Bài giảng Thống kê nhân sự cơ quan hành chính nhà nước - HV. Hành chính TP.HCM
lượt xem 21
download
Bài giảng Thống kê nhân sự cơ quan hành chính nhà nước gồm 7 chương. Nội dung bài giảng trình bày các nội dung: Tổng quan về thống kê, điều tra chọn mẫu và sai số trong điều tra thống kê, tổng quan về thống kê nhân sự, các phương pháp thường dùng trong thống kê nhân sự tổ chức, thống kê nhân sự hành chính nhà nước, pPhân tích thống kê nhân sự hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê nhân sự hành chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thống kê nhân sự cơ quan hành chính nhà nước - HV. Hành chính TP.HCM
- THỐNG KÊ NHÂN SỰ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NN
- Giới thiệu môn học • Chương 1 Tổng quan về thống kê • Chương 2 Điều tra chọn mẫu và sai số trong điều tra thống kê • Chương 3 Tổng quan về thống kê nhân sự • Chương 4 Các PP thường dùng trong thống kê nhân sự tổ chức • Chương 5 Thống kê nhân sự HCNN • Chương 6 Phân tích thống kê nhân sự HC • Chương 7 Ứng dụng CNTT trong thống kê nhân sự HC
- Chương I Tổng quan về thống kê • Những vấn đề chung về khoa học TK • Một số khái niệm được sử dụng trong TK • Thang đo trong TK • Các phương pháp trình bày số liệu TK • Điều tra TK
- • TK học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn. Từ hàng ngàn năm trước con người đã có nhu cầu ghi chép, tính toán về dân số, ruộng đất, tài sản… • TK là các con số được ghi chép, phân tích phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội • TK là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập, phân tích các con số về các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu bản chất, quy luật vốn có của những hiện tượng đó
- • Khoa học TK là ngành khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể
- • Mặt lượng của hiện tượng: các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ tỉ lệ, quan hệ so sánh, trình độ phổ biến…vv • Nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp nhận thức bản chất của hiện tượng • Để có thể phản ánh được sát thực bản chất và quy luật của hiện tượng, các con số thống kê phải được thu thập trên một số lớn các hiện tượng cá biệt, sao cho các yếu tố ngẫu nhiên bù trừ, triệt tiêu nhau
- Hiện tượng số lớn • Hiện tượng số lớn trong TK được hiểu là một tập hợp các hiện tượng cá biệt đủ bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. • Mặt lượng của mỗi hiện tượng cá biệt thường chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng. • Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu
- Một số khái niệm cơ bản trong thống kê • Hoạt động thống kê • Tổng thể thống kê • Đơn vị tổng thể thống kê • Tiêu thức thống kê • Chỉ tiêu thống kê
- Hoạt động thống kê • Hoạt động TK: là thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng. • Hoạt động TK nhà nước: là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật các hiện tượng kinh tế-xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành. • Các tổ chức cũng thường thực hiện các hoạt động thống kê phục vụ mục đích riêng.
- Sơ đồ hoạt động thống kê Thu thập thông tin (Điều tra TK) Xử lý thông tin (Tổng hợp TK) Diễn giải, phân tích TT (Phân tích và dự đoán TK)
- Tổng thể thống kê • Tổng thể TK là hiện tượng số lớn, gồm những đơn vị hoặc phần tử cấu thành hiện tượng cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng để tìm hiểu bản chất, tính quy luật vốn có của hiện tượng đó trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. • Vd: số nhân khẩu của một địa phương • Có nhiều loại tổng thể TK: tổng thể đồng chất, tổng thể không đồng chất; tổng thể trực quan, tổng thể tiềm ẩn; tổng thể tổng quát, tổng thể cụ thể
- Đơn vị tổng thể thống kê • Đơn vị tổng thể thống kê là yếu tố nhỏ nhất, không phân chia của một tổng thể thống kê. • Việc quy định đơn vị tổng thể thống kê mang tính tương đối, tùy thuộc mục đích nghiên cứu. • Muốn xác định được tổng thể thống kê, cần phải xác định được tất cả các đơn vị tổng thể của nó
- Tiêu thức thống kê • Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác nhau. Trong hoạt động thống kê thường chỉ chọn ra một số đặc điểm để nghiên cứu. Tiêu thức thống kê là khái niệm để chỉ đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. • Tiêu thức có thể được chi thành hai nhóm – Tiêu thức lượng: những đặc điểm có thể cân đong, đo, đếm bằng con số (lượng biến) cụ thể. Vd: tiền lương của người lao động – Tiêu thức tính: những đặc điểm mang tính mô tả. Vd: giới tính, tôn giáo, dân tộc
- Chỉ tiêu thống kê • Chỉ tiêu TK là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Vd GDP • Để hiểu rõ bản chất, quy luật của hiện tượng, hoạt động thống kê phải tổng hợp các đặc điểm về lượng thành những con số của một số lớn hiện tượng. • Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: tiêu chí và con số – Tiêu chí hay còn gọi nội dung của chỉ tiêu gồm định nghĩa, giới hạn về thực thể, không gian, thời gian của hiện tượng – Con số: nêu lên mức độ của chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển…
- Thang đo trong thống kê • Tùy theo tính chất của dữ liệu thống kê, có thể sử dụng các loại thang đo khác nhau. Có 4 loại thang đo chủ yếu – Thang đo định danh – Thang đo thứ bậc – Thang đo khoảng – Thang đo tỉ lệ
- Thang đo định danh • Là loại thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn, kém, không theo thứ bậc… Vd: giới tính, khu vực địa lí, nghề nghiệp,… • Các con số không có quan hệ hơn kém, không thực hiện được các phép tính thống kê, chỉ đếm được tần số xuất hiện
- Thang đo thứ bậc • Loại thang đo này sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, mà các biểu hiện của dữ liệu có sự hơn, kém, khác biệt về thứ bậc… Vd: bậc thợ, chất lượng đào tạo • Thang đo này cho thấy sự khác biệt, sự hơn kém giữa các biểu hiện của tiêu thức, nhưng sự hơn kém không nhất thiết phải bằng nhau, không cụ thể là bao nhiêu, vì vậy không thực hiện được các phép tính thống kê, mà chỉ dựa vào đó nói lên đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối
- Thang đo khoảng • Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau, nhưng không có điểm gốc là 0 • Thang đo này luôn có đơn vị đo và được sử dụng cho các tiêu thức lượng, có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, trung bình… • Do không có điểm gốc 0 nên không so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo
- Thang đo tỉ lệ • Là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối được coi như điểm xuất phát của độ dài đo lường trên thang. • Do có điểm gốc 0 nên có thể giúp so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo • Đây là thang đo định lượng chặt chẽ nhất, có thể thực hiện tất cả các công cụ toán để tính toán và phân tích số liệu
- Các phương pháp trình bày số liệu thống kê • Có hai nhóm phương pháp trình bày số liệu thống kê • Bảng thống kê • Đồ thị thống kê
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công cụ thực nghiệm
53 p | 274 | 149
-
Bài giảng Kết thúc dự án
15 p | 155 | 43
-
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - THS. THẾ NGUYÊN - 4
17 p | 190 | 43
-
Bài giảng Đăng ký và thống kê đất đai - ĐH Nông Lâm Tp.HCM
120 p | 186 | 40
-
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - THS. THẾ NGUYÊN - 5
13 p | 193 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 6 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
3 p | 164 | 35
-
Bài Giảng Thống kê - kiểm kê và chỉnh lý biến động đất đai
43 p | 249 | 31
-
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - THS. THẾ NGUYÊN - 1
17 p | 135 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 5 các hình thức sở hữu
13 p | 115 | 23
-
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - THS. THẾ NGUYÊN - 3
17 p | 128 | 23
-
CÔNG VĂN HÀNH CHÍNH
14 p | 711 | 18
-
Bài giảng Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước: Chương 5 - ThS. Trương Quang Vinh
85 p | 99 | 15
-
Bài giảng Quản trị dự án - Bài 8: Kết thúc dự án
12 p | 106 | 12
-
Tập tài liệu giảng dạy Nghiệp vụ văn thư (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực đồng bằng)
64 p | 81 | 9
-
Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin - Chương 0: Giới thiệu môn học
17 p | 45 | 9
-
Tiêu chí đánh giá kinh tế thị trường
4 p | 95 | 5
-
Bài giảng Thống kê và phân tích dữ liệu: Sử dụng mô hình arima trong dữ báo chuỗi thời gian
26 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn