Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn
lượt xem 26
download
Chương 7 Nguồn tài trợ ngắn hạnnhằm trình bày về nguồn tài trợ tự do, nguồn tài trợ có thương lượng, tài trợ từ các khoản phải thu, thành phần của nguồn tài trợ ngắn hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn
- Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn 1
- Nguồn tài trợ ngắn hạn - Nguồn tài trợ tự do. - Nguồn tài trợ có thương lượng. - Tài trợ từ các khoản phải thu. - Thành phần của nguồn tài trợ ngắn hạn. 2
- Nguồn tài trợ ngắn hạn (tt) Các loại tài trợ tự do - Các khoản phải trả (Tín dụng thương mại từ nhà cung cấp). - Các khoản nợ tích lũy. 3
- Nguồn tài trợ tự do Tín dụng thương mại: Là hình thức tài trợ ngắn hạn thông thường đối với mọi công ty. Có 3 loại hình tín dụng thương mại: 1/ Tài khoản mở: Bên bán giao hàng cho bên mua và gởi hóa đơn xác định hàng hoá, số lượng đã gởi và các điều kiện bán hàng. Tín dụng theo tài khoản mở xuất hiện trên bảng cân đối kế toán dưới dạng các khoản phải trả. 4
- Nguồn tài trợ tự do (tt) 2/ Phiếu hứa trả: Bên mua ký một phiếu nhận nợ cho bên bán và sẽ thanh toán vào một ngày quy định. 3/ Chấp nhận thương mại: Bên bán ký phát một hối phiếu cho bên mua, ra lệnh cho bên mua phải thanh toán vào một ngày nào đó trong tương lai. 5
- Điều kiện bán hàng - Không có tín dụng thương mại: Bên mua chấp nhận nhận hàng trả tiền ngay hoặc trả tiền trước khi giao hàng. Bên bán có thể gánh chịu rủi ro về phí vận chuyển khi bên mua từ chối hàng đã giao. Hoặc bên bán yêu cầu trả tiền trước. - Thời hạn nợ ròng: Khi tín dụng được mở rộng, bên bán sẽ quy định lại thời hạn nợ tối đa. “Net 30” có nghĩa là hoá đơn hay hối phiếu sẽ được thanh toán trong vòng 30 ngày. 6
- Nguồn tài trợ tự do - Thời hạn chiết khấu và suất chiết khấu: Khi tín dụng được mở rộng, bên mua sẽ được hưởng một khoản chiết khấu trên giá trị mua hàng nếu trả tiền trong một thời hạn nào đó. Ví dụ minh họa: “2/10, net 30” có nghĩa là bên mua, nếu thanh toán trong 10 ngày thì được hưởng chiết khấu 2%; nếu không, bên mua sẽ trả chậm nhất là 30 ngày. 7
- Tín dụng thương mại là công cụ tài trợ Các khoản phải trả là bao nhiêu, nếu công ty mua hàng mỗi ngày là $1.000 với “net 30”? $1.000 x 30 ngày = $30.000 Các khoản phải trả là bao nhiêu, nếu công ty mua hàng mỗi ngày là $1.500 với “net 30”? $1.500 x 30 ngày = $45.000 Các khoản phải trả tăng $15.000 từ hoạt động! 8
- Chi phí tài trợ từ tín dụng thương mại Chi phí lãi hàng năm là bao nhiêu với điều kiện bán hàng là “2/10, net 30”. Nếu trả tiền mua hàng sau 10 ngày? Chi phí lãi hàng năm = Suất chiết khấu 360 ngày x (1 - Suất chiết khấu) (Thời hạn ròng- thời hạn chiết khấu) 9
- Chi phí tài trợ Chi phí lãi hàng năm là bao nhiêu với điều kiện bán hàng là “2/10, net 30”. Nếu trả tiền mua hàng sau 10 ngày? CP lãi hàng năm = 2% 360 X (100% - 2%) (30 - 10) = 36,7% 10
- Trì hoãn thanh toán - Trì hoãn việc thanh toán vượt mức thời hạn cho phép là “kéo dài các khoản phải trả”. - Chi phí có thể có của “kéo dài các khỏan phải trả”. - Bỏ qua chi phí chiết khấu (nếu có). - Tiền phạt do thanh toán chậm. - Sụt giảm về phân hạng tín dụng. 11
- Các điểm lợi của tín dụng thương mại Phải so sánh giữa việc bỏ qua chi phí chiết khấu có thể có với các điểm lợi của tín dụng thương mại. - Sự thuận lợi và tính sẵn có của nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại. - Tính linh hoạt của công cụ tài trợ này. 12
- Ai gánh chịu chi phí sử dụng ngân qũy của tín dụng thương mại? - Nhà cung cấp: Khi chi phí tín dụng không thể chuyển qua cho người mua vì có sự cạnh tranh về giá và nhu cầu giảm. - Người mua: Người bán có thể chuyển chi phí qua cho người mua với giá bán cao hơn. - Cả hai: Khi người bán có thể chuyển một phần chi phí qua cho người mua. 13
- Các khoản Nợ tích lũy Nợ tích lũy: Là các chi phí phát sinh thường xuyên nhưng chi trả định kỳ như: lương, các khoản trích theo lương, thuế. Các chi phí này tăng theo mức hoạt động của công ty. - Lương: Lợi ích tích lũy không qua tiền mặt trực tiếp. Nhưng chi phí hoạt động có thể tăng do tinh thần và năng suất có thể giảm. - Thuế: Lợi ích được tích lũy cho đến hạn nộp, nhưng có thể bị phạt và gánh chịu lãi. 14
- Tài trợ có thương lượng Các hình thức tài trợ có thương lượng: - Tín dụng trên thị trường tiền tệ: + Thương phiếu. + Hối phiếu chấp nhận của ngân hàng. - Nợ không đảm bảo: + Hạn mức tín dụng. + Hợp đồng tín dụng tuần hoàn. + Vay theo thương vụ. 15
- Thương phiếu Là một phiếu hứa trả ngắn hạn không đảm bảo và có thể chuyển nhượng, được phát hành bởi các công ty lớn. - Lợi: Rẻ hơn so với tín dụng ngân hàng. Các đại lý thương phiếu đều yêu cầu bên vay phải duy trì một hạn mức tín dụng để đảm bảo các thương phiếu được chi trả. 16
- Thương phiếu (tt) Ngân hàng cung cấp thư tín dụng để lấy phí, do đó đảm bảo cho các nhà đầu tư là các nghĩa vụ của công ty sẽ được thanh toán. Thư tín dụng (L/C): Là một sự bảo lãnh của pháp nhân thứ ba (thường là NHTM) cho việc thanh toán các nghĩa vụ của công ty ngay cả trong những điều kiện bất trắc. - Tốt cho những công ty có uy tín thấp hơn dễ tiếp cận thương phiếu, với một chi phí sử dụng ngân quỹ rẻ hơn. 17
- Hối phiếu chấp nhận của ngân hàng Là một phiếu hứa trả ngắn hạn trong lĩnh vực ngoại thương. Được NHTM chấp nhận thanh toán theo mệnh giá với thời hạn nhất định. - Sử dụng thuận tiện trong lĩnh vực ngoại thương hay cho những hàng hoá chuyển đổi chắc chắn. - Lãi suất của hối phiếu gần bằng lãi suất của thương phiếu. 18
- Các khoản vay không đảm bảo Vay không bảo đảm: Là hình thức nợ từ việc vay mượn tiền nhưng không được bảo đảm bởi bất kỳ một tài sản riêng biệt nào. Vay có bảo đảm: Là hình thức nợ từ việc vay mượn tiền nhưng được bảo đảm bởi những tài sản riêng biệt bằng một khế ước. 19
- Vay không bảo đảm Hạn mức tín dụng: Là một dàn xếp không chính thức giữa một NHTM và khách hàng trong việc quy định mức tín dụng không bảo đảm tối đa mà ngân hàng cho phép khách hàng được thiếu ở bất kỳ lúc nào. Hay là mức dư nợ cao nhất trong kỳ. - Hạn mức tín dụng được duy trì trong khoảng 1 năm và được phép tái tục nếu các điều kiện thay đổi. - Hạn mức tín dụng không phải là một cam kết có tính pháp lý của NH trong việc gia hạn tín dụng. - Hạn mức tín dụng được dựa vào sự thẩm định của NH về uy tín và nhu cầu tín dụng của công ty. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
33 p | 350 | 98
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Thị Thương
64 p | 350 | 71
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Đào Thị Thương
100 p | 349 | 64
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuận
24 p | 255 | 39
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy
36 p | 383 | 31
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Thị Oanh
45 p | 144 | 23
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
16 p | 164 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Ths. Nguyễn Như Ánh
29 p | 147 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
26 p | 129 | 12
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Trường ĐH Thương Mại
109 p | 90 | 10
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Dung)
39 p | 58 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính DN
23 p | 149 | 9
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
28 p | 72 | 8
-
Bài giảng Quản trị tài chính nâng cao (Advanced financial management) - Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính nâng cao
10 p | 37 | 7
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 2: Nhà quản trị
18 p | 50 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - ĐH Thương Mại
13 p | 42 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính 2 - Trường ĐH Thương Mại
36 p | 17 | 3
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Trần Nguyễn Minh Hải
134 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn