Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Giao tiếp trong tâm lý học sức khỏe
lượt xem 17
download
Bài này cung cấp những kiến thức cơ bản về giao tiếp trong tâm lý học sức khỏe. Nội dung chính trong chương này gồm có: Khái niệm giao tiếp và các thành tố cơ bản của quá trình giao tiếp, các chức năng và hình thức cơ bản của giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, một số vấn đề tâm lí thường gặp trong giao tiếp. Mời tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Giao tiếp trong tâm lý học sức khỏe
- GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE Khoa các KHXHHVGDSK Trường Đại học Y tế công cộng 1
- Mục tiêu bài học 1. Trình bày được khái niệm giao tiếp và các thành tố cơ bản của quá trình giao tiếp 2. Trình bày được các chức năng và hình thức cơ bản của giao tiếp 3. Trình bày được các kĩ năng giao tiếp 4. Trình bày được một số vấn đề tâm lí thường gặp trong giao tiếp 2
- Nội dung chính ► Khái niệm giao tiếp ► Các thành tố của quá trình giao tiếp ► Các chức năng giao tiếp ► Một số hình thức giao tiếp ► Một số kĩ năng giao tiếp ► Một số vấn đề tâm lí trong giao tiếp 3
- Khái niệm ► Giao tiếp: Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý, xã hội, tồn tại dựa trên các mối quan hệ giữa người với người, là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cùng với sự trợ giúp của các phương tiện khác, con người trao đổi thông tin, nhận thức và tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục đích nhất định. 4
- Quá trình giao tiếp ► Các thành tố cơ bản: Ai? Nói gì? (Nội dung giao tiếp) Với ai? (Đối tượng giao tiếp) Bằng cách nào? 5
- Sơ đồ quá trình truyền thông Thông tin được Tác động từ mã hóa dưới Nhiễu môi trường dạng chữ, ký hiệu/ biểu tượng, âm thanh. Thông điệp Nguồn Người nhận Kênh: tin phát Trực tiếp người-người; tin TV, radio, sách, báo, tài liệu, email, internet, ca nhạc - kịch... Phản hồi 6
- Chức năng giao tiếp ► Thông tin hai chiều: giữa hai người hay hai nhóm người ► Tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong một hoạt động cùng nhau ► Giáo dục, phát triển nhân cách 7
- Vai trò của giao tiếp ► Với cá nhân Là điều kiện tồn tại của con người Gia nhập các quan hệ với xã hội Tiếp thu nền văn hóa, biến thành cái riêng của con người (học tập, lĩnh hội tri thức…) Biết được giá trị xã hội, tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo chuẩn mực xã hội 8
- Vai trò của giao tiếp (2) ► Với xã hội Là điều kiện tồn tại của xã hội vì xã hội là cộng đồng người Là cơ chế bên trong của sự tồn tại, phát triển xã hội; đặc trưng cho tâm lí người 9
- Hình thức giao tiếp ► Giao tiếp trực tiếp Căn cứ vào tính chất trực tiếp của quá trình giao tiếp Là đàm thoại, tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp. ► có 2 hình thức đàm thoại: đối thoại và độc thoại Ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng. 10
- Hình thức giao tiếp ► Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp thông qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, thư điện tử, sách báo… Ưu điểm của giao tiếp này là nhanh chóng, thuận tiện. Hạn chế là phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, kém sinh động, kém hiệu quả. 11
- Hình thức giao tiếp Căn cứ vào mục đích giao tiếp ► Giao tiếp chính thức: Giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các nghi lễ nhất định Được quy định bởi các chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. 12
- Hình thức giao tiếp ► Giao tiếp không chính thức: Giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về lễ nghi. Các hình thức giao tiếp cũng như cách phục trang, địa điểm, hoàn cảnh giao tiếp… thường không bị lệ thuộc, không bị gò bó 13
- Hình thức giao tiếp Dựa vào đặc điểm của thông điệp ► Giao tiếp ngôn ngữ Đối thoại, trao đổi Đặt câu hỏi để khai thác thông tin Diễn đạt lại Bày tỏ sự thông cảm (thấu cảm) Tóm lược lại … 14
- Hình thức giao tiếp ► Giao tiếp phi ngôn ngữ: Giọng nói: nhịp độ nói (nhanh, chậm), âm thanh (cao, thấp), cường độ giọng nói Nét mặt: cười, nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt… Tư thế, điệu bộ, cử chỉ: đứng, ngồi, nghiêng người, thẳng người, cúi mặt, ngẩng đầu. Trang phục: quần áo, kiểu tóc, trang sức, giày dép. Không gian và khoang cách giao tiếp, chọn chỗ đứng hay ngồi, gần hay xa. 15
- Hình thức giao tiếp Căn cứ theo tính chất nghề nghiệp ► Đặc điểm nghề nghiệp gần như bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó quy định tính cách, cách biểu hiện ngôn ngữ, cách biểu cảm nét mặt, cử chỉ, giọng điệu, tư thế… cũng như quy định tính chất, nội dung của thông tin. Ví dụ: giao tiếp sư phạm; giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe… 16
- Đặc điểm của người giao tiếp tốt ► Có khả năng tạo ra hình ảnh tốt về bản thân ► Tự tin và độc lập ► Lắng nghe tích cực ► Biểu lộ ý nghĩ và cảm tưởng rõ ràng ► Có khả năng ứng phó bình tĩnh, ngay cả khi có cảm xúc mạnh ► Có khả năng đồng cảm, thân thiện ► Chú trọng vào vấn đề hiện tại, không đi xa quá vấn đề ► Hợp tác, tôn trọng đối tượng ► Biết phân tích đánh giá vấn đề khách quan ► Cân nhắc khi nói 17 ► Phản hồi đúng lúc và đúng ý đối tác
- Một số điểm cần tránh khi giao tiếp ► Tự hào, nói quá nhiều về mình ► Tranh cãi quá mức với đối tác ► Có thành kiến, suy diễn không có cơ sở ► Phán xét hời hợt, chuyển chủ đề vô cớ ► Giả vờ hiểu khi chưa thực sự hiểu ► Dùng từ ngữ không lịch sự khi giao tiếp ► Chỉ trích hoặc giáo huấn, giảng đạo đức ► Bỡn cợt không đúng chỗ ► Kênh kiệu, mỉa mai, châm biếm, khích bác ► Đe doạ đối tác ► Lý luận suông dài dòng 18
- Các kĩ năng giao tiếp ► Kỹ năng quan sát Thu thập thông tin thực tế thông qua tri giác nhìn và nghe. Quan sát không chỉ để thu thập thông tin cho chủ thể giao tiếp mà còn để đo lường và nhận định tâm trạng, cảm tưởng của đối tượng giao tiếp, nhằm làm cho cuộc giao tiếp thoả mãn nhu cầu của 2 phía. 19
- Các kĩ năng giao tiếp ► Kỹ năng lắng nghe Lắng nghe tích cực là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi quan sát, chú ý cao độ và thể hiện thái độ tôn trọng nhằm hiểu biết cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề của đối tượng, đồng thời giúp họ biết đang được quan tâm và chia sẻ. Lắng nghe được thể hiện: ► Qua các hành vi quan sát tinh tế ► Sự tập trung chú ý 20 ► Những ứng xử với thái độ tôn trọng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng về Tập huấn tư vấn học đường
141 p | 634 | 107
-
Bài giảng Tâm lý học bệnh nhân
46 p | 359 | 69
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Căng thẳng (stress) và cách ứng phó
67 p | 553 | 54
-
Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tiểu học - ĐH Phạm Văn Đồng
82 p | 724 | 50
-
Bài giảng Tâm lý học lao động
120 p | 174 | 47
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe
31 p | 402 | 38
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người
67 p | 170 | 33
-
Bài giảng Tâm lý học bệnh nhân 2
46 p | 159 | 24
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe
33 p | 172 | 17
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Tâm lý trong giao tiếp
44 p | 99 | 15
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Nhân cách và sức khỏe
51 p | 108 | 14
-
Bài giảng Tâm lý học sức khỏe
59 p | 122 | 14
-
Kết quả triển khai mô hình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
5 p | 42 | 7
-
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 2 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
15 p | 36 | 7
-
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 3 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
37 p | 23 | 7
-
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 4 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
46 p | 50 | 7
-
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 5 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
21 p | 31 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn