Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 7 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
lượt xem 24
download
Chương 7 An toàn vốn thuộc bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu một số nội dung chính sau: vai trò của vốn, các thước đo mức độ an toàn vốn, những đòi hỏi về đủ vốn đối với các định chế tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 7 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
- QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
- CHƯƠNG 7 AN TOÀN VỐN
- Những nội dung chính • Vai trò của vốn • Các thước đo mức độ an toàn vốn • Những đòi hỏi về đủ vốn đối với các định chế tài chính
- Vai trò của vốn (FI) • Hấp thụ những khoản thua lỗ ngoài dự tính, duy trì lòng tin, đảm bảo cho FI hoạt động bình thường. • Bảo vệ người gửi tiền và những bên cho vay khi xẩy ra mất khả năng thanh toán, thanh lý. • Bảo vệ các quỹ bảo hiểm và người đóng thuế • Bảo vệ chủ sở hữu của FI trước sự gia tăng phí bảo hiểm. • Tài trợ chi nhánh và các khoản đầu tư thực khác cần thiết để cung cấp các dịch vụ tài chính.
- Định nghĩa vốn • Các nhà kinh tế học: Vốn của một FI, hay vốn cổ phần của chủ sở hữu, là phần chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của các khoản nợ (nghĩa vụ). – Còn gọi là giá trị ròng hay giá trị kinh tế của một FI. NW = MV (A) – MV (L) • Các nhà quản lý: định nghĩa vốn dựa hoàn toàn hay một phần vào giá trị ghi sổ (BV), dựa trên cơ sở chi phí lịch sử của tài sản và nợ. • BV có thể bóp méo trạng thái khả năng thanh toán thực sự của một FI, dẫn đến nhiều hiểu lầm.
- MV của vốn và rủi ro tín dụng Bảng CĐKT theo giá trị thị trường của một DI (triệu $) Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Tiền gửi ngắn hạn và thả nổi lãi suất 90$ Khoản vay dài hạn: 20 $ Giá trị ròng 10$ 100$ 100$ Sau khi giá trị của DM khoản vay bị giảm 8 triệu $ Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Nợ 90$ Khoản vay dài hạn: 12 $ Giá trị ròng 2$ 92 $ 92$ Sau khi giá trị của DM khoản vay bị giảm 12 triệu $ Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn 80$ Nợ 90$ Khoản vay dài hạn 8$ Giá trị ròng – 2$ 88$ 88$
- • MV của danh mục khoản vay là giá trị thu được nếu bán các KV trên thị trường thứ cấp trong điều kiện hiện tại. • Giả sử do suy thoái, một số khách hàng không thanh toán đúng hạn. Dòng tiền dự tính trên các khoản vay giảm sút MV của DM khoản vay giảm còn 12 triệu, mất 8 triệu $. • Nếu cú sốc rủi ro tín dụng mạnh hơn, MV của danh mục khoản vay có thể mất 12 triệu, còn 8 triệu $.
- Nhận xét – Khoản mất mát trong MV của danh mục khoản vay xuất hiện ở bên nợ, được trừ vào vốn chủ sở hữu. – Mất 8 triệu $: Người gửi tiền vẫn được bảo vệ hoàn toàn. Chủ sở hữu phải gánh chịu hoàn toàn khoản mất mát. Khi nào giá trị vốn CSH hoàn toàn biến mất, thì người gửi tiền bắt đầu bị mất tiền. – Mất 12 triệu: thanh lý phần tài sản còn lại 88, người gửi tiền chỉ nhận được 88/90 số tiền gửi ban đầu (Bỏ qua bảo hiểm tiền gửi). – Nếu FI có giá trị ròng lớn hơn, 15 thay vì 10, thì người gửi tiền sẽ được bảo vệ hoàn toàn trước khoản mất mát 12; khi đó giá trị ròng giảm còn 3$.
- • Kết luận: – Giá trị ròng (vốn) là một quỹ bảo hiểm bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro mất khả năng thanh toán. – Giá trị ròng của FI càng lớn so với quy mô tài sản, mức độ bảo hiểm (bảo vệ) trước rủi ro mất khả năng thanh toán càng cao. – Đó là lý do cơ quan quản lý tập trung vào những đòi hỏi về vốn, như hệ số giá trị ròng trên tài sản, khi đánh giá rủi ro mất khả năng thanh toán và khi xác định khoản phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên rủi ro.
- MV của vốn và rủi ro lãi suất Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Tiền gửi ngắn hạn và thả nổi lãi suất 90$ Khoản vay dài hạn: 20 $ Giá trị ròng 10$ 100$ 100$ Lãi suất tăng làm giảm giá trị của tài sản. Giả sử toàn bộ nợ là ngắn hạn, không bị ảnh hưởng của thay đổi lãi suất. Kết quả: mất vốn. Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 75$ Nợ 90$ Các khoản vay dài hạn: 17$ Giá trị ròng 2$ 92$ 92$
- • Mất mát MV của tài sản được phản ánh ở bên nợ của bảng CĐKT: giá trị ròng của FI giảm từ 10 xuống 2. • cũng giống như với rủi ro tín dụng, khi thay đổi bất lợi của lãi suất làm giảm sút giá trị tài sản thì trước hết chủ sở hữu của ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại.
- Kết luận • Giá trị thị trường trên bảng CĐKT phản ánh chính xác về mặt kinh tế trạng thái khả năng thanh toán của một FI. • Nếu một FI bị đóng cửa trước khi giá trị kinh tế ròng của nó giảm tới 0, thì cả người gửi tiền và các nhà quản lý (bảo lãnh cho người gửi tiền) đều không bị mất tiền. • giới học giả và phân tích ủng hộ dùng kế toán MV và MV của vốn trong các quy tắc đóng cửa các FI.
- Giá trị ghi sổ của vốn (BV) • Giá trị ghi sổ (giá trị sổ sách) là giá trị lịch sử, tại thời điểm các khoản vay được thực hiện, trái phiếu được mua vào (bên tài sản), là chi phí trong lịch sử của các khoản nợ (bên nợ). • Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và của nợ là giá trị ghi sổ của chủ sở hữu, BV (E). BV (E) = BV (A) – BV (L)
- Bảng 20-4. (triệu $) Phần A: Bảng cân đối kế toán ban đầu theo giá trị sổ sách Tài sản Nợ và vốn CSH Chứng khoán dài hạn: 80 Nợ ngắn hạn: 90 Khoản vay dài hạn: 20 Giá trị ròng: 10 Tổng: 100 Tổng: 100 Phần B: Bảng cân đối kế toán theo giá trị sổ sách sau khi khấu trừ mất mát khoản vay 3 triệu $ Chứng khoán dài hạn: 80 Nợ: 90 Khoản vay dài hạn: 17 Vốn CSH (mất 3 tr. trên dự phòng mất kv): 7 Tổng: 97 Tổn 97
- Giá trị ghi sổ của vốn 1. Mệnh giá cổ phần = mệnh giá x số lượng CP 2. Giá trị thặng dư của cổ phần = (Giá cổ phần khi được chào bán lần đầu – mệnh giá) x số lượng cổ phần đang lưu hành. 3. Thu nhập giữ lại = phần giá trị của lợi nhuận trong quá khứ được tích lũy (không chia cổ tức). 4. Dự phòng mất khoản vay: lấy từ thu nhập giữ lại để dự phòng những mất mát dự tính và thực tế trên danh mục khoản vay. Tổng = (1) + (2) + (3) + (4) = BV (E)
- Giá trị sổ sách và rủi ro tín dụng • Giả sử một phần của các khoản vay 20 triệu $ đang gặp khó khăn trong thanh toán. • Việc đánh giá lại các dòng tiền khi lãi suất tăng lên: điều chỉnh giảm tức thời MV của danh mục khoản vay (từ 20 còn 12, MV mất 8, ví dụ trước). • Tuy nhiên, theo các phương pháp kế toán giá trị ghi sổ, FI có quyền tự quyết lớn hơn trong việc phản ánh hoặc chọn thời điểm ghi nhận mất khoản vay trên bảng CĐKT
- BV có thể che dấu nợ xấu • Trên bảng CĐKT theo giá trị ghi sổ: giá trị ròng vẫn là 10, trong khi giá trị thực tế chỉ là 2. • FI có thể phản đối việc ghi giảm giá trị của những tài sản xấu, trì hoãn càng lâu càng tốt, nhằm làm đẹp lòng người gửi tiền và cơ quan quản lý. • Áp lực từ cơ quan quản lý (thanh tra) buộc phải ghi nhận các khoản mát và ghi giảm giá trị của các tài sản xấu. • Mặc dù tần suất thanh tra tăng lên, vẫn tồn tại việc trì hoãn ghi giảm giá trị sổ sách của các khoản vay.
- • Một khoản vay có vấn đề có thể phải ghi giảm 50%; trong khi khoản vay mất trắng phải khấu 100% ra khỏi giá trị vốn CSH. • Trong ví dụ trên: – Giả sử FI buộc phải ghi nhận một khoản mất 3 thay vì 8 triệu $ trên DM khoản vay. – 3 triệu $ này sẽ bị trừ khỏi 10 triệu BV của vốn CSH. – Về mặt kỹ thuật: 3 triệu $ bị trừ vào dự phòng mất khoản vay trên tài khoản vốn CSH.
- Khác biệt giữa MV và BV của vốn • Mức độ khác biệt của BV và MV của vốn của một FI phụ thuộc vào: – Tính biến động của lãi suất (+) – Thanh tra và cưỡng chế thực thi: tần suất thanh tra tại chỗ và từ xa càng cao, các tiêu chuẩn càng nghiêm khắc đối với việc giảm trừ khoản vay có vấn đề, thì khác biệt càng nhỏ.
- Công thức tính MV và BV Giá trị thị trường của cổ phần phổ thông đang lưu hành MV = Số lượng cổ phần Giá trị Mệnh giá + + Thu nhập + Dự phòng VCSH thặng dư giữ lại mất KV BV = Số lượng cổ phần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Bài 1 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
9 p | 1037 | 273
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - ThS.Trịnh Thị Phan Lan
31 p | 681 | 235
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
93 p | 434 | 131
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính – Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
0 p | 127 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 1 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 152 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 6 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 142 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
15 p | 49 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 132 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 7 - ThS. Hà Lâm Oanh
3 p | 165 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 2: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
11 p | 37 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 5 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 138 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 3: Quản trị rủi ro lãi suất của doanh nghiệp
10 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 4: Quản trị rủi ro hối đoái của doanh nghiệp
12 p | 32 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - Chương 1: Dẫn luận
9 p | 103 | 7
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
48 p | 57 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 3 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
38 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 2 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
27 p | 55 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
26 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn