đến toàn cầu hóa 1.2.4.1 Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực Bao gồm dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chungvới cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịchkinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Hiện nay có nhiều quan điểm phản đối toàn cầu hóa và nghiêng
- về chủ nghĩa dân tộc hay có xu hướng quayvề chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch nhằm giải quyết công ăn việc làm và phá vỡ thế thâm hụt cán cân thương mại trong quan hệ song phương,điển hình là Hoa Kỳ và họ đã chứng minh thuyết phục lập luận để rờibỏ TPP và ngay cả cân nhắc nên hay không nên rời WTO nhằm giảiquyết công ăn việc làm cho người dân. 1.2.4.2 Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ Có tác động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọngthúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và côngnghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lýthuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụngvào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, làm tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển phâncông, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngànhnghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng tăng. 1.2.5. Các quan điểm ủng hộ và phản đối toàn cầu hóa 1.2.5.1 Quan điểm ủng hộ Quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế chohàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinhtế và tăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cậnvới hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn. 1.2.5.2 Quan điểm phản đối
- Toàn cầu hóa cũng kéo theo nhiều tác động khác, chẳng hạn như, người di cư có thể gây ra áp lực tiền lương đối với những công nhân có tay nghề thấp ở các quốc gia mà họ đến. Bằng cách cho phépcác DN chuyển hoạt động sang các thị trường có mức lương thấp hơn, việc loại bỏ các rào cản thương mại có thể có tác dụng tương tự như tạo ra sức ép cạnh tranh và loại bỏ các DN nội địa tại chính quốc. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư quốc tế dẫn đến các DN FDI tạosức ép cho các DN nội địa về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Những yếu tố này đã góp phần làm tăng sự bất bình đẳng ở nhiềuquốc gia. 1.3. TỔNG QUAN KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1.3.1. Một số khái niệm Kinh doanh quốc tế KDQT là tổng thể các hoạt động giao dịch, kinh doanh được tạo ra và thực hiện giữa các DN, cá nhân và tổ chức giữa các quốc gia nhằm thỏa mãn các mục tiêu của các DN, cá nhân, tổ chức đó. Hoạt động KDQT diễn ra giữa các DN, cá nhân, tổ chức (gọi chung là DN) thuộc hai hay nhiều quốc gia và trong môi trường kinh doanh rộng lớn, đa dạng và phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh đặtở các quốc gia khác nhau hướng đến thực hiện liên tục một, mộtsố hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia với mục đích sinh lợi. KDQT cũng có thể chỉ là những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một DN. Nhưng cũng có thể KDQT lànhững mạng lưới kinh doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặctrên phạm vi toàn cầu. Những mạng lưới này có hệ thống quản trị vàkiểm soát rất phức tạp mà hoạt động đầu tư vào sản xuất
- được quyếtđịnh ở một nơi, hệ thống phân phối và tiêu dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên thế giới. Quản trị Kinh doanh quốc tế Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm soát quátrình kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu và phát triển công việc kinh doanh quốc tế. Bản chất của quản trịKDQT là các nhà quản trị sử dụng mọi phương pháp, công cụ và biệnpháp để tác động lên quá trình KDQT của các DN nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh của các quá trình đó và nhờ đó mà nâng cao hiệuquả kinh doanh của DN. 1.3.2. Yêu cầu và đặc điểm của Kinh doanh quốc tế ◆ Yêu cầu Muốn kinh doanh ở môi trường toàn cầu một cách hiệu quả, trước hết DN cần phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà DN muốn thâm nhập; tiếp đến là môi trường kinh doanh của quốc gia, tiềm lực và khả năng kinh doanh của DN để từ đó quyết định áp dụng các hình thức kinh doanh cho phù hợp với môi trường và quốc gia đã lựa chọn. Do hoạt động KDQT diễn ra trong môi trường khu vực và toàn cầu, nên các nhà quản trị và kinh doanh phải am hiểu những kiến thức về khoa học xã hội như văn hóa, địa lý, lịch sử, chính trị, luật, kinh tế. Kiến thức địa lý rất quan trọng vì nó giúp các nhà quản lý, kinh doanh quyết định lựa chọn địa điểm, số lượng, chất lượng các nguồn lực trên toàn cầu để khai thác. ◆ Đặc điểm – KDQT là hoạt động kinh doanh với sự tham gia của các DN, cá nhân từ hai quốc gia trở lên.
- – KDQT luôn hướng tới các môi trường mới, xa lạ và rộng lớn. Các DN hoạt động trong môi trường này thường gặp phải rủi ro lớn hơn. Các rủi ro này thường gặp là những rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh. – KDQT diễn ra trên các thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, với các đối thủ cạnh tranh có nhiều kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi các DN phải luôn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. – KDQT đòi hỏi các DN phải xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thị trường và từng đối tác. Các hoạt động chức năng của DN phải được thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh. – KDQT tạo điều kiện cho các DN có uy tín để nâng cao vị thế và thị phần của mình trên thị trường quốc tế. KDQT tạo điều kiện cho DN gia tăng lợi nhuận ngày càng lớn. Điều này khó có thể đạt được đối với những DN chỉ thực hiện kinh doanh trong quốc gia. 1.3.3. Mục tiêu của kinh doanh quốc tế – Mở rộng tiêu thụ hàng hóa: Số lượng và giá trị hàng hóa (doanh số) thực hiện phụ thuộc vào số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của DN và khả năng thanh toán của khách hàng cho những sản phẩm và dịch vụ đó. – Tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài: Đối với mỗi quốc gia, các nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động) sẵn có không phải là vô hạn mà chỉ có giới hạn, thậm chí hiếm và khan hiếm. Do vậy, thông qua việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngoài, các DN có điều kiện vươn tới và sử dụng các nguồn lực mới. – Đa dạng hóa trong kinh doanh: Các nhà kinh doanh thường tìm mọi cách để tránh những biến động bất lợi trong hoạt động kinh doanh.
- 1.3.4. Các hình thức KDQT 1.3.4.1 Xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ Hình thức kinh doanh XK thường là hoạt động KDQT cơ bản, đầu tiên của nó là bước thâm nhập thị trường nước ngoài đơn giản và nhanh nhất, từ đây mở ra những giao dịch KDQT cho mỗi DN Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động KDQT đầu tiên mà DN thường áp dụng (Hill, 2014). Hoạt động này vẫn được tiếp tục duy trì và mởrộng ngay cả khi DN đã thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình. – Các hình thức xuất khẩu phổ biến + Xuất khẩu trực tiếp (Direct export) Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu thông dụng hàng đầu hiện nay. Theo đó, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế. Bên xuất khẩu có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất ra mặt hàng, hoặc là DN thương mại thu gom hàng trong nước rồi ký kết hợp đồng ngoại thương với đơn vị nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp có thể được áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Ưu điểm của phương thức này là các DN sẽ được chủ động hơn trong hoạt động trao đổi, mua bán. Thương hiệu sẽ có tính chính danh, khẳng định được vị thế doanh nghiệp. Điều này góp phần tạo điều kiện phát triển về sau của DN trên trường quốc tế. + Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác – Entrusted export) Nếu áp dụng hình thức xuất khẩu này, bên bán hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị khác để thực hiện các thủ tục xuất khẩu. Bên
- nhận ủy thác lúc này sẽ đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương với danh nghĩa của mình. + Gia công xuất khẩu (Export processing) Gia công hàng xuất khẩu là gì? Đây là hình thức xuất khẩu đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ gần đây. Với loại hình này, thì DN trong nước phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ViệtNam sẽ đóng vai trò bên nhận gia công. Cụ thể họ sẽ nhận tư liệu sản xuất từ nước ngoài như máy móc, nguyên vật liệu. Sau đó sẽ dựa vào đơn đặt hàng để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu. Số lượng hàng được sản xuất ra sẽ căn cứ chỉ định của người đặt hàng mà xuất khẩu ra nước ngoài. + Xuất khẩu tại chỗ (On-spot export) So với các loại hình XK cơ bản, thì XK tại chỗ là hình thức khá tiện lợi và được ưa chuộng bởi những ưu thế nổi bật. Người mua vẫn là một doanh nghiệp nước ngoài, nhưng hàng hóa không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà hoạt động xuất khẩu thực hiện ngay trên lãnh thổ của đơn vị bán hàng. Do đặc thù của hình thức này nên bên XK không cần thiết mua bảo hiểm, thuê giao nhận vận tải, do vậy DN sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Ví dụ, DN A tại Tân Bình bán lô hàng cho một DN B ở nước ngoài và giao hàng theo sự chỉ định của B cho C trong khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 thì được xem là hình thức XK tại chỗ. + Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất Với tạm nhập tái xuất, nước chủ nhà chỉ được xem là trạm trung chuyển để lưu giữ hàng tạm. Hàng hóa chỉ được nhập vào lãnh thổ một thời gian trước khi xuất sang nước thứ ba. Với tạm xuất tái nhập, có nhiều cách thức triển khai trong kinh doanh quốc tế, gồm: Tạm nhập – Tái xuất, Tạm xuất – Tái nhập, quá cảnh. Tuy nhiên đáp ứng đúng mục tiêu KDQT thì chỉ có hình thức tạm nhập (tạm mua 1 lô hàng về quốc gia mình sau khi đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu), sau đó tìm thị trường thứ ba để xuất đi để hưởng chênh lệch
- về giá. Các cách thức còn lại chủ yếu phục vụ cho các mục tiêu gửi hàng viện trợ, hàng gửi đi triển lãm hay hội chợ quốc tế. + Mua bán đối lưu (Buying and Selling hosting) Là một hình thức trao đổi hàng hóa. Lúc này bên bán đồng thời là bên mua, ngược lại, bên mua cũng đồng thời là bên bán. Để thực hiện được giao dịch thì hàng hóa phải có giá trị tương đương. Tên gọi khác của phương thức này là hàng đổi hàng hoặc xuất nhập khẩu liên kết. Hình thức này ít xảy ra trong bối cảnh hiện nay. + Xuất khẩu theo nghị định thư giữa các Chính phủ Thường diễn ra giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết. Chính phủ hai bên sẽ tiến hành ký kết nghị định (thường là để gán nợ). Các DN trong nước sẽ dựa vào văn bản ký kết với các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện xuất khẩu hàng hóa. Hình thức này ít xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Các hình thức hợp đồng trong kinh doanh quốc tế +. Cấp phép kinh doanh (License) License là hợp đồng thông qua đó một DN (người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình cho một DN khác (người được cấp giấy phép) trong một khoảng thời gian nhất định và nhận được một khoản tiền nhất định từ phía người được cấp giấy phép do sử dụng tài sản đó. Những tài sản vô hình này thường rất đa dạng như: Nhãn hiệu (tên mậu dịch, tên thương mại các hàng hóa/dịch vụ), kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ (bí quyết kỹ thuật), phát minh, sáng chế. Gắn liền với những tài sản vô hình này có nhiều loại hợp đồng cấp giấy phép như độc quyền hoặc không độc quyền, hợp đồng sử dụng bằng phát minh, sáng chế hay nhãn hiệu, bí quyết công nghệ. Một DN có công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc uy tín nhãn hiệu cao có thể sử dụng hợp đồng License để tăng thêm lợi nhuận cho DN mà không cần đầu tư thêm. Trong KDQT, License được thực hiện dưới dạng chuyển giao các nhãn hiệu thương mại là điều kiện rất quan trọng đối với hình
- thức này. Một số DN lớn, đặc biệt là các MNCs, TNCs đang thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở sự nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm của họ. Cần lưu ý rằng trong những hợp đồng cấp giấy phép người bán không muốn cung cấp thông tin mà không có sự đảm bảo chi trả và người mua không muốn trả tiền nếu không có những thông tin đáng giá (Griffin & Pustay, 2015). Trên thực tế hình thức License có những ưu và nhược điểm sau đây: Ưu điểm: Giúp các DN tiếp cận được thị trường khó xâm nhập, giúp các DN nhanh chóng mở rộng thị trường, hạn chế rủi ro về tài chính, thích hợp với kinh doanh một số nhóm sản phẩm hàng hóa như quốc gia giải khát, sách báo, ấn phẩm, phần mềm, giúp cho việc giao nhận hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường địa phươngđược cải tiến, Hạn chế: Có thể làm tiết lộ bí mật và kinh nghiệm đã tíchlũy qua nhiều năm, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai, khó kiểm soát được đối với các hoạt động của bên nhận License cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự ứng xử bị động với thị trường, có thể dẫn tới loại bỏ một số thị trường xuất khẩu, trong hoạt động License chi phí điều chỉnh cho phù hợp với môi trường địa phương, chuyển giao và kiểm soát cao. + Đại lý đặc quyền hay nhượng quyền kinh doanh (Franchise) Đại lý đặc quyền (Cullen & Parboteeah, 2005) là hình thức kinh doanh thông qua đó một DN (bên cấp phép) cấp quyền sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất, thương hiệu của họ cho một DN có trụ sở tại 1 quốc gia khác (bên được cấp phép), bên đưa ra đặc quyền vẫn tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ đối với hoạt động kinh doanh của đối tác và đổi lại thì họ sẽ nhận được một khoản tiền (chi phí) từ phía đối tác ấy. Trong KDQT, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng cấp phép và nhượng quyền không chỉ dừng ở nhượng quyềnthương mại hay kinh doanh mà bên nhượng quyền tiếp tục hỗ trợ cho bên nhận nhượng quyền việc sử dụng tài sản vô hình của mình tronghoạt động kinh
- doanh. Việc hỗ trợ trong franchise thường về cách tổchức về tiếp thị quản lý chung, thậm chí có thể đưa ra đặc quyền yêucầu bên nhận đặc quyền mua hàng hóa hoặc nguyên vật liệu cung cấp để bảo đảm được chất lượng hàng hóa và dịch vụ đặc quyền giống như nhau trên toàn cầu. Việc thực hiện kinh doanh thông qua hợp đồng đại lý đặc quyền rất thích ứng với các vùng khác nhau trênthế giới và với một sự điều chỉnh nhỏ ở thị trường địa phương (quốcgia sở tại). Trong điều kiện đó, việc sử dụng hợp đồng đại lý đặc quyền vẫn cho phép các nhà kinh doanh tạo ra và thu được lợi nhuậnrất cao. Những kết quả do thực hiện hợp đồng đại lý đặc quyền đều mang lại lợi ích cho cả 2 nhóm: cung cấp cho người giao đặc quyền một dòng thu nhập mới và người nhận đặc quyền có điều kiện, cơ hội để cho sản phẩm và dịch vụ tiếp cận nhanh chóng với thị trường,tránh được nhiều rủi ro. +. Hợp đồng quản lý (Management contract) Là những hợp đồng thông qua đó một DN thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một DN khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ thực hiện các chức năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian nhất định để thu được một khoản thù lao từ sự giúp đỡ đó. Các trường hợp phổ biến áp dụng hợp đồng quản lý đó là: (i) Trường hợp giấy phép đầu tư nước ngoài đã bị chính phủ quốc gia sở tại thu hồi và chủ đầu tư được mời đến để tiếp tục giám sát hoạt động cho đến khi những nhà quản lý địa phương được đào tạo có đủ khả năng tiếp quản dự án. Trong trường hợp này cơ cấu quản lý hầu như không thay đổi mặc dù tư cách thành viên của ban lãnh đạo thay đổi. (ii) Trường hợp khi một DN được yêu cầu điều hành một công việc kinh doanh mới mà ở đó họ có thể bán nhiều thiết bị của họ. (iii) Trường hợp khi một DN nước ngoài được mời đến để quản lý hoạt động của một DN đang hoạt động để đảm bảo cho hoạt động của DN có hiệu quả hơn. (iv) Trường hợp khi DN mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực hoặc thị trường mới mà họ còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Khi đó DN ký hợp đồng thuê DN nước ngoài tham gia quản lý.
- +. Hợp đồng theo đơn đặt hàng (Contract by order) Đây là hợp đồng thường diễn ra với các dự án quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp mà một DN duy nhất khó có thể thực hiện được. Chẳng hạn như việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại máy bay mới thì người ta sử dụng hợp đồng theo đơn đặt hàng theo từng bộ phận công việc, từng chi tiết sản phẩm. +. Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BOT-Build Operate Transfer) Dự án xây dựng và chuyển giao liên quan đến hợp đồng nhằm xây dựng những tiện nghi hoạt động sau đó chuyển giao cho người chủ để thu được một khoản tiền thù lao khi những công trình này đi vào hoạt động. Các DN thực hiện các hợp đồng xây dựng và chuyển giao thường là những nhà sản xuất các thiết bị công nghiệp và họ sẽ cung cấp một số thiết bị của mình cho dự án. Những DN này phổ biến là những DN xây dựng, ngoài ra cũng có thể là DN tư vấn, nhà sản xuất. Khách hàng của những dự án xây dựng và chuyển giao này thường là một cơ quan nhà nước, họ ra sắc lệnh buộc một sản phẩm nhất định nào đó phải được sản xuất ở một địa phương và dưới sự bảo hộ của họ. Ở hình thức kinh doanh này, có nhiều hợp đồng xây dựng và chuyển giao thực hiện tại những khu vực hẻo lánh, hiểm trở. Vì vậy, cần phải xây dựng rất nhiều nhà ở và du nhập nhân công đến đó. Đồng thời, phải xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng ở những điều kiện địa lý xấu nhất do đó chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nói chung của DN. Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment) Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ quốc gia của người đầu tư sang quốc gia tiếp nhận đầu tư nhằm xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ Đầu tư nước ngoài có một số đặc trưng cơ bản như sau: Sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vốn được huy động và các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và kinh doanh. Đầu
- tư nước ngoài có hai hình thức cơ bản đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). FDI cũng là một trong những hình thức KDQT phổ biến được các DN lựa chọn áp dụng. Đây là một bộ phận của đầu tư nước ngoài được thực hiện khi sự điều khiển, quản lý gắn liền với quá trình đầu tư, tức gắn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của người đầu tư với nhau. FDI là hình thức đầu tư phổ biến nhất vì giúp DN cọ sát với thị trường, tận dụng được các nguồn lực. FDI có các đặc điểm sau: +. Các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. +. Sự phân chia quyền quản lý của các DN phụ thuộc vào mức độđóng góp vốn. Nếu đóng góp 100% vốn thì DN hoàn toàn do chủ đầutư nước ngoài ngoài điều hành và quản lý. +. Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế vàtrả lợi tức cổ phần. +. Thường được thực hiện thông qua việc xây dựng DN mới và mua lại toàn bộ hoặc từng phần DN đang hoạt động hoặc sáp nhập các DN với nhau. +. Gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. +. Gắn liền với các hoạt động kinh doanh của MNCs và TNCs. Hoạt động KDQT còn gắn với hoạt động đầu tư gián tiếp. Hiện nay, đầu tư gián tiếp cũng có vai trò quan trọng đối với quốc gia và sự lựa chọn của DN khi kinh doanh ở nước ngoài. Trong đầu tư gián tiếp, quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn (hay tài sản). Người
- có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành các dự án đầu tư, họ thu lợi dưới hình thức lợi tức cổ phần. FPI là hình thức đầu tư mà bên sở hữu vốn và bên sử dụng vốn không gắn liền với nhau, thường phổ biến dưới dạng đầu tư trên thị trường chứng khoán nhắm vào các cổ phiếu của các DN có khả năng sinh lời cao hoặc mục đích lâu dài muốn thâu tóm, mua lại DN khi số lượng cổ phiếu đã đủ lớn (Nguyễn Đông Phong và cộng sự, 2010). - Hàng đổi hàng – phương thức kinh doanh quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển Hàng đổi hàng (Buyback, Barter) là phương thức đầu tư mà giá trị của các trang thiết bị cung cấp được hoàn trả bằng chính các sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị. Ở một hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà công nghệđó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với giá trị thiết bị hoặc nhà máy đã đầu tư. Hàng đổi hàng nảy sinh khi các đối tác tham gia kinhdoanh thiếu ngoại tệ mạnh và họ cũng không có được ngoại tệ thôngqua tín dụng ngân hàng. Phương thức này cũng hay được sử dụng khi các đối tác thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là thị trường quốc tế. +. Ưu điểm của hàng đổi hàng Khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh: Trong hình thức kinh doanh này không có dòng lưu chuyển tiền tệ giữa các đối tác kinh doanh hay nói cách khác các đối tác kinh doanh không phải sử dụng ngoại tệ mạnh. Điều này đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm nguồnngoại tệ khan hiếm của các quốc gia đang phát triển. Tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế: Hình thức này giúp DN tránh được những rủi ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái do các bên không sử dụng tiền tệ trong thanh toán.
- Tăng chất lượng hàng hóa chế biến: Thông qua hình thức này nhiều quốc gia đang phát triển có được các thiết bị hiện đại để chế biến sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường thế giới. Thực hiện được marketing quốc tế: Vai trò này thể hiện rất rõ khi các quốc gia đang phát triển thông qua các DN đa quốc gia tiếp cận được với thị trường quốc tế. Ngược lại, hình thức này cũng giúp cho các DN đa quốc gia, các hãng sản xuất và chế tạo máy móc thiết bị bán được sản phẩm của họ cho các quốc gia đang phát triển. – Hàng đổi hàng được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau: + Hàng đổi hàng chỉ thực hiện được khi cả hai phía đối tác nhận được sự bảo lãnh của các ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra bảo đảm cho cả hai phía thực hiện hợp đồng hàng đổi hàng. + Phải đảm bảo chất lượng của các hàng hóa trong trao đổi. Trong trường hợp này, các bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. + Phải đảm bảo có sự tăng trưởng về xuất khẩu hoặc thị phần, giúp cho đối tác từng bước xâm nhập thị trường mới + Phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở các quốc gia đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới của các đối tác quốc gia ngoài vào Việt Nam. Phương thức này sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam phát triển tạo thêm việc làm ổn định, từng bước xâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, đây là phương thức mới trên cơ sở quan hệ kinh tế bình đẳng với các quốc gia tiên tiến.
- Việt Nam cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện cho phương thức này phát triển. 1.3.5. Vai trò của kinh doanh quốc tế – Giúp cho các tổ chức kinh tế thoả mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến; – Giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu; – Tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các DN khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia; – Mở rộng các hoạt động KDQT, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ, giúp cho các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia; – Thông qua các lĩnh vực hoạt động của KDQT, các DN ở các quốc gia đang phát triển có thể tiếp thu kiến thức Marketing, mở rộng thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh sản phẩm; – Cung cấp cho thị trường nội địa các yếu tố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa đứng vững trên thị trường nước ngoài. 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế ◆ Các điều kiện kinh tế Nền kinh tế thế giới thời gian qua càng khẳng định rằng những điều kiện kinh tế có tác động rất mạnh đến khối lượng giao dịch giữa các DN KDQT. Song sự gia tăng thương mại và đầu tư luôn có xu hướng biến đổi nhanh hơn sự thay đổi của nền kinh tế. Sự thay đổi về mức giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ giá trị hàng hóa lưu chuyển quốc tế. Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có
- xu hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kỳ dài. Thông qua các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô mà nhà quốc gia thực hiện sự điều tiết khối lượng và giá trị hàng hóa từ quốc gia ngoài vào và đặc biệt họ sẽlàm giảm bớt khối lượng và mặt hàng nhập khẩu khi nền kinh tế đangbị trì trệ. Còn các DN KDQT chỉ mở rộng kinh doanh ở quốc gia ngoài khi nhu cầu ở đó vẫn gia tăng đều đặn trong một thời kỳ dài. Ngày nay trong KDQT, nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm,đồ uống, mặt hàng truyền thống và mặt hàng chứa nhiều nguyên vật liệu tự nhiên giảm nhanh về tỷ trọng. Trong khi đó, tỷ trọng kinh doanh các mặt hàng chế biến, các mặt hàng có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao, các mặt hàng mới đang có xu hướng tăng nhanh. Điều nàyđang tác động rất lớn đến lĩnh vực KDQT nói chung, thương mại và đầu tư nói riêng. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức và mặt hàng kinh doanh, việc quyết định chọn lựa chọn hình thức kinh doanh nào, mặt hàng nào, lĩnh vực nào có ý nghĩa hết sức quan trọnggóp phần tạo cho DN những điều kiện, cơ hội để vươn lên thực hiệnkinh doanh một cách hiệu quả.Ngoài ra xu hướng mở cửa thị trườngcủa hầu hết các quốc gia bằng cách giảm và gỡ bỏ dần các rào cản thuế quan và phi thuế quan đã tạo thuận lợi cho KDQT phát triển nhanh về số lượng lẫn hiệu quả như hiện tại. ◆ Khoa học và công nghệ Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật trước kia, cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay đang thúc đẩy và làm đột biến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở từng quốc gia, làm cho nhiều quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ trong thế kỷ này đã làm cho nhiều ngành công nghiệp như côngnghiệp luyện kim đen, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
- ◆ Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự Sự ổn định hay bất ổn về chính trị, xã hội là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của các DN. Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị, xã hội suy đến cùng đều tác động trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực, mặt hàng, đối tác kinh doanh. 1.3.7. Sự hình thành các liên minh liên kết về kinh tế, chính trị và quân sự Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị và quân sự đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia thành viên làm giảm mậu dịch với các quốc gia không phải thành viên. Để khắc phục tình trạng này, các quốc gia thành viên thường đàm phán và ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thỏa ước từng bước nới lỏng hàng rào “vô hình” tạo điều kiện cho hoạt động KDQT mở rộng và phát triển. Bên cạnh những hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia đã và đang được ký kết, các tổ chức đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có vai trò quan trọng đối với KDQT. Chính những tổ chức này đã cung cấp vốn cho những chương trình xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng như nhà ở, đường giao thông, bến cảng, các công trình điện, quốc gia. Việc cho vay vốn của các tổ chức này đã kích thích mậu dịch và đầu tư trực tiếp của các DN. Thông qua đó các quốc gia, các DN có thể mua được những máy móc, thiết bị cần thiết từ quốc gia ngoài, xây dựng mới hoặc nâng cấp các kết cấu hạ tầng và do đó thúc đẩy các hoạt động KDQT có hiệu quả. 1.4. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1.4.1. Khái niệm Liên kết kinh tế quốc tế là sự thành lập một tổ hợp kinh tế giữa các quốc gia dựa trên nền tảng những quy định chung về phối hợp,
- điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển (Dẫn theo Huỳnh Thị Thu Sương, 2015). 1.4.2. Nguyên nhân Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia và sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Để tương thích với trình độ phát triển cao đòi hỏi phải hình thành định chế cho sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế phù hợp với mục tiêu của các thành viên đó chính là biểu hiện của liên kết kinh tế quốc tế (Dẫn theo Huỳnh Thị Thu Sương, 2015). 1.4.3. Đặc điểm – Chủ thể tham gia liên kết kinh tế quốc tế: có thể là Chính phủ của các quốc gia hoặc có thể là các tập đoàn kinh tế, các DN quốc tế ở các quốc gia khác nhau nhưng luôn luôn chịu sự điều tiết bởi chính sách kinh tế của các Chính phủ. Do vậy hoạt động của mỗi thành viên không những chỉ phụ thuộc vào điều kiện trong quốc gia mà cònphụ thuộc cả vào sự điều chỉnh các chính sách của Chính phủ. – Liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển cao của phân công lao động quốc tế, là sự hoạt động tự giác của các thành viên nhằm điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với sự thỏa thuận có đi có lại của các thành viên. – Thể hiện sự liên kết về các hoạt động kinh tế diễn ra trong quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể ở các quốc gia. Đây chính là bước quá độ trong quá trình vận động, phát triển kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa. – Là giải pháp dung hòa giữa hai xu hướng: bảo hộ mậu dịch và tự do mậu dịch, là khuôn khổ cho quá trình cạnh tranh giữa một nhóm quốc gia hay các tập đoàn kinh tế nhằm đảm bảo cho lợi ích của các thành viên liên kết và lợi ích khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
29 p | 203 | 33
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 5 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
70 p | 217 | 29
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 2 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
42 p | 140 | 26
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
46 p | 178 | 21
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 87 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp
21 p | 5 | 3
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 9 - Nguyễn Thanh Hùng
37 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 8 - Nguyễn Thanh Hùng
34 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 7 - Nguyễn Thanh Hùng
42 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 5 - Nguyễn Thanh Hùng
30 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 4 - Nguyễn Thanh Hùng
33 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 3 - Nguyễn Thanh Hùng
47 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 2 - Nguyễn Thanh Hùng
62 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 1 - Nguyễn Thanh Hùng
27 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 2: Hoạch định chiến lược
33 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 6 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 3: Quản trị nguồn nhân lực
24 p | 5 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 1: Đại cương của quản trị học
37 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn