intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Căng thẳng (stress) và cách ứng phó

Chia sẻ: Star Star | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

560
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài này người học có thể: Trình bày được khái niệm stress, trình bày được những nguyên nhân dẫn đến stress, trình bày được cách đánh giá mức độ stress, phân tích được liên quan giữa stress và sức khoẻ, trình bày được cách ứng phó với stress. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Căng thẳng (stress) và cách ứng phó

  1. CĂNG THẲNG (Stress)  và CÁCH ỨNG PHÓ Khoa các KHXH-HV-GDSK Trường ĐH Y tế công cộng 1
  2. Mục tiêu 1. Trình bày được khái niệm stress 2. Trình bày được những nguyên nhân dẫn đến stress 3. Trình bày được cách đánh giá mức độ stress 4. Phân tích được liên quan giữa stress và sức khoẻ 5. Trình bày được cách ứng phó với stress. 2
  3. Stress? – Tình huống  Bạn cảm thấy mình như thế nào trong mỗi tình huống sau đây?:  Xe bạn bị xì lốp và bạn có khả năng đến muộn một cuộc họp quan trọng.  Vài phút nữa bạn sẽ phải trình bày bản kế hoạch thực địa trước Hội đồng và nhiều người.  Làm việc trong một nhà máy nhiều tiếng ồn; làm những công việc mà ngày nào cũng như ngày nào, đơn điệu, lặp đi lặp lại nhiều lần.  Bố hoặc Mẹ của bạn phải nhập viện để điều trị bệnh bằng phẫu thuật, nhưng đầy rủi ro. 3
  4. Stress? – Tình huống  Dũng, một bác sĩ trẻ, khoẻ mạnh làm việc tại một phòng cấp cứu đông đúc và bận rộn của một bệnh viện lớn. Anh ta cảm thấy công việc luôn dồn dập và trách nhiệm rất lớn đối với sự sống của nhiều người. Vì một số lí do nhân sự, Dũng thường phải đảm nhận thêm phần việc của người khác và thường chỉ được báo trước trong thời gian ngắn. Áp lực công việc làm anh không kiểm soát nổi thời gian biểu làm việc, sinh hoạt của mình. Gần đây Dũng thường cáu gắt và cho biết hay bị đau đầu, mất ngủ.  Tình trạng của Bs. Dũng như thế nào? 4
  5. Stress – Khái niệm  Stress là trạng thái của cơ thể khi phản ứng để đối phó với những hoàn cảnh/điều kiện mới; là hậu quả của sự kiện, tác động không mong muốn hoặc sự đe doạ từ môi trường bên ngoài. (Giáo trình TLHSK – Trường Đại học YTCC) 5
  6. Stress – Khái niệm  Stress là kiểu đáp ứng của cá nhân, được tạo ra khi có những sự kiện kích thích (yếu tố bên trong hoặc bên ngoài) làm đảo lộn thế cân bằng sinh thể. Những đáp ứng cá nhân chính là tổ hợp những phản ứng đa dạng về sinh lí, cảm xúc, nhận thức và ứng xử. (Gs Đặng Phương Kiệt) 6
  7. Stress – Khái niệm  Stress thường được xem như sự lo lắng, buồn phiền, căng thẳng do những sự kiện không dễ chịu từ môi trường. 7
  8. Stress ­ Một số biểu hiện?  Nhận thức:  Cảm xúc:  Mất tập trung  Ủ rũ, buồn rầu  Lo lắng  Bối rối, lo âu  Nhớ lẫn lộn, hay quên  Thao thức, bồn chồn  Phán xét kém  Cảm giác mệt mỏi  Thiếu khách quan  …  Do dự, lưỡng lự  …  Hành vi:  Thực thể  Hay cáu gắt  Nhịp tim tăng, mạch  Ngủ nhiều hoặc ít nhanh hơn  Chán ăn, hoặc ăn nhiều  Huyết áp tăng  Thích ở một mình…  Buồn nôn  Sử dụng chất kích thích  Toát mồ hôi để giải toả  Đau đầu  Phản ứng quá mức  …  … 8
  9. Stress – Tác nhân  Tác nhân; kích thích gây stress gọi là stressor  Các yếu tố môi trường tích cực hay tiêu cực đều có thể là tác nhân gây căng thẳng  Ví dụ: chuẩn bị tham gia một giải đấu thể thao; đứng giữa một đám đông do kẹt xe… 9
  10. Stress – Tác nhân 10
  11. Stress – Nguyên nhân?  Nguyên nhân mang tính cá nhân:  Những thay đổi trong cuộc sống:  Học tập, thi cử  Tình yêu, Hôn nhân  Việc làm: thất nghiệp; công việc nhiều áp lực…  Thu nhập  Địa vị xã hội  Sự kiện sinh, tử  … 11
  12. Stress – Nguyên nhân  Nguyên nhân mang tính cá nhân:  Mâu thuẫn trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình  Tranh cãi, xích mích với người thân…  Hiểu lầm với bạn thân, bạn tình…  Những phiền toái nhỏ nhặt hàng ngày lặp đi lặp lại thường dễ gây stress hơn những sự kiện có thể gây sốc mạnh nhưng ít xảy ra. 12
  13. Stress – Nguyên nhân  Những nguyên nhân mang tính cá nhân:  Những rắc rối với những người thân thường gây stress cho nữ nhiều hơn nam.  Các vấn đề về hôn nhân và gia đình thường làm phụ nữ bị stress hơn so với nam giới 13
  14. Stress – Nguyên nhân  Nghiên cứu của Mensch, Clark và Nguyen (2003) ở 6 tỉnh/TP ở Việt Nam về nguyên nhân gây stress ở thanh niên:  Lo lắng về việc làm và đói nghèo (69% nam và 66% nữ trả lời)  Việc học tập (38% nam và 29% nữ)  Lo lắng về sức khoẻ (23% nam và 25% nữ)  Nỗi lo về việc gia đình/ kết hôn và con cái (23% nam và 32% nữ). 14
  15. Stress – Nguyên nhân  Yếu tố tính cách  Tính cách ảnh hưởng đến stress trong cuộc sống:  Người cẩn thận ít bị stress hơn so với người bất cẩn;  Người hay lo âu, căng thẳng thường xử lí tình huống kém hơn những người bình tĩnh và hay mắc stress;  Người lạc quan cũng ít bị mắc stress (Peterson 1998);  Người có bản lĩnh (hardiness) cũng ít bị mắc stress;  Nhóm ứng xử týp A (cạnh tranh, thiếu kiên trì, bất mãn về 1 mặt nào đó, tham vọng, thích sống cô độc…) thường mắc Stress và bệnh tim mạch (Haynes 1980) 15
  16. Stress – Nguyên nhân  Yếu tố di truyền  Một số gen chi phối hoạt động tuyến yên sản xuất kích tố endorphin, một tác nhân gây tình trạng căng thẳng.  Các yếu tố bên trong:  Tình trạng lo âu quá mức  Thái độ bi quan  Tự trách mình, tự chỉ trích bản thân  Niềm tin, mong muốn không căn cứ  Chủ nghĩa hoàn hảo  Thiếu tự trọng  Thiếu quyết đoán 16
  17. Stress – Nguyên nhân  Nguyên nhân do điều kiện môi trường:  Thảm họa tự nhiên  Động đất  Sóng thần  Lũ quét ở nhiều nơi  Các cơn bão lớn 17
  18. Stress – Nguyên nhân  Nguyên nhân do điều kiện môi trường:  Thảm hoạ xã hội?  Quá tải dân số  Tội phạm  Suy thoái kinh tế  Chiến tranh và de dọa chiến tranh  Khủng bố (sự kiện 11/9 ở Mỹ …)  … 18
  19. Stress – Nguyên nhân  Những nguyên nhân chính của stress (Karen Huffman và cs, 2000):  Những thay đổi trong cuộc sống (life changes)  Những tác nhân gây stress có tính lặp đi lặp lại (chronic stressors)  Những điều phiền nhiễu, rắc rối (hassle)  Những mâu thuẫn trong mỗi cá nhân (conflicts)  Hiểu rõ về các nguyên nhân, yếu tố gây stress và hậu quả của nó giúp chúng ta tìm cách ứng phó hiệu quả. 19
  20. Stress – Đánh giá mức độ như thế nào?  Có nhiều thang đo mức độ Stress khác nhau dựa vào các sự kiện đã được nghiên cứu và gắn với 1 số điểm nhất định (LCU-life change unit).  Tổng điểm tổng càng cao mức độ stress càng trầm trọng.  Ví dụ: Đánh giá stress (xem bảng 1, bài 5-Stress- SGK)  Từng sự kiện xảy ra được cho điểm tương ứng  Cộng số điểm và nhận xét theo mốc chuẩn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2