Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 5 - Trần Thanh Ngọc
lượt xem 7
download
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 5 Quy ước vẽ các chi tiết thông dụng được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các quy ước khi vẽ các chi tiết có ren, bánh răng, lò xo; vẽ được các chi tiết có ren, bánh răng, lò xo đúng quy ước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 5 - Trần Thanh Ngọc
- TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ PVMTC VẼ KỸ THUẬT 1 CHƯƠNG 5: QUY ƯỚC VẼ CÁC CHI TIẾT THÔNG DỤNG Giảng viên: TRẦN THANH NGỌC Email: ngoctt@pvmtc.edu.vn Mobile: 097.297.8571 TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- Chương 5: Quy ước vẽ các chi tiết thông dụng 2 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 5: Sau khi học xong chương 5, người học có khả năng: Ø Trình bày được các quy ước khi vẽ các chi tiết có ren, bánh răng, lò xo Ø Vẽ được các chi tiết có ren, bánh răng, lò xo đúng quy ước TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- NỘI DUNG CHƯƠNG 5 3 5.1 Ren và vẽ qui ước ren 5.2 Vẽ qui ước bánh răng 5.3 Vẽ qui ước lò xo TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 4 5.1.1 Một số khái niệm - Đường xoắn ốc : Là qũi đạo của một điểm chuyển động đều trên một đường sinh khi đường sinh đó quay tròn đều quanh một trục cố định. Nếu đường sinh là một đường thẳng song song với trục quay, ta có đường xoắn ốc trụ. Nếu đường sinh cắt trục quay, ta có đường xoắn ốc nón. - Bước xoắn : là khoảng cách di chuyển của một điểm trên đường sinh khi đường sinh này quay quanh trục được một vòng. Bước xoắn kí hiệu Ph. - Hướng của đường xoắn ốc : đường xoắn ốc có thể có hướng xoắn trái hay hướng xoắn phải. Hướng xoắn phải : đặt đường xoắn ốc có trục quay thẳng đứng, nếu phần thấy của đường xoắn ốc có hướng từ trái lên phải thì có đường xoắn ốc phải. Ngược lại, nếu phần thấy của đường xoắn ốc có hướng đi từ phải lên trái thì đó là hướng xoắn trái. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 5 5.1.1. Một số khái niệm Đường xoắn ốc TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 6 5.1.2. Sự hình thành mặt ren Theo lý thuyết : ren được hình thành do một hình phẳng (tam giác, hình thang, hình vuông,…) chuyển động theo đường xoắn ốc sao cho mặt phẳng chứa hình luôn luôn đi qua trục của đường xoắn ốc đó. - Trong thực tế: ren được chế tạo bằng máy tiện. Mũi dao chuyển động thẳng đều dọc theo trục của chi tiết, còn chi tiết quay tròn theo trục của nó. Như vậy, luỡi dao tiện sẽ cắt các rãnh theo đường xoắn ốc tạo thành ren trên bề mặt chi tiết. Ngoài ra, ren còn được hình thành bằng cách dùng bàn ren, dùng tarô, … - Ren được hình thành trên mặt trụ gọi là ren trụ còn trên mặt nón (mặt côn) gọi là ren côn. Ren được hình thành trên mặt ngoài gọi là ren ngoài hay trục ren, còn ren được hình thành bên trong gọi là ren trong hay ren lỗ. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 7 5.1.3. Các thông số của ren Các thông số của ren quyết định tính năng của ren, nó bao gồm : Ø Profin ren: là hình phẳng tạo thành ren nói ở trên. Nó chính là hình dạng của mặt cắt dọc theo trục ren. Prôfin ren có các dạng : hình tam giác, hình thang, h hình vuông, d2 d1 d TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 8 5.1.3. Các thông số của ren Ø Đường kính ren + Đường kính ngoài : là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh của ren ngoài hay đáy của ren trong. Đường kính ngoài tiêu biểu cho kích thước của ren nên còn gọi là đường kính danh nghĩa của ren. Kí hiệu d. + Đường kính trong : là đường kính của mặt trụ đi qua đáy của ren ngoài hay đỉnh của ren trong, kí hiệu d1 + Đường kính trung bình : là đường kính mặt trụ có đường sinh cắt prôfin ren ở điểm chia đều bước ren. Kí hiệu d2 : Ø Số đầu mối: nếu có nhiều hình phẳng giống nhau chuyển động theo nhiều đường xoắn ốc giống nhau (cùng một bước xoắn) và cách đều nhau thì tạo thành ren có nhiều đầu mối, mỗi đường xoắn ốc là một đầu mối. Số đầu mối kí hiệu là : n TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 9 5.1.3. Các thông số của ren Ø Bước ren: là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh (hoặc đáy) ren kề nhau. Bước ren kí hiệu là P. Như vậy, đối với ren một đầu mối thì : bước xoắn bằng bước ren (Ph = P). Đối với ren nhiều đầu mối thì : bước xoắn bằng số đầu mối nhân với bước ren (Ph = n.P hay P= Ph/n) Ø Hướng xoắn ren: là hướng xoắn của đường xoắn ốc tạo thành ren. Như vậy ta có ren phải và ren trái. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 10 5.1.4. Các loại ren thường dùng Kí Loại ren Profin ren Diễn giải hiệu Dùng trong mối ghép thông thường. Prôfin ren là hình tam h giác đều. Kích thước ren hệ d d2 mét dùng mm làm đơn vị. Ren d1 p 1. Ren hệ M hệ mét chia ra ren bước lớn và mét ren bước nhỏ. Hai loại ren này thường có đường kính như nhau nhưng bước khác nhau. Prôfin ren là cung tròn. Dùng p trong các mối ghép của các chi 2. Ren tròn Rd tiết vỏ mỏng như : đui đèn, phụ tùng đồ điện, … TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 11 5.1.4. Các loại ren thường dùng Dùng trong mối ghép ống. Prôfin ren là tam giác cân có góc ở đỉnh 55o. Đơn vị kích thước là inch (1 inch = 3. Ren ống R 25.4mm). Ren ống có hai loại : Ren ống hình trụ kí hiệu là G. Ren ống d d2 d1 côn Rc hình côn có các kí hiệu là : R (ren ống côn ngoài) và Rc (ren ống côn trong) Dùng để truyền lực. Prôfin ren hình 4. Ren hình thang cân có góc ở đỉnh 30o. đơn vị Tr thang kích thước là mm. Dùng để truyền lực. Prôfin ren hình 5. Ren đỡ thang có góc giữa hai cạnh là 30o S (hình dạng giống như răng cưa nên (Ren tựa) còn gọi là ren răng cưa) TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 12 5.1.5. Vẽ quy ước ren Ø Đối với ren thấy: Trên hình chiếu hoặc hình cắt song song với đường trục ren Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm. Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh. Khoảng cách từ đỉnh ren đến đáy ren xấp xỉ bằng chiều cao ren. Có thể vẽ gần đúng bằng cách chọn : d1 = 0,8d Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn, nó vẽ bằng nét liền mảnh. Đường gạch gạch (tuyến ảnh) trên hình cắt của ren vẽ bằng nét liền mảnh vàa dừng lại ở nét liền đậm của đường đỉnh ren. Trên hình chiếu hoặc hình cắt vuông góc với trục ren Vòng tròn đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm. Vòng tròn đáy ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn bằng nét liền mảnh. Phần hở ¼ thường chọn phía trên bên phải. Không vẽ đường tròn thể hiện mép vát của ren TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 13 5.1.5. Vẽ quy ước ren Ø Đối với ren khuất Khi cần thể hiện ren khuất, qui ước dùng nét đứt để vẽ các đường đỉnh ren, đáy ren và giới hạn ren. Biểu diễn ren khuất TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 14 5.1.5. Vẽ quy ước ren Ø Đối với mối ghép ren Thường được biểu diễn bằng hình cắt. Trong đó phần ăn khớp ưu tiên vẽ trục ren, chỉ vẽ lỗ ren ở phần không ăn khớp. Khi cần thể hiện prôfin ren có thể dùng hình cắt riêng phần hoặc hình trích. Biểu diễn ghép ren TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 15 5.1.5. Vẽ quy ước ren Ø Cách ghi ký hiệu ren (TCVN 0204 - 1993) Ren được vẽ theo qui ước nên không thể hiện được các thông số của ren. Do đó, bên cạnh hình vẽ người ta còn ghi thêm ký hiệu ren để phân biệt các loại ren khác nhau. Một ký hiệu ren được ghi theo thứ tự từ trái sang phải, gồm có : v Prôfin ren : được ký hiệu bằng chữ riêng cho prôfin ren. Ví dụ : Ren hệ mét kí hiệu là M ; ren ống côn ngoài kí hiệu là R, … v Đường kính danh nghĩa ren : là đường kính ngoài của ren (d), đơn vị mm. Đối với ren ống thì đường kính danh nghĩa là đường kính lòng ống, đơn vị là inch. v Bước ren : thường bước ren được đặt sau đường kính danh nghĩa và phân cách bởi dấu nhân ( ). Ví dụ : M16 * 1.5 ; Tr24 * 2 Chú ý : Đối với ren hệ mét bước lớn và ren ống thì không ghi bước ren. Ví dụ : M16, G24. Đối với ren nhiều đầu mối phải ghi cả bước xoắn và bước ren sau đường kính danh nghĩa. Bước xoắn ghi trước (sau dấu ), tiếp theo là bước ren, bước ren được viết kèm theo chữ P và cả hai cùng nằm trong ngoặc đơn. Ví dụ : M16 2 (P1) ; Tr20 6 (P2) TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.1. Ren và quy ước vẽ ren 16 5.1.5. Vẽ quy ước ren v Một số ví dụ về cách giải thích một ký hiệu ren M16 : ren hệ mét, đường kính danh nghĩa là 16 mm, có một đầu mối, ren bước lớn (bước lớn không ghi, muốn biết thì tra bảng tiêu huân), h̉ ướng xoắn phải. M16 1 : Ren hệ mét đường kính danh nghĩa là 16 mm, có một đầu mối, ren bước nhỏ, bước ren là 1mm, hướng xoắn phải. M24 3 (P1) LH : Ren hệ mét, đường kính danh nghĩa là 24mm, bước xoắn bằng 3mm, bước ren bằng 1mm, nên có 3 đầu mối, hướng xoắn trái. Tr20 2 : Ren hình thang, đường kính danh nghĩa là 20mm, ren một đầu mối, bước ren bằng 2, hướng xoắn phải. G1:Ren ống trụ, đường kính danh nghĩa là 1 inch, ren một đầu mối, hướng xoắn phải. M65 6g : Trục ren hệ mét, đường kính danh nghĩa là 65mm, bước ren lớn, một đầu mối, hướng xoắn phải. Miền dung sai 6g (cấp chính xác là : 6, sai lệch cơ bản là : g) S50 3 LH :Ren tựa, đường kính danh nghĩa của ren là 50mm, bước ren bằng 3mm, một đầu mối, hướng xoắn trái. M90 1.5 7H : Lỗ ren hệ mét, đường kính danh nghĩa là 90mm, ren bước nhỏ, bước ren là 1,5mm, ren một đầu mối, hướng xoắn phải. Miền dung sai 7H (cấp chính xác là 7, sai lệch cơ bản H). TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.2. Vẽ quy ước bánh răng 17 Bánh răng là chi tiết có răng dùng để truyền chuyển động quay bằng sự tiếp xúc lần lượt giữa các răng của bánh răng dẫn động và bánh răng bị dẫn. Bánh răng thường có ba loại : Bánh răng trụ : dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục song song với nhau. Bánh răng côn : dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục cắt nhau (thường có góc bằng 900) Bánh vít - trục vít : dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau, góc giữa hai trục thường bằng 900 Prôfin răng (cạnh răng) là đường cong, thường có dạng là đường thân khai của vòng tròn. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.2. Vẽ quy ước bánh răng 18 5.2.1. Bánh răng trụ Bánh răng trụ có răng hình thành trên mặt trụ có 3 loại: Bánh răng trụ răng thẳng : răng hình thành theo đường sinh của mặt trụ Bánh răng trụ răng nghiêng : hình thành theo đường xoắn ốc trụ. Bánh răng trụ răng chữ V : răng nghiêng theo hai phía tạo thành chữ V. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.2. Vẽ quy ước bánh răng 19 5.2.1. Bánh răng trụ v Các thông số cơ bản của bánh răng trụ + Môđun : là tỉ số giữa bước răng Pt và số răng. Ký hiệu của môđun là m . Môđun của bánh răng càng lớn thì bánh răng càng to. Hai bánh răng ăn khớp với nhau thì bước băng thì bước răng Pt phải bằng nhau, nghĩa là môđun phải bằng nhau. Trị số của các môđun cảu bánh răng được tiêu chuẩn hoá theo TCVN 2257 -77 như sau : 1.0 ; 1.25 ; 1.5 ; 2.0 ; 2.5 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 16 ; 20 mm. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
- 5.2. Vẽ quy ước bánh răng 20 5.2.1. Bánh răng trụ v Các thông số cơ bản của bánh răng trụ + Vòng đỉnh (da) : da = m.(Z+2) : Là đường tròn đi qua đỉnh răng. + Vòng đáy (df ) ; df = m.(Z - 2.5) : Là đường tròn đi qua đáy răng. + Vòng chia (d) ; d = m.Z : Là đường tròn tiếp xúc với đường tròn tương ứng của bánh răng thứ hai khi hai bánh răng ăn khớp với nhau. + Số răng : Là số răng của bánh răng. Ký hiệu Z. TRẦN THANH NGOC VẼ KỸ THUẬT 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Toán kỹ thuật: Chương 1.2 - Chuỗi Fourier (ĐH Bách Khoa TP.HCM)
17 p | 379 | 79
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1A: Chương 1 - Trần Ngọc Tri Nhân
12 p | 141 | 44
-
Bài giảng vẽ kỹ thuật - Chương 1
11 p | 141 | 28
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 1 - Các loại bản vẽ cơ khí
19 p | 125 | 18
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật 1A - Chương 1: Qui cách của bản vẽ
13 p | 70 | 10
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật
52 p | 63 | 8
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 1 - Trần Thanh Ngọc
44 p | 22 | 8
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 2 - Trần Thanh Ngọc
35 p | 15 | 7
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 6 - Trần Thanh Ngọc
41 p | 16 | 7
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 0 - Trần Thanh Ngọc
8 p | 16 | 7
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 4 - Trần Thanh Ngọc
54 p | 18 | 7
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật - ĐH SPKT Nam Định
113 p | 52 | 6
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật 1: Chương 3 - Trần Thanh Ngọc
44 p | 19 | 6
-
Bài giảng môn Kỹ thuật điện (1)
83 p | 23 | 5
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 3: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật
17 p | 26 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Bài 1 - Các mối ghép
28 p | 17 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 1: Tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật
33 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn