Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - Trần Nguyễn Minh Hải
lượt xem 2
download
Bài giảng "Quản trị tài chính" Chương 3: Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ; chiến lược tài trợ; các nguồn tài trợ ngắn hạn; các nguồn tài trợ dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - Trần Nguyễn Minh Hải
- BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CHƢƠNG 3 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP (CORPORATE FINANCING) GV. TRAN NGUYEN MINH HAI 290
- Kết cấu của chƣơng 3.1 Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu 3.2 Chiến lƣợc tài trợ 3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ 3.2.2 Chiến lược tài trợ 3.3 Các nguồn tài trợ ngắn hạn 3.3.1 Nợ tích lũy 3.3.2 Tín dụng thương mại 3.3.3 Vay ngắn hạn 3.3.4 Thương phiếu 3.4 Các nguồn tài trợ dài hạn 3.4.1 Nợ dài hạn 3.4.2 Nguồn vốn chủ sở hữu TRAN NGUYEN MINH HAI 291
- Mục tiêu của chƣơng Kiến thức, kỹ năng, thái độ Phân tích điểm lợi và bất lợi của từng nguồn tài trợ khi doanh nghiệp huy động. Phân tích ưu và nhược điểm các chiến lược tài trợ TSLĐ của doanh nghiệp. TRAN NGUYEN MINH HAI 292
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu 293
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn TRAN NGUYEN MINH HAI 294
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Để đầu tư tài sản lưu động cần phải có nguồn tài trợ, nếu như tài sản cố định phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, thì tài sản lưu động có thể được tài trợ bằng cả hai nguồn ngắn hạn và dài hạn nếu phân loại theo thời gian sử dụng. Sự khác biệt cơ bản giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn là ở chi phí và rủi ro. Nguồn ngắn hạn thường có chi phí thấp hơn, tuy nhiên nó lại không mang tính ổn định cho DN (rủi ro về phía DN cao hơn) Nguồn vốn dài hạn có chi phí cao hơn nhưng bù lại có tính ổn định hơn. Điều này giúp DN chủ động hơn trong quá trình cấu trúc nguồn vốn (rủi ro về phía người cho vay, nhà đầu tư cao hơn do vậy huy động vốn theo kênh này khó khăn hơn) TRAN NGUYEN MINH HAI 295
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Chi phí của nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn được giải thích bởi ba lý do sau Thứ nhất Lãi suất của các khoản vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất vay dài hạn. Người cho vay thường yêu cầu mức lãi suất cao hơn cho các khoản cho vay dài hạn, bởi rủi ro của nó cao hơn, hơn nữa thời gian và chi phí thẩm định các khoản cho vay dài hạn cũng cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn. TRAN NGUYEN MINH HAI 296
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Chi phí của nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn được giải thích bởi ba lý do sau Thứ hai Trong các nguồn vốn ngắn hạn có những khoản không phải huy động từ NĐT và không phải trả lãi như Phải trả công nhân viên Thuế phải nộp Nhà nước Khoản thu trước của khách hàng và một phần của khoản phải trả nhà cung cấp Đây được xem là nguồn vốn miễn phí. TRAN NGUYEN MINH HAI 297
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Chi phí của nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn được giải thích bởi ba lý do sau Thứ ba DN phải trả lãi cho các khoản vay dài hạn ngay cả khi không sử dụng tới nó. Tình huống này xuất hiện trong những thời kỳ nguồn tài trợ có sẵn vượt quá nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của DN. Thiệt hại này có thể tránh được bằng cách trả bớt nợ vay, nhưng điều này chỉ có thể làm được đối với khoản vay ngắn hạn. Đối với những khoản vay dài hạn DN vẫn có thể trả trước hạn, nhưng họ sẽ phải nộp phạt để bù đắp chi phí thiết lập cho ngân hàng. TRAN NGUYEN MINH HAI 298
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Khi lựa chọn nguồn tài trợ, nhà quản trị không chỉ dựa vào tiêu chuẩn chi phí mà còn xem xét tới rủi ro của từng nguồn tài trợ. Nhìn chung rủi ro của nguồn vốn ngắn hạn cao hơn rủi ro của nguồn dài hạn. Mức rủi ro cao của nguồn vốn ngắn hạn thể hiện qua hai điểm sau Thứ nhất Lãi suất vay ngắn hạn thay đổi thường xuyên hơn lãi suất dài hạn. Khi sử dụng các khoản vay dài hạn, lãi suất của khoản vay thường được ấn định trước và không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng vốn vay. Trái lại sử dụng nợ vay ngắn hạn, DN phải thường xuyên tái tài trợ, tức là thanh toán nợ cũ và vay khoản mới, lãi suất mỗi lần vay sẽ thay đổi phù hợp với những thay đổi trên thị 299
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.1 Căn cứ vào thời gian sử dụng Thứ hai Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên buộc doanh nghiệp phải thường xuyên tái tài trợ, thế nhưng để vay được khoản vay mới, trước đó DN phải thanh toán xong các khoản nợ cũ. Như vậy sự ổn định của DN phụ thuộc vào khả năng thanh toán của họ và tình trạng tài chính của người cho vay. Vào những thời điểm DN gặp khó khăn tài chính tạm thời, chẳng hạn như: sản phẩm tiêu thụ chậm, một vài khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn… DN sẽ không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và các chủ nợ, họ phải xin gia hạn nợ với lãi suất cao hơn mức bình thường, nếu không được chủ nợ chấp thuận, DN sẽ bị phá sản. 300
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu 301
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu Nợ phải trả là các khoản DN đi vay và các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà DN có trách nhiệm phải thanh toán cho chủ nợ trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: Các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả nhân viên, các khoản thuế phải nộp Nhà nước... Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm gồm: Vay dài hạn và trái phiếu, các khoản phải trả dài hạn cho nhà cung cấp... 302
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ vốn góp ban đầu, góp bổ sung của chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của DN. Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp của cổ đông và lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu phản ánh tiềm lực tài chính của DN. Đối với các chủ nợ, vốn chủ sở hữu được xem là sự bảo đảm gián tiếp cho các khoản họ đã cho DN vay. Các cổ đông tiềm năng thường muốn biết vốn chủ sở hữu của DN được hình thành chủ yếu từ vốn góp của cổ đông hay từ lợi nhuận mà DN kiếm được trong quá khứ. Vốn chủ sở hữu có thể xác định bằng cách trừ giá trị tổng tài sản cho nợ phải trả, số chênh lệch này được gọi là giá trị ròng (Net Worth). 303
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu Ví dụ Bảng cân đối kế toán của công ty CBA ngày 31/12/N Tài sản N-1 N Nguồn vốn N-1 N Tiền 800 600 Vay và nợ ngắn hạn 2.300 2.500 Nợ phải thu 1.800 2.200 Phải trả người bán 1.100 1.200 Hàng tồn kho 2.900 4.200 Phải trả khác 800 900 Cộng tài sản lưu động 5.500 7.000 Cộng nợ ngắn hạn 4.200 4.600 Tài sản cố định thuần 7.000 8.000 Vay và nợ dài hạn 2.600 2.400 Tổng nợ 6.800 7.000 Vốn góp của cổ đông 2.920 4.500 Lợi nhuận giữ lại 2.780 3.500 Tổng vốn cổ phần thường 5.700 8.000 Tổng cộng tài sản 12.500 15.000 Tổng nguồn vốn 12.500 15.000 304
- 3.1. Phân loại và đặc điểm của các nguồn tài trợ 3.1.2 Căn cứ vào quyền sở hữu Ví dụ Bảng cân đối kế toán của công ty CBA ngày 31/12 năm N cho thấy, cuối năm 20XX tổng tài sản của công ty là 15.000 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn 7.000 tỷ, tài sản dài hạn 8.000 tỷ. 15 000 tỷ đồng tài sản này được tài trợ bằng các nguồn sau: 4.600 tỷ bằng nợ ngắn hạn, 2.400 tỷ bằng nợ dài hạn và 8.000 tỷ bằng vốn cổ phần. So với cuối năm N-1 thì tổng tài sản của công ty đã tăng thêm 20%. Trên bảng cân đối kế toán, các loại tài sản được sắp xếp từ trên xuống dưới theo tính thanh khoản giảm dần. Nợ và vốn chủ sở hữu được sắp xếp theo thời hạn trả tăng dần, ở trên là nợ ngắn hạn, tiếp theo là nợ dài hạn và dưới cùng là vốn chủ sở hữu không phải hoàn trả. 305
- 3.2 Chiến lƣợc tài trợ 3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ 3.2.2 Chiến lược tài trợ 306
- 3.2 Chiến lƣợc tài trợ 3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ Cơ cấu tài sản Chiến lược quản trị tài sản Vòng quay vốn 307
- 3.2 Chiến lƣợc tài trợ 3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ Tài sản của DN được chia làm 2 loại Tài sản ngắn hạn là các loại tài sản có thể chuyển đổi ra tiền trong vòng một năm, bao gồm tiền, nợ phải thu và hàng tồn kho. Đây là những tài sản luân chuyển nhanh, được dự trữ để bán hoặc sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh của DN. Do đó, chúng sẽ được đầu tư 1 phần của nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng dài hơn một năm. Ở Việt Nam tài sản dài hạn được phân thành năm loại, bao gồm các khoản phải thu dài hạn; tài sản cố định; bất động sản đầu tư; đầu tư tài chính dài hạn; và tài sản dài hạn khác. Trong đó quan trọng nhất tài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Trên bảng cân đối kế toán tài sản cố định được phản ánh theo giá trị còn lại hay giá trị thuần. TSCĐ có thời gian thu hồi vốn dài nên cần phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. 308
- 3.2 Chiến lƣợc tài trợ 3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ Để tiến hành hoạt động kinh doanh ngoài các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng và máy móc thiết bị, DN cần phải có đối tượng lao động, những thứ sẽ được chế biến để tạo ra sản phẩm. Hình thái ban đầu của đối tượng lao động là nguyên liệu và vật liệu, qua quá trình chế biến chúng chuyển thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng thành phẩm hoàn thành được nhập kho để chờ tiêu thụ. Khi xuất giao thành phẩm cho khách hàng sẽ phát sinh các khoản nợ phải thu, vì phần lớn các giao dịch mua bán được thực hiện theo phương thức bán chịu, tới kỳ hạn thanh toán DN mới thu được tiền và dùng tiền để mua nguyên vật liệu cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Như vậy, sẽ xuất hiện các tài sản khác nhau trong chu kỳ kinh doanh của DN, đặc trưng của chúng là không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh, những tài sản này được gọi là tài sản lưu động. 309
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
33 p | 356 | 98
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Thị Thương
64 p | 350 | 71
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Đào Thị Thương
100 p | 355 | 64
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuận
24 p | 256 | 39
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy
36 p | 383 | 31
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Thị Oanh
45 p | 147 | 23
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
16 p | 165 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Tổng quan
32 p | 466 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Ths. Nguyễn Như Ánh
29 p | 147 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
26 p | 131 | 12
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
39 p | 58 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính DN
23 p | 150 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
28 p | 72 | 8
-
Bài giảng Quản trị tài chính nâng cao (Advanced financial management) - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính nâng cao
10 p | 37 | 7
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 2: Nhà quản trị
18 p | 50 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - ĐH Thương Mại
13 p | 44 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 5 - ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh
8 p | 88 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 6 - Nguyễn Tấn Bình
15 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn