Bài giảng Quản trị nhân lực (Thái Thu Thủy) - Chương 2 Phân tích công việc
lượt xem 17
download
Chương 2 Phân tích công việc trình bày những nội dung chính như: khái niệm, mục đích và lợi ích của phân tích công việc, những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực (Thái Thu Thủy) - Chương 2 Phân tích công việc
- 2/3/2012 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NỘI DUNG 2.1. Khái niệm, mục đích và lợi ích của phân tích công việc (PTCV) 2.2. Những thông tin cần thu thập trong PTCV 2.3. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV 2.4. Quy trình phân tích công việc 2.5. Kết quả của phân tích công việc 2.5.1. Bản mô tả công việc 2.5.2. Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện 2.5.3. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 2.6. Phân tích công việc ở Việt Nam 2.1. Khái niệm...phân tích công việc Phân tích công việc là quá trình thu thập và tổ chức các thông tin liên quan đến công việc, xác định nhiệm vụ, trình độ, kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách thành công 1
- 2/3/2012 2.1. …mục đích…phân tích công việc 6 câu hỏi: • Nhân viên thực hiện những công việc gì? • Khi nào công việc được hoàn tất? • Nhân viên làm công việc đó như thế nào? • Tại sao phải thực hiện công việc đó? • Để thực hiện công việc đó cần phải có những tiêu chuẩn, trình độ nào? KHI NÀO CẦN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ? Khi tổ chức mới thành lập và chương trình PTCV được thực hiện lần đầu tiên Khi tổ chức có thêm một số công việc mới Khi công việc của tổ chức có sự thay đổi do ảnh hưởng của công nghệ, kĩ thuật, cơ cấu tổ chức… Khi định kì xem xét, cập nhập thông tin 2.1. …lợi ích của phân tích công việc • Đánh giá sự tác động của môi trường tới từng CV. • Loại bỏ những yêu cầu CV không cần thiết có thể gây ra sự phân biệt. • Tìm ra những yếu tố thúc đẩy hoặc làm giảm chất lượng công việc. • Lập kế hoạch cho những yêu cầu về nguồn nhân sự trong tương lai. • Tìm sự tương thích giữa ứng viên và vị trí còn thiếu • Quyết định nhu cầu đào tạo cho nhân viên mới và cũ • Lên kế hoạch phát triển cho nhân viên có năng lực • Đề ra kết quả làm việc tiêu chuẩn thực tế • Lựa chọn NV vào vị trí mà họ có thể phát huy kỹ năng hiệu quả nhất • Có chế độ đãi ngộ công bằng với NV 2
- 2/3/2012 2.2. Những thông tin cần thu thập trong PTCV Các hoạt động của CV Hành vi Đòi hỏi về của con nhân sự người Máy móc, công cụ, Bối cảnh trang thiết công việc bị,và thiết bị trợ giúp Các tiêu chuẩn trong CV THÔNG TIN TỪ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC? Kế hoạch NNL Nhiệm vụ Trách nhiệm Phận sự (Tasks) (Responsibility) (Duties) Đào tạo Lựa chọn Đào tạo & Mô tả Phát triển Phân tích Công việc Đánh giá kết quả Công việc Làm việc Đặc điểm Chế độ dãI ngộ Công việc và lợi ích An toàn và Sức khỏe Quan hệ với NV Kiến thức Kỹ năng Khả năng (Knowledge) (Skills) (Abilities) 2.3. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV Bảng câu hỏi (Questionaire) NV điền vào mẫu in sẵn về những hoạt động trong CV Quan sát (Observation) Quan sát cách NV thực hiện CV Phỏng vấn (Interview) Phỏng vấn NV về cách họ thực hiện CV Ghi nhật ký (Employee Recording) Ghi lại những hoạt động thường nhật của họ Bảng kiểm Những NV am hiểu sẽ phải điền vào mẫu in sẵn (Checklist) về những hoạt động trong CV Hội thảo chuyên môn Do các chuyên gia thực hiện Phối hợp các PP 3
- 2/3/2012 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN • Các cuộc phỏng vấn cá nhân đối với mỗi NV • Các cuộc phỏng vấn nhóm đối với những nhóm NV có cùng loại CV • Các cuộc phỏng vấn cấp giám sát viên đối với một hoặc nhiều giám sát viên hiểu về CV CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN MẪU Công việc đang thực hiện là gì? Những nhiệm vụ chính trong công việc của bạn là gì? Chính xác thì bạn phải làm gì? Tại những địa điểm nào bạn phải tiến hành công việc? Những yêu cầu về giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng, và (nếu có thể) chứng chỉ và bằng cấp là gì? Bạn tham gia vào các loại hoạt động nào? Trách nhiệm và nghĩa vụ của công việc là gì? CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN MẪU (tiếp) Trách nhiệm chính hoặc các tiêu chuẩn tiến hành điển hình ở công việc của bạn là gì? Trách nhiệm của bạn là gì? Các điều kiện công việc và môi trường liên quan là gì? Những yêu cầu tự nhiên của công việc là gì? Các yêu cầu tinh thần và tình cảm ra sao? Các điều kiện an toàn và sức khoẻ như thế nào? Bạn có tiếp xúc với sự độc hại nào hoặc điều kiện làm việc bất thường nào không? 4
- 2/3/2012 LƯU Ý KHI PHỎNG VẤN • Phân tích viên và giám sát viên nên chọn lựa những nhân viên có hiểu biết về công việc tốt nhất và những người khách quan khi được hỏi. • Tạo ra một mối quan hệ tốt với người được phỏng vấn • Theo một hướng dẫn vạch sẵn hoặc một bảng liệt kê những gì cần hỏi. • Yêu cầu một nhân viên liệt kê ra những nhiệm vụ theo thứ tự mức độ quan trọng và tần suất thực hiện. • Tổng kết và xác minh dữ liệu. Mẫu phỏng vấn có cấu trúc in sẵn Tên: ………………………………………………………………………….. Tuổi:…………………Nam/Nữ Thời gian làm việc lại tổ chức: ………………………………………………………………….. Chức danh công việc hiện tại và cấp độ: ……………………………………………………………… Phòng: ……………………………. Nhóm:…………………………………………………. Tên người quản lý: …………………………………………….. Ngày phỏng vấn: ….……………… 1. Mục đích của công việc: ……………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………... 2. Mô tả bổ phận chính của công việc: …………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………... 3. Các bổn phận khác: …………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………... 4. Máy móc thiết bị Liên tục Thường xuyên Đôi khi được sử dụng: ……………………………… ……………… ……………… ………………. ……………………………… ……………… ……………… ………………. ……………………………… ……………… ……………… ………………. 2.4. Quy trình phân tích công việc Theo Gary Dessler Xác định mục đích sử dụng thông tin PTCV Thu thập thông tin cơ bản Lựa chọn các công việc tiêu biểu Thu thập thông tin phân tích công việc Kiểm tra lại thông tin với các thành viên Triển khai bảng mô tả CV và bản mô tả tiêu chuẩn công việc 5
- 2/3/2012 Quy trình phân tích công việc Mục tiêu PTCV Thu thập thông tin cho: • Bản mô tả công việc • Bản đặc điểm công việc • Bản phác thảo công việc • Kế hoạch nguồn nhân lực • Tuyển dụng, vv… Loại thông tin cần thu thập • Cái gì sẽ được thực hiện • Sẽ được thực hiện ở đâu • Sẽ được thực hiện như thế nào •Tại sao cần phải thực hiện • Khi nào sẽ thực hiện Nguồn dữ liệu • Người giữ chức vụ Phương pháp phân tích dữ liệu • Cấp trên • Quan sát • Người phân tích công việc • Phỏng vấn • Chuyên gia • Bản thăm dò ý kiến • Tài liệu lưu trữ Mẫu phân tích dữ liệu • Ghi chép • Kế hoạch và kế hoạch chi tiết • Định tính • Hệ thống thông tin NL • Định lượng 2.5. Kết quả của phân tích công việc 2.5.1. Bản mô tả công việc 2.5.2. Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện 2.5.3. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 2.5.1. Bản mô tả công việc Là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một CV cụ thể Tên Tóm tắt CV/Chức CV/Xác danh định CV Các yêu Các nhiệm cầu về tiêu vụ, trách chuẩn và nhiệm điều kiện chính THCV 6
- 2/3/2012 TÊN CV/CHỨC DANH Thể hiện vị trí của người làm việc trong tổ chức. Thể hiện những nghĩa vụ mà công việc này phải thực hiện. Thể hiện những mối quan hệ và cấp bậc của người thực hiện công việc này trong tổ chức. TÓM TẮT CV/XÁC ĐỊNH CV • Công việc nằm ở bộ phận nào trong tổ chức • Người thực hiện công việc này sẽ báo cáo cho ai • Ngày tháng gần nhất công việc đã được điều chỉnh lại • Mã số công việc (tương ứng mức đãi ngộ) • Số lượng người có cùng chức danh công việc này • Số lượng nhân viên tại đơn vị phòng ban mà công việc này đang thực hiện tại đó • Mã số quản lý công việc này tại Bộ Lao động/Bộ Nội vụ • Tóm tắt sơ lược về công việc CÁC NHIỆM VỤ/TRÁCH NHIỆM CHÍNH • Mô tả các chức năng, nhiệm vụ mà công việc này đảm nhiệm theo mức độ từ quan trọng và mức độ tốn kém về thời gian của mỗi NV trong tổng quỹ thời gian của người thực hiện CV này. • Chỉ ra trách nhiệm mà người thực hiện phải đảm đương và kết quả cần đạt được. • Chỉ ra các công cụ hoặc thiết bị mà người thực hiện công việc này cấn sử dụng để hoàn thành công việc. • Không cần liệt kê quá chi tiết mà chỉ bao gồm những CV chính yếu. • Có thể kèm theo câu cuối: “thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo yêu cầu” 7
- 2/3/2012 CÁC YÊU CẦU VỀ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Các yêu cầu về trình độ cá nhân của người thực hiện cần phải có để có thể thực hiện được các NV và trách nhiệm mà CV này gánh vác • Yêu cầu về kỹ năng • Yêu cầu về kiến thức • Yêu cầu về kinh nghiệm • Yêu cầu về tính cách • Yêu cầu về sức khỏe 2.5.2. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc 2.5.3. Bản yêu cầu của CV với người thực hiện Là bản liệt kê các đòi hỏi của CV đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; trình độ giá dục và đào tạo cần thiết; các đặc trưng về tinh thần, thể lực, và các yêu cầu cụ thể khác 8
- 2/3/2012 2.6 Phân tích công việc tại Việt Nam PTCV là một vấn đề mới được thực hiện trong các cơ quan và doanh nghiệp ở VN Một số văn bản, tài liệu quan trọng do Nhà nước ban hành có liên quan gồm: -Bảng phân loại ngành nghề -Bảng tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức nhà nước -Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc -Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - ĐH Mở TP. HCM
109 p | 591 | 152
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - ĐH Mở TP.HCM
20 p | 160 | 25
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 3 - ĐH Mở TP.HCM
10 p | 147 | 19
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 7 - Những vấn đề hiện tại và xu hướng quản trị nhân lực
21 p | 24 | 9
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
31 p | 61 | 8
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
20 p | 29 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 4: Chuyển giao quy trình và chính sách quản trị nhân lực quốc tế
7 p | 31 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực quốc tế
12 p | 60 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 1: Tổng quan về Quản trị nhân lực
16 p | 103 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 5: Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực
10 p | 21 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực
9 p | 27 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực
12 p | 35 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực
12 p | 26 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực (Trình độ: Thạc sĩ)
34 p | 44 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
13 p | 31 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 5: Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
11 p | 12 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
10 p | 24 | 3
-
Bài giảng Quản trị nhân lực công - Chương 1: Tổng quan quản trị nhân lực trong tổ chức công
33 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn