Bài giảng Tài chính công: Bài 3 - Đánh giá thu nhập công
lượt xem 14
download
Bài giảng Tài chính công: Bài 3 - Đánh giá thu nhập công trình bày về khái niệm thu nhập công; nội dung thu nhập công; đặc điểm của thu nhập công; đánh giá thu nhập công; quan điểm đánh giá; phạm vi đánh giá; chỉ tiêu đánh giá; các chỉ tiêu đánh giá mức độ và năng lực vay nợ cùng một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Bài 3 - Đánh giá thu nhập công
- ĐÁNH GIÁ THU NHẬP CÔNG
- Khái niệm thu nhập công Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành ngân sách Nhà nước. Những quan hệ kinh tế là những quan hệ dựa trên cơ sở trao đổi ngang giá. Những quan hệ phi kinh tế là những quan hệ được xây dựng từ nghĩa vụ. Về mặt hiện tượng, thu nhập công dựa trên cơ sở nghĩa vụ. Nhưng xét đến cùng, thu nhập công được xây dựng trên nền tảng kinh tế. Đó là sự trao đổi giữa các nghĩa vụ: doanh nghiệp và dân chúng có nghĩa vụ trích chuyển một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước để hình thành các quỹ tài chính của Nhà nước; đổi lại Nhà nước có nghĩa vụ sử dụng hiệu quả các khoản thu nhập này, tức là sử dụng hiệu quả các quỹ tài chính của nhà nước
- Nội dung thu nhập công Thuế Vay nợ Lệ phí và phí
- Đặc điểm của thu nhập công Phần lớn các khoản thu nhập công được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình là thuế. Các khoản thu do người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ dùng thuế nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công và tất cả hàng hóa và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước. Như thế, các khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho dân chúng theo một cách gián tiếp và công cộng. Gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả.
- Đánh giá thu nhập công Đánh giá thu nhập công là hệ thống quan điểm, phương pháp luận và chỉ tiêu nhằm phân tích, xem xét tính hợp lý về mặt kinh tế, xã hội lẫn chính trị của các khoản thu nhập công.
- Quan điểm đánh giá Trách nhiệm giải trình. Tránh gây xung đột về lợi ích giữa các tầng lớp dân cư và đảm bảo thực thi công bằng nghĩa vụ của dân cư. Phân tích lợi ích – chi phí giữa khoản thu vào ngân sách Nhà nước với chi phí hành thu. Không tạo thêm gánh nặng cho thế hệ tương lai. Phù hợp thông lệ quốc tế.
- Phạm vi đánh giá Đánh giá khả năng huy động một phần tổng sản phẩm quốc nội; Đánh giá cơ cấu thu nhập công; Đánh giá khả năng tài trợ chi tiêu công; Đánh giá khả năng vay và trả nợ công; Dự báo triển vọng thu nhập công.
- Chỉ tiêu đánh giá Tổng thu ngân sách Tỷ lệ thu ngân sách/GDP = GDP Tổng thu thuế Tỷ lệ thuế/Chi ngân sách = Chi ngân sách nhà nước Tổng thu thuế Tỷ lệ thuế/Chi thường xuyên = Chi thường xuyên Nợ của chính phủ Nợ chính phủ/Đầu tư chính phủ = Đầu tư của chính phủ
- Chỉ tiêu đánh giá (tt) Nợ gốc trả trong Khả năng trả nợ nước ngoài = Kim ngạnăm ch XK năm Lợi tức trong năm Khả năng trả lợi tức = Kim ngạch XK năm Lợi tức trong năm Khả năng trả lợi tức/GDP = GDP trong năm Nợ nn của chính Tổng nợ nước ngoài cua CP/GDP ̉ phủ = GDP trong năm
- Chỉ tiêu đánh giá (tt) Nợ của chính phủ Tổng nợ nước ngoài/người dân = Tổng dân số Nợ của chính phủ Tổng nợ nước ngoài/dự trữ ngoại hối = Tổng dự trữ ngoại hối
- A. Thời gian tiến hành đánh giá : Hàng năm Định kỳ Theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế hay các chính phủ tài trợ A. Khía cạnh : Đánh giá khả năng huy động một phần tổng sản phẩm quốc nội Đánh giá cơ cấu thu nhập công Đánh giá khả năng tài trợ chi tiêu công Đánh giá khả năng vay và trả nợ công Dự báo triển vọng thu nhập công
- 1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hút một phần tổng sản phẩm quốc nội vào khu vực công nhằm phần tích khả năng huy động nguồn nội lực
- Tỉ lệ thu ngân sách/GDP = tổng thu ngân sách/GDP Trong đó : Tổng thu ngân sách bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. GDP là tổng sản phẩm quốc nội, tính bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Công dụng : Chỉ tiêu này để đánh giá tỉ lệ thu nhập trên GDP, mức độ thu hút một phần GDP vào khu vực công, phân tích khả năng huy động nguồn nội lực. Chỉ tiêu này thường được sử dụng trong so sánh giữa các quốc gia trong một khu vực hoặc một khối, hoặc giữa các quốc gia cùng trình độ phát triển, hoặc giữa các quốc gia nói chung. Ý nghĩa : Tỷ số này càng lớn thì thể hiện khả năng huy động nguồn nội lực quốc gia tài trợ cho phát triển kinh tế càng cào thể hiện năng lực quản lý của nhà nước.
- 2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng tài trợ chi ngân sách nhà nước
- 2.1 Tỉ lệ thuế/chi ngân sách = tổng thu thuế/chi ngân sách nhà nước Trong đó : Thuế là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia. Tổng thu thuế là tổng tất cả các nguồn thu từ thuế của nhà nước, bao gồm, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu … Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa
- Công dụng : Dùng để quản lý vấn đề chi tiêu trong nước, cũng như là cơ sở để lên những kế hoạch chi tiêu cho phù hợp Ý nghĩa : Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100%, tổng chi NS được tài trợ hoàn toàn bởi tổng thu thuế. Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 100% thì chi NS vượt quá tổng số thuế chính phủ thu được, nghĩa là chính phủ có thể phải vay thêm nợ để chi tiêu.
- 2.2 Tỉ lệ thuế/chi thường xuyên = tổng thu thuế/chi thường xuyên Trong đó : Chi thường xuyên là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động của các khu vực công, gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ,chi quản lý cho các hoạt động.
- Công dụng : Xác định mức phân bổ của thuế xuống chi thường xuyên, nguyên tắc là : tuyệt đối không dùng các nguồn thu khác thuế để chi thường xuyên. Ý nghĩa : Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn dư ra dành cho đầu tư phát triển càng cao. Ngược lại nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thể hiện rằng nguồn thu từ thuế không đáp ứng được chi thường xuyên, hệ quả là dẫn đến hiện tượng bội chi, tỷ số càng nhỏ thì vấn đề càng trầm trọng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính công - Tài chính tiền tệ
55 p | 830 | 265
-
Bài giảng Tài chính công và chính sách tài khóa - PGS.TS Sử Đình Thành
16 p | 642 | 217
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 1 - Chu trình ngân sách
67 p | 384 | 54
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 7 - Thâm hụt ngân sách nhà nước
29 p | 274 | 35
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Đặng Văn Cường
10 p | 212 | 22
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 1
76 p | 191 | 16
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 2 - Hệ thống ngân sách nhà nước
20 p | 154 | 13
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 3
125 p | 138 | 13
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 5 - Phân cấp tài khóa
49 p | 100 | 11
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 4 - Chi công
22 p | 80 | 10
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 1 - Nguyễn Hồng Thắng
46 p | 71 | 10
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 6 - Chính sách tài khóa
41 p | 82 | 9
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 5
78 p | 129 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 2
70 p | 134 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 4
29 p | 70 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 1 - Tổng quan chung về Tài chính công
26 p | 167 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 3 - Hệ thống thuế nhà nước
26 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn