Bài giảng tài chính doanh nghiệp (TS. Đào Thanh Bình) - Chương 7
lượt xem 29
download
Chương 7: Hoạch định tài chính - Dự báo một cách chủ động vị thế tài chính trong tương lai của doanh nghiệp trên cơ sở: Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Phân tích các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (hiện tại và tương lai) nhằm nhận dạng điểm mạnh và điểm yếu....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng tài chính doanh nghiệp (TS. Đào Thanh Bình) - Chương 7
- Mareven Food Central CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH Hà Nội 2011 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 7.1. Mục tiêu của hoạch định tài chính 7.2. Nội dung của hoạch định tài chính 7.3. Quy trình hoạch định tài chính 7.4. Minh hoạ hoạch định tài chính 7.5. Dự báo nhu cầu vốn bổ sung (AFN) 2 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.1.Mục tiêu của hoạch định tài chính Dự báo một cách chủ động vị thế tài chính trong tương lai của doanh nghiệp trên cơ sở: Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, Phân tích các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (hiện tại và tương lai) nhằm nhận dạng điểm mạnh và điểm yếu, Phân tích các nhân tố bên ngoài (các yếu tố kinh tế-xã hội vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh), nhằm nhận dạng cơ hội và thách thức, Các kế hoạch tác nghiệp có liên quan (kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạch chi phí-giá thành). 3 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.1.Mục tiêu của hoạch định tài chính VỊ THẾ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Vị thế tài chính (Financial position) của một doanh nghiệp là sức mạnh tài chính của nó trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Vị thế tài chính được thể hiện qua các báo cáo tài chính và chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong sự đối chiếu với các chỉ số tài chính trung bình ngành. 4 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.2. Nội dung của hoạch định tài chính 1. Dự báo và xác lập mức tăng trưởng (mức tăng doanh thu) và các chỉ số tài chính mục tiêu của doanh nghiệp. 2. Dự báo nhu cầu vốn bổ sung (AFN) để thoả mãn sự tăng trưởng đó. 3. Lập kế hoạch huy động vốn và phản ánh ảnh hưởng của kế hoạch này đến các báo cáo tài chính. 4. Xây dựng các báo cáo tài chính dự kiến và tính toán các chỉ tiêu tài chính dự kiến. 5. Phân tích vị thế tài chính dự kiến của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp để đạt được vị thế tài chính mục tiêu. 5 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.2. Nội dung của hoạch định tài chính CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH MỤC TIÊU 1. Phân tích SWOT 2. Chỉ số hiện tại của doanh nghiệp 3. Chỉ số tương ứng kì trước 4. Chỉ số trung bình ngành 5. Chỉ số của đối thủ cạnh tranh trực tiếp 6. Chỉ số mong muốn (Ý muốn chủ quan của người lãnh đạo) 6 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.3. Quy trình hoạch định tài chính KÕ BCTN ho¹ch Doanh thu SẢN Chi b»ng tiÒn BCTN (1) (5) (8) XUẤT KhÊu hao dù kiÕn EBIT (6) (9) & L·i vay Chi phÝ C¸c tû sè EBT tµi chÝnh ThuÕ (0) (6) dù kiÕn L·i tríc CT¦Đ (4) CT¦Đ (7) NI VÞ Nhu KÕ CTĐC So s¸nh, nhËn xÐt THÕ DOANH Gia sè RE (2) cÇu ho¹ch & ®Ò xuÊt Tµi THU (0) vèn huy biÖn ph¸p c¶i thiÖn tĂng (2) (3) vÞ thÕ tµi chÝnh CHÝNH bæ BCĐKT ®éng dù kiÕn T¦¥NG TSLĐ sung vèn TSCĐ (7) LAI (0) TTS (2) (4) C¸c tû sè KÕ NNH tµi chÝnh ho¹ch (1) NDH môc tiªu (9) CF¦Đ mua (6) CFĐC BCĐKT s¾m Nguån vèn (2) (5) dù kiÕn (8) 7 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Công ty Phương Đông thực hiện lập dự báo tài chính cho năm 2011. Các căn cứ ban đầu để dự báo tài chính bao gồm: • Báo cáo thu nhập và Bảng cân đối kế toán thực tế cuối năm 2010 được trình bày trên các Bảng 7.1 và 7.2. • Công ty kì vọng doanh thu sẽ tăng với tỷ lệ g1 = 10% trong năm 2011. Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Thực chất của phương pháp này là xây dựng các báo cáo tài chính tương lai trên cơ sở ước tính một số khoản mục tài sản, nguồn vốn và chi phí theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu. 8 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Bảng 7.1 BÁO CÁO THU NHẬP HIỆN NAY (NĂM 2010) VÀ DỰ TOÁN (NĂM 2011) CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG (Đơn vị tính: Triệu USD) Hiện Hê số Dự báo cho năm 2011 nay TT TÀI KHOẢN 2010 dự báo Lần 1 Điều Lần 2 Duyệt (1) (3) chỉnh (5) (6) (4) 1 Doanh thu ròng 3000 1,1(a) 3300 3300 3300 2 Giá vốn không kể khấu hao 2616 1,1(a) 2878 2878 2878 3 Khấu hao 100 1,1(a) 110 110 110 Tổng chi phí tác nghiệp:(2)+(3) 2716 2988 2988 2988 5 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT):(1)-(4) 284 312 312 312 6 Lãi vay 88 88(b) +5 93 93 7 Lợi nhuận trước thuế (EBT):(5)-(6) 196 224 219 219 8 Thuế (40%): (7)*(40%) 78 89 88 88 9 Lãi ròng trước cổ tức ưu đãi: (7)*(60%) 118 135 131 131 10 Tổng cổ tức ưu đãi 4 4(b) 4 4 11 Lãi ròng của cổ đông đại chúng: (9)-(10) 114 131 127 127 12 Tổng cổ tức đại chúng 58 63(c) +3 66 66 13 Gia số lợi nhuận giữ lại 56 68 61 61 Ghi chú: (a): Tỷ lệ tăng trưởng dự báo g = 10% (b): Các số liệu chuyển ngang từ 2010 (c): Các số liệu dự toán 9 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính BÁNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HIỆN NAY VÀ DỰ TOÁN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG Bảng 7.2 (Tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, Đơn vị tính: Triệu USD) Hiện nay Hê số Dự báo cho năm 2011 TT TÀI KHOẢN 2010 dự báo Lần 1 Điều Lần 2 Duyệt (1) (2) (3) chỉnh (5) (6) (4) 1 Tiền mặt và chứng khoán có thể chuyển nhượng 10 1,1 11 11 11 2 Khoản phải thu 375 1,1 412 412 412 3 Hàng tồn kho 615 1,1 677 677 677 4 Tổng tài sản lưu động: (1)+(2)+(3) 1000 1100 1100 1100 5 Tài sản cố định ròng 1000 1,1 1100 1100 1100 6 Tổng tài sản (4)+(5) $ 2000 $ 2200 $ 2200 $ 2200 7 Khoản phải trả 60 1,1 66 66 66 8 Vay ngắn hạn 110 110 +28 138 140 (*) 9 Khoản tích lũy (nợ định kì) 140 1,1 154 154 154 10 Tổng nợ ngắn hạn (7)+(8)+(9) 310 330 358 368 11 Trái phiếu dài hạn (nợ dài hạn) 754 754 +28 782 784 (*) 12 Tổng nợ: (10)+(11) 1064 1084 1140 1144 13 Cổ phiếu ưu đãi (400.000 cổ phiếu) 40 40 40 40 14 Cổ phiếu đại chúng (50.000.000 cổ phiếu) 130 130 +56 186 189 (*) 15 Lợi nhuận giữ lại 766 834 (1) 827 827 16 Cổ phần đại chúng: (14)+(15) 896 964 1013 1016 17 Tổng nguồn vốn: (12)+(13)+(16) $ 2.000 $ 2088 2193 2200 18 Nhu cầu vốn bổ sung (AFN) $ 112 7 Ghi chú (1): 834 = 766 + 68 (gia số lợi nhuận giữ lại kì vọng trong năm tới) : (*): các số liệu điều chỉnh 10 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Các bước của phương pháp này bao gồm: •Dự báo nhu cầu tài sản cho thời gian tới •Dự báo lượng vốn tự phát sinh trong điều kiện tác nghiệp bình thường •Xác định nhu cầu vốn bổ sung AFN theo công thức sau: NHU CẦU = NHU CẦU TÀI - VỐN - GIA SỐ VỐN BỔ SẢN TỰ PHÁT LỢI NHUẬN SUNG AFN GIỮ LẠI •Xây dựng các báo cáo tài chính dự kiến sơ bộ của doanh nghiệp. •Dự kiến phương pháp (kế hoạch) huy động lượng vốn bổ sung AFN. •Phản ánh những thay đổi do tác động của việc huy động vốn đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. •Tiến hành các điều chỉnh và phản hồi cho tới khi đạt yêu cầu đề ra 11 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu •Nhu cầu vốn bổ sung là lượng vốn mà công ty cần huy động thêm từ bên ngoài bằng cách vay hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu đại chúng. •Vốn tự phát là phần vốn mà công ty có được một cách tự động nhờ các nghiệp vụ thường kì của hoạt động kinh doanh, bao gồm: Khoản phải trả (tiền nợ bạn hàng khị mua chịu); Nợ tích luỹ hay còn gọi là nợ hạn mức hoặc nợ định kì (tiền lương, thuế và bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội giữa các kì thanh toán); •Gia số lợi nhuận giữ lại: phần lợi nhuận hàng năm mà doanh nghiệp có thể để lại nhằm tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 12 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 1: Lập báo cáo thu nhập sơ bộ cho năm tới (năm 2011) •Mục đích của việc lập báo cáo thu nhập sơ bộ là để xác định phần lợi nhuận giữ lại (RE) mà công ty có thể có trong trong kì hoạt động tới. •Nhận định ban đầu Việc hoạch định thường bắt đầu bằng một số nhận định có tính chất giả thiết như sau: Doanh thu cao hơn cần được hỗ trợ bởi mức tài sản cao hơn, hoặc, nói cách khác, khi doanh thu tăng thì tài sản của công ty nhất thiết phải tăng lên: công ty cần nhiều tiền mặt hơn cho các nghiệp vụ, doanh thu tăng sẽ dẫn tới mở rộng diện và quy mô bán chịu làm khoản phải thu tăng, đồng thời hàng tồn kho cũng sẽ tăng. Mặt khác, một khi tài sản tăng lên thì phần tài sản gia tăng cũng sẽ phải được cung cấp tài chính theo cách nào đó, điều này đòi hỏi vế phải, tức là vế nguồn vốn của đẳng thức kế toán của công ty, cũng tăng tương ứng. 13 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 1: Lập báo cáo thu nhập sơ bộ cho năm tới (năm 2011) Quá trình lập báo cáo thu nhập dự toán • Doanh thu tăng sẽ ảnh hưởng tới các tài khoản của Báo cáo thu nhập • Trước hết cần dự kiến tỷ lệ tăng giá thành, khấu hao, thuế, lãi vay và tỷ lệ cổ tức: Để đơn giản ta giả định giá thành và khấu hao tăng cùng tỷ lệ với doanh thu (g1). Mức tăng trưởng thực tế sẽ do người dự báo quyết định trên cơ sở phân tích các thông tin liên quan. Bước đầu vì chưa biết số vốn vay cần bổ sung nên có thể giả định lãi vay không tăng (sẽ điều chỉnh sau). Giả định tỷ lệ tăng cổ tức là g2 = 8%. Vì cổ tức năm 2010 là D2010 = 1,15 USD nên D2011 = D2010(1+g2) = 1,15 (1+0,08) = 1,25 USD. Với số cổ phiếu đại chúng hiện hành là 50.000.000, Công ty Phương Đông sẽ phải chi tổng cổ tức đại chúng là 50.000.000 (1,25) = 62.500.000 USD, làm tròn số thành 63.000.000 USD. Tất nhiên, khi công ty phát hành thêm cổ phiếu đại chúng, con số này sẽ tăng thêm. • Cổ tức ưu đãi không thay đổi vì công ty chưa có ý định phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi mới. 14 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 1: Lập báo cáo thu nhập sơ bộ cho năm tới (năm 2011) Kết quả sau lần thứ nhất: (1) Lãi ròng ròng dự toán: 131.000.000 USD (2) Tổng cổ tức dự toán: 63.000.000 USD (1) - (2) Lợi nhuận giữ lại dự toán: 68.000.000 USD Nhận xét: Khoản lợi nhuận giữ lại dự toán (68 triệu USD) quá cao vì nó được tính toán trên cơ sở giả định lãi vay năm 2011 không tăng và công ty chưa phát hành thêm cổ phiếu đại chúng mới. Rõ ràng là để mở rộng kinh doanh công ty sẽ phải vay thêm vốn và phát hành cổ phiếu đại chúng mới, điều này nhất định sẽ làm thay đổi một lần nữa các tài khoản của báo cáo thu nhập dự toán và cuối cùng sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại dự toán 68 triệu USD ở bước này. 15 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 2: Lập bảng cân đối kế toán cho năm tới (năm 2011) •Đẳng thức kế toán: T Ổ N G T À I S Ả N = VỐN VAY + V Ố N CỔ PHẦN •Ảnh hưởng của gia tăng doanh thu đến tài sản: Nếu công ty muốn tăng doanh thu, các tài sản của công ty phải tăng vì: Cần thêm tiền mặt cho các nghiệp vụ Khoản phải thu và hàng tồn kho phải tăng tương ứng với doanh thu Tài sản cố định sẽ tăng vì nhà xưởng phải được mở rộng, thiết bị phải được mua sắm 16 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 2: Lập bảng cân đối kế toán cho năm tới (năm 2011) •Ảnh hưởng của gia tăng doanh thu đến nguồn vốn: Khi doanh thu tăng nguồn vốn của công ty cũng phải tăng để tài trợ cho các gia tăng tài sản nói trên. Vấn đề là phải xác định được mức tăng của các tài khoản thuộc vế nguồn vốn . Một số khoản mục có xu hướng tăng cùng tỷ lệ với doanh thu (g1) Doanh thu tăng đòi hỏi mua sắm thêm nguyên vật liệu làm cho khoản phải trả tăng. Doanh thu tăng cũng đòi hỏi nợ định mức (còn gọi là nợ tích luỹ hay nợ định kì) tăng, tức là công lao động và thuế tăng. Một số khoản mục có xu hướng tăng không cùng tỷ lệ với doanh thu Lợi nhuận giữ lại cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì: LỢI NHUÂN GIỮ LẠI MỚI = LỢI NHUÂN GIỮ LẠI CŨ + GIA SỐ Tương tự, các tài khoản vay ngân hàng ngắn hạn, vay dài hạn (trái phiếu dài hạn), cổ phần ưu đãi và cổ phần đại chúng sẽ tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào quyết định của giới quản lý. 17 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 2: Lập bảng cân đối kế toán cho năm tới (năm 2011) Kết luận: Doanh thu cao hơn đòi hỏi mức tài sản cao hơn. Một phần tài sản gia tăng được tài trợ bởi sự gia tăng tự phát trong các khoản mục như khoản phải trả, khoản tích luỹ (hoặc nợ định mức), và lợi nhuận giữ lại. Phần còn lại bằng chênh lệch giữa nhu cầu tài sản và vốn tự phát, tức là nhu cầu vốn bổ sung AFN, sẽ được trang trải bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài, chẳng hạn, qua huy động vốn vay (phát hành trái phiếu, vay ngân hàng dài hạn) và huy động vốn góp (phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu đại chúng). Tính lợi nhuận giữ lại (RE) cho năm 2011 RE 2011 = RE2010 + GIA SỐ RE DỰ TOÁN2011 = 766 + 68 = 834 triệu USD 18 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 2: Lập bảng cân đối kế toán cho năm tới (năm 2011) Kết quả tính nhu cầu vốn bổ sung AFN sau vòng 1: (1) Tài sản dự toán năm 2011: 2.200 triệu USD (2) Nguồn vốn dự toán năm 2011: 2.088 triệu USD (2) – (1) Nhu cầu vốn bổ sung AFN năm 2011: 112 triệu USD Khoản AFN này sẽ được huy động bằng cách vay ngân hàng, phát hành trái phiếu dài hạn, cổ phiếu, hoặc kết hợp tất cả các biện pháp này. 19 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
- Mareven Food Central 7.4. Minh họa hoạch định tài chính Hoạch định tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Bước 3: Lập kế hoạch huy động vốn bổ sung AFN Các quyết định cuối cùng về huy động AFN phải dựa trên: Cơ cấu vốn mà công ty theo đuổi (cơ cấu vốn mục tiêu) Tỷ số lưu động của công ty (đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Thực trạng thị trường vốn vay dài hạn và thị trường chứng khoán Các quy chế vay nợ hiện hành 20 TS Đào Thanh Bình – BM QLTC ĐH BK Hà Nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1138 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 434 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 379 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 434 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 272 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 296 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 59 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 116 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 159 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 86 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 86 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 33 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 63 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn