BÀI TẬP MARKETING BÀI TẬP MARKETING
lượt xem 236
download
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện đổi mới này Marketing ngày càng trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Marketing làm cho sự lựa chọn sự thoả mãn người tiêu dùng và chất lượng cuộc sống tối đa hơn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TẬP MARKETING BÀI TẬP MARKETING
- BÀI TẬP MARKETING BÀI TẬP MARKETING ĐỀ BÀI: 1. Anh (chị) hãy giải thích tiến trình phát triển của tư duy marketing qua các giai đoạn 2. Theo anh (chị) doanh nghiệp, tổ chức của anh chị đang ứng dụng marketing ở trình độ phát triển nào? Hãy giải thích. BÀI LÀM I. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯ DUY MARKETING Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện đổi mới này Marketing ngày càng trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Marketing làm cho sự lựa chọn sự thoả mãn người tiêu dùng và chất lượng cuộc sống tối đa hơn.Marketing giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong kinh doanh nắm bắt được thời cơ, nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn nhu cầu đó, chiến thắng trong cạnh tranh, thu được lợi nhuận và đạt được mục đích của mình. Tuy rằng marketing có lịch sử hình thành và phát triển còn khá khiêm tốn so với các ngành khoa học xã hội khác như kinh tế học, tâm lý học, nhưng nền tảng lý thuyết của nó đã khá vững chắc. Trong các ngành khoa học xã hội thì ngành marketing có lẽ là một trong những ngành non trẻ nhất. Sự xuất hiện của marketing chỉ bắt đầu từ những năm 1900. Sự ra đời và quá trình phát triển của marketing có thể khái quát hoá thành hai thời kỳ: thời kỳ từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thập niên 60 và thời kỳ từ thập niên 60 đến đầu thế k ỷ 21 . Thời kỳ 1900- 1960 là thời kỳ mà marketing được xem là một ngành ứng dụng c ủa khoa h ọc kinh tế và thời kỳ từ 1960 trở đi là thời kỳ marketing là một ngành ứng dụng của khoa học hành vi. Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 1
- BÀI TẬP MARKETING 1) Marketing là một ngành khoa học kinh tế Bartels (1965) chia các giai đoạn phát triển của marketing trong thời kỳ từ 1900 đến đầu thập niên 60 ra làm sáu giai đoạn, đó là: khám phá; xây dựng khái niệm; tổng hợp; phát triển; đánh giá lại và xây dựng lại khái niệm. Giai đoạn khám phá (1900-1910) là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của marketing. Trước thời kỳ này, hành vi thị trường và thương mại được giải thích dựa chủ yếu vào quan điểm vĩ mô của lý thuyết kinh tế. Khi ngành khoa h ọc quản trị phát triển thì các vấn đề kinh tế trong khu vực tư được chú ý đến. Nhưng khoa học quản trị chưa quan tâm đến hoạt động phân phối. Vì vậy, ý tưởng marketing ra đời. Tuy nhiên, marketing ở thời kỳ này chỉ được xem như là một khám vì nó cũng mới chỉ là ý tưởng hơn là các hoạt động marketing. Giai đoạn từ 1910 đến 1920 được gọi là giai đoạn xây dựng khái niệm vì những khái niệm cơ bản của marketing ra đời và củng cố trong thời kỳ này đã làm nền tảng cho sự phát triển của marketing. Các đóng góp vào marketing trong giai đoạn này là những nhà tiên phong trong kinh tế ứng dụng của khoa học kinh doanh như Cherington (1920), Shaw (1912) ..vv.. Ba trường phái marketing đã ra đời trong giai đoạn này là tổ chức, chức năng và hàng hóa. Tổ chức tập trung vào việc phân tích các tổ chức liên quan đến quá trình marketing (trong giai đoạn này là kênh phân phối). Chức năng chú trọng vào các hoạt động marketing, hàng hóa chú trọng và các đặc điểm của sản phẩm. Giai đoạn tổng hợp (1920-1930) là giai đoạn đánh dấu sự ra đời những nguyên lý của marketing. Hai lĩnh vực mới của marketing là bán buôn và nghiên cứu thị trường cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Đặc trưng nhất của giai đoạn này là sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ với nhiều tài li ệu như Fri (1925), Seligman (1926), vv. Thuật ngữ nhà quản trị marketing (Lyon 1926) cũng ra đ ời Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 2
- BÀI TẬP MARKETING trong giai đoạn này. Lĩnh vực quảng cáo cũng đạt được mức tổng hợp cao v ới các tác giả như Moriarity (1923), Vaughan (1928), vv. Giai đoạn từ 1930 đến 1940 được gọi là giai đoạn phát triển của marketing vì các lãnh vực của marketing được phát triển theo chi ều rộng và chiều sâu. Đặc biệt trong giai đoạn này là sự phát triển của marketing theo hướng định lượng. Nhiều khảo sát định lượng được thực hiện để kiểm định lại các giả thuyết, các đánh giá mang tính định tính, hình thành trong các giai đoạn trước. Phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học đã hình thành trong nghiên cứu marketing và nghiên cứu thị trường với sự đóng góp của Brown. Giai đoạn từ 1940 đến 1950 được gọi là giai đoạn đánh giá lại. Đóng góp chủ yếu của các nhà nghiên cứu marketing trong giai đoạn này là củng cố lại và tổng quát hoá các khái niệm marketing thuộc trường phái về chức năng và tổ chức, đặc biệt là đóng góp của Duddy & Revzan (1947). Có lẽ điểm đáng ghi nhận trong thời kỳ này là sự thai nghén của trường phái quản trị trong marketing với đóng góp của Alexender & ctg. (1940). Giai đoạn từ 1950 đến 1960 được gọi là giai đoạn tái xây dựng khái niệm. Trong giai đoạn này, một số điểm nổi bật của marketing được hình thành. Một là sự tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh quản trị của marketing. Khái niệm marketing hỗn hợp (marketing mix) được sử dụng để biểu thị vai trò quản trị thông qua việc quản lý các biến marketing để từ đó đạt được mục tiêu đã xác định trước (Bartels 1965). Vai trò của nhà quản trị marketing và chức năng hoạch định được nhấn mạnh với sự xuất hiện của nhiều tài liệu v ề quản tr ị marketing, ví dụ như Buskirk (1959), Howard (1957), McCarthy (1960), vv. Điểm nổi bật thứ hai trong thời kỳ này là marketing được hiểu như một quá trình mang tính tổng thể và quan hệ lẫn nhau, đặc biệt là tác phẩm của Alderson (1957), cùng với sự xuất hiện của xu hướng xã hội trong marketing. Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 3
- BÀI TẬP MARKETING Quá trình hình thành và phát triển Marketing trong nền kinh tế th ị trường qua các giai đoạn khác nhau đã dẫn đến sự nhận thức về vai trò của nó không hoàn toàn giống nhau. Ngay từ khi Marketing ra đời, các nhà kinh doanh đã tìm thấy ở nó một công cụ khá sắc bén dùng để quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong giai đoạn từ thế kỷ 19 đến thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà kinh doanh xem Marketing là một trong bốn yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của quá trình kinh doanh. Và do đó, vai trò c ủa Marketing được đánh giá ngang với vai trò của các yếu tố còn lại (Sản xuất, Nhân sự, Tài chánh). Trong giai đoạn này, hoạt động Marketing được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực phân phối tức là sau khi đã có sản phẩm s ản xuất ra. Nhi ệm v ụ chính của nó là tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm và các phương pháp bán hàng hữu hiệu nhất. Từ sau thập kỷ đầu đến thập kỷ 30 của thế kỷ này, với sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất, kinh tế thị trường phát triển mạnh, các nhà kinh doanh nghĩ rằng: Ai làm thị trường giỏi thì nhanh chóng giàu lên và ngược lại thì sẽ phải gánh chịu thất bại. Và do đó, vai trò Marketing vào giai đoạn này đ ược đánh giá là quan trọng hơn so với các yếu tố còn lại. Từ giai đoạn của thập kỷ 30 đến chiến tranh thế giới II, với đà phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều song khả năng tiêu thụ gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tiếp, thị trường đã trở thành v ấn đ ề s ống còn đối với nhà kinh doanh. Để giải quyết mâu thuẫn nói trên, các nhà kinh doanh tập trung vào việc sử dụng các hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Từ đó Marketing không chỉ giữ giai trò quan trọng nhất mà còn giữ vị trí trung tâm chi phối các hoạt động của các yếu tố sản xuất, tài chánh và lao động. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới II cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ này , với việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản ph ẩm ngày càng phong phú và đa dạng về mặt số lượng chủng loại, cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt thị trường trước đây của người bán, bây giờ đã trở thành thị trường của người mua. Các nhà kinh doanh đã nhận thức rằng: Bí quyết thành Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 4
- BÀI TẬP MARKETING công trong kinh doanh là hiểu được ý muốn của khách hàng. Và do đó ở thời kỳ này, họ xem khách hàng giữ vai trò trung tâm, còn vai trò của Marketing cũng như các yếu tố khác đều quan trọng ngang nhau. Đặc biệt từ thập kỷ 70 trở lại đây, các nhà kinh doanh vẫn tiếp tục coi trọng vai trò trung tâm của người mua, song Marketing lúc này được xem như là một yếu tố giữ vai trò liên kết các yếu tố khác, hình thành nên một chiến lược Marketing của xí nghiệp. Như v ậy, thông qua quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế th ị trường, vai trò Marketing ngày càng được thừa nhận và khẳng định. Với tư cách là một công cụ hết sức lợi hại, Marketing đã được các nhà kinh doanh ở thời đại ngày nay sử dụng và khai thác triệt để nhằm phục vụ đắc lực cho chiến lược kinh doanh của mình. 2) Marketing là một ngành khoa học hành vi Bắt đầu từ đầu thập niên 60 trở đi, nhiều nhà lý thuyết và thực ti ễn marketing đã bắt đầu nghi ngờ về tính phù hợp của hai tiên đề marketing (marketing là một lãnh vực của khoa học kinh tế và chủ thể của các hoạt đ ộng marketing là nhà marketing) và tìm cách thay đổi chúng bằng những tiên đề thích hợp hơn. Và cũng từ đó, nhiều trường phái, hướng tiếp cận mới ra đời. Thứ nhất là sự thay thế tiên đề trao đổi kinh tế bằng tiên đề trao đổi giá trị đây là giai đoạn mà marketing chuyển từ khoa học kinh tế ứng dụng sang khoa học hành vi ứng dụng. Sự thay đổi này dẫn đến sự ra đời ba tr ường phái mới, đó là (1) marketing vĩ mô (macromarketing), (2) bảo vệ người tiêu dùng (consumerism), và (3) hệ thống (system approach). Trường phái marketing vĩ mô liên quan đến trách nhiệm của marketing đối với xã hội. Hướng này đã kích thích nhiều học giả marketing và hàng loạt đóng góp trong lãnh v ực này ra đ ời. Hướng thứ nhất cho rằng marketing là một hoạt động của xã hội và nhìn marketing vừa chi phối xã hội vừa chịu xã hội chi phối . Tiên phong theo hướng Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 5
- BÀI TẬP MARKETING này có lẽ là Fisk (1967), Grether & Holloway (1967), Holloway & Hancok (1964). Holloway & Hancok phát triển một hệ thống các yếu tố về môi trường của marketing như xã hội, nhân chủng, tâm lý, kinh tế, pháp lý, đạo đức, cạnh tranh, công nghệ. Grether và Hollaway kêu gọi các nghiên cứu về tác động của các chính sách nhà nước vào việc ra quyết định quản trị và hiệu ứng của các qui định pháp lý vào chức năng marketing. Fisk tiên phong trong việc phân biệt giữa hệ thống vĩ mô và vi mô của marketing. Đóng góp của Fisk đã đ ịnh hình cho các tư tưởng marketing xã hội sau này. Thứ hai là tập trung vào mục đích phát triển kinh tế, kiểm soát dân số, phân phối thu nhập , vv. của marketing với các đóng góp của các tác giả như Bagozzi (1977), Kotler (1975), vv. Lãnh vực này tiếp tục phát triển và hình thành các lãnh vực marketing cho địa phương (tỉnh, thành ph ố, quốc gia, vv.) với đóng góp của nhiều tác giả như Kotler & ctg. (1993), (1997), Reddy & Campbell (1994) 4, vv. Trường phái marketing vĩ mô góp phần vào việc xác định l ại mục tiêu c ủa marketing. Nó giúp chuyển đổi mục tiêu của marketing từ đơn hướng là lợi nhuận sang đa hướng như lợi ích của khách hàng, cộng đồng, và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là lợi nhuận. Trường phái bảo vệ người tiêu dùng tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Thật ra trường phái bảo vệ người tiêu dùng phần nào đó trùng lắp với hai trường phái marketing xã hội và hành vi tiêu dùng. Trùng lắp với trường phái hành vi tiêu dùng vì hướng nghiên cứu của trường phái này cũng tập trung vào người tiêu dùng và nó trùng lắp với trường phái marketing xã hội vì nó liên quan nhiều đến các vấn đề mang tính vĩ mô của marketing như pháp lý, giáo dục, đạo đức. Có l ẽ đóng góp chính của trường phái bảo vệ người tiêu dùng là việc giúp định hướng marketing vào sự thỏa mãn của khách hàng, và cũng từ đó, khái niệm thỏa mãn khách hàng trở thành một trong những khái niệm trung tâm của marketing ngày nay (Oliver 1997). Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 6
- BÀI TẬP MARKETING Trường phái hành vi tổ chức ra đời khi các học giả marketing nhận ra rằng các nguyên lý hành vi của nhóm người tiêu dùng có thể giải thích cho hành vi của tổ chức, đặc biệt là sự phát triển tư tưởng tâm lý xã hội trong qu ản tr ị tổ chức với các đóng góp. Nhiều nhà nghiên cứu marketing đã áp dụng quan điểm này để nghiên cứu kênh phân phối marketing (kênh marketing được xem như là một tổ chức) với các đóng góp. Trong giai đoạn đầu, trường phái hành vi tổ chức (hành vi kênh phân phối) không được phát triển mạnh trong ngành marketing. Lý do là khó khăn trong thu thập dữ liệu của kênh phân phối. Hơn nữa, các lý thuyết v ề hành vi tổ chức thường tập trung vào hành vi của một công ty cụ thể và ít nghiên cứu được thực hiện cho hành vi của mối quan hệ giữa các tổ chức. Trường phái hoạch định chiến lược tập trung vào việc hoạch định chiến lược marketing trong môi trường động. Đóng góp vào trường phái này phần lớn từ các công ty tư vấn và khách hàng của họ. Trường phái hoạch định chiến lược góp phần chuyển biến tầm nhìn của marketing từ hướng mang nhiều tính chiến thuật sang những vấn đề mang tính chiến lược. Hơn nữa nó cũng góp phần liên kết công cụ nghiên cứu thị trường như là một bộ phận của quá trình hoạch định chiến lược và chương trình marketing. Tóm lại, qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng, để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế hội nhập, tiến trình phát tri ển t ư duy Maketing trải qua các quan điểm Maketing cổ điển, Maketing hiện đại và đ ạt đến Maketing chiến lược, nó thể hiện sự phát triển không ngừng Quan niệm marketing truyền thống (từ khi xuất hiện đến1950): tập trung vào sản phần, dịch vụ và do đó công ty tập trung mọi nỗ l ực để tạo ra nh ững sản phẩm tốt hơn. Sản phẩm tốt hơn chỉ dựa vào những tiêu chuẩn và giá tr ị của bản thân doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là l ợi nhuận và đ ể đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp tập trung vào bán hàng, tìm cách thuyết phục khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy quan Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 7
- BÀI TẬP MARKETING điểm Maketing cổ điển chị giới hạn nghiên cứu phát triển sản phẩm theo góc độ chủ quan với những tiêu chuẩn, giá trị một phía doanh nghiệp. Maketing cổ điển chưa phát triển nghiên cứu, đáp ứng giá trị khách hàng mong muốn. Khi đó, đ ể có được lợi nhuận, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào bán hàng, tìm nhiều cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Đặc trưng: Coi trọng sản xuất Hoạt động marketing diễn ra chủ yếu ở khâu lưu thông Mục tiêu: tìm kiếm thị trường có lợi nhất Kết quả: tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở khối lượng hàng hoá bán ra Quan niệm marketing mới: gắn mục tiêu với thị trường, mặc dù vẫn coi lợi nhuận là mục tiêu nhưng đã chuyển tâm điểm vào khách hàng và phương tiện để đạt mục tiêu là chính sách marketing – mix. Quan niệm marketing hiện đại ( từ 1950 đến những năm 1980) Quan niệm Maketing hiện đại khác so với Maketing cổ điển ở chỗ nó hướng mục tiêu vào thị trường. Lợi nhuận tối đa vẫn là đích cuối của doanh nghiệp nhưng đ ể đạt được nó, doanh nghiệp đã rời tâm điểm sản phẩm sang tâm điểm là khách hàng. Tức là tư duy Maketing hiện đại gắn việc đạt được lợi nhuận cho doanh nghiệp với việc thỏa mãn các nhu cầu khách hàng. Maketing hiện đ ại s ử d ụng phương tiện chính sách Maketing – mix để đạt mục tiêu cho mình. Đăc trưng: Coi trọng thị trường. Hoạt động marketing diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình tái s ản xuất, bắt đầu ở thị trường và kết thúc cũng ở thị trường (nghiên cứu thị trường, Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 8
- BÀI TẬP MARKETING khách hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, định giá và tổ chức hệ thống tiêu thụ) Mục tiêu: tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng Kết quả: tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Quan niệm marketing chiến lược với định hướng vẫn là môi trường doanh nghiệp. Nhưng một thay đổi có tính cơ bản là mục tiêu của marketing đã chuyển đổi từ lợi nhuận sang lợi ích của tất cả những người có liên quan đ ến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: người làm thuê, nhà qu ản lý, khách hàng, xã hội và chính phủ. Nói cách khác, Maketing chiến lược đảm trách vai trò lớn hơn là tập trung thỏa mãn khách hàng bằng cách mang lại giá tr ị cho họ thông qua việc tạo lợi ích cho khách hàng và cả những người có liên quan. Cách thức thực hiện Maketing chiến lược là quản trị chiến lược, đó là cách thức kết hợp maketing với các chức năng quản lý khác. II. VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ ỨNG DỤNG MARKETING 1. Chiến lược marketing của công ty Honda Vietnam Là người Việt Nam, không ai không biết đến thương hiệu xe Honda. Nếu như trước đây, chiếc xe chỉ là phương tiện chuyên chở thì hiện nay xe còn là được xem là vật khẳng định đẳng cấp của người chủ sở hữu. Do đó ngoài chất lượng sản phẩm, mức độ bền, ít hao xăng thì kiểu dáng, màu sắc luôn là lựa chọn trên hết của khách hàng. Công ty Honda đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu. Đây là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng ô tô và xe máy. - Chiến lược sản phẩm: Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 9
- BÀI TẬP MARKETING bắt được điều này, công ty Honda đã đưa ra rất nhiều ki ểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V… - Chiến lược giá: từ khi có mặt tại VN, Honda đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh s ố tiêu th ụ v ề mặt hàng này tại thị trường Việt Nam. Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ đưa trên mẫu mã & chất lượng sản phẩm của h ọ mà một phần quan trọng không kém, đó là kỹ thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết y ếu đ ến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, th ể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội. đây chính là l ực lượng những khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, Honda không dừng lại ở đó, cụ thể là họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao, những người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Các chiến lược định giá của Honda vô cùng đúng đắn, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc họ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, sau nhiều năm kinh doanh, chưa bao giờ Honda trở thành một thương hiệu cũ mà công ty vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn ngày một chiếm nhiều thị phần hơn. - Chiến lược phân phối: bán lẻ, bán buôn, phân tích nhu cầu khách hàng… - Chiến lược xúc tiến sản phẩm: quảng cáo, quan hệ công chúng, tài trợ… Trong vòng vài tháng, Honda lại cho ra những mẫu mã mới. Đó là s ự sáng tạo không ngừng nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các mẫu mã mới ngày Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 10
- BÀI TẬP MARKETING càng đa dạng, bắt mắt hơn và chất lượng cũng vượt trội hơn. Điều này đã làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng tạo ra được nhiều sản phẩm mới, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Honda là thương hiệu quen thuộc, đi sâu vào lòng người dân Việt. Từ già tới trẻ hầu hết đều dùng tên chung xe Honda để chỉ xe máy. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy thương hiệu Honda đã gắn bó với người Việt như thế nào. Thương hiệu gắn liền như thế không có nghĩa là Honda hoàn toàn an tâm về mức độ tin dùng của khách hàng. Trong khi hi ện nay, trên thị trường xuất hiện quá nhiều hãng xe máy cạnh tranh rất gay gắt về chất lượng, kiểu dáng và giá cả. Xe Honda bền chỉ đáp ứng được một số lượng khách hàng khiêm tốn, do đó ngoài bền thì xe cần có ki ểu dáng đ ể thu hút thêm các khách hàng yêu chuộng cái đẹp. Hiện nay ngoài các dòng xe số, xe tay ga thu hút đối tượng khách bình dân thì các dòng xe tay ga cao cấp, xe hơi ki ểu dáng sang trọng lại thu hút các đối tượng khách doanh nhân, đại gia muốn khẳng định đẳng cấp. Nhu cầu của khách hàng là vô tận, vì thế ph ải luôn sáng tạo cái m ới, hoàn thiện hơn cái cũ mới có thể đáp ứng được. Slogan của Honda Việt Nam là “Tôi yêu Việt Nam”. Honda đã gắn bó với người Việt Nam từ rất nhiều năm, từ những chiếc xe máy năm 60, 70, 80 cho đến những dòng xe hi ện đ ại ngày nay. Với bản lĩnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, Honda hiện nay vẫn chiếm lĩnh thị trường, hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm mới hoàn thiện hơn trong tương lai. 2. Chiến lược Marketing của Unilever Vietnam Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xu ất x ứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên th ị tr ường Vi ệt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết y ếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Đây không chỉ là mối đe dọa cho các Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 11
- BÀI TẬP MARKETING nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi v ề kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới. Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đ ầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công ty đã tận dụng đối đa những đi ểm mạnh v ốn có của mình cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường đ ể mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty. Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty. Điểm mạnh của công ty a) - Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh. - Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát tri ển thông qua con người”, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên s ắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có ch ế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… - Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt. - Giá cá chấp nhận được, trong khi chất lượng không thua hàng ngoại nhập. - Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí th ức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc bi ệt các quan hệ v ới công chúng rất được chú trọng tại công ty. b) Điểm yếu của công ty - Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 12
- BÀI TẬP MARKETING - Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ. - Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam. - Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập c ủa ng ười Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn. - Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản ph ẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông. c) Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài - Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách. - Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn. - Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. T ỷ l ệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam giỏi xuất sắc về công nghệ - nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào cho công ty. - Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự l ập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua sản phẩm hàng tiêu dùng. - Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. - Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 13
- BÀI TẬP MARKETING - Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đ ường bờ bi ển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần. - Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất” để kinh doanh. d) Thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. - Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trường chứng khoán còn manh mún. Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước đi ện thoại, bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới. Do đó, việc đưa Internet vào kinh doanh là không thể thực hiện được đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu này như một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước công nghiệp phát tri ển. - Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,… - Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc… Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa qu ốc gia đã c ổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam. - Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài th ập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi th ế cho Unilever. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình ph ổ bi ến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản ph ẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 14
- BÀI TẬP MARKETING độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản. - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. - Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever. Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thực hiện chiến lược Marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P Địa điểm phân phối (Place) Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đ ưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính b ắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân ph ối dàn x ếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng. Sản phẩm (Product) Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác c ủa mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị đ ể gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hi ểu sâu s ắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 15
- BÀI TẬP MARKETING dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk. “Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Vi ệt Nam thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với h ọ”. Đ ể có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam. Thực tế, trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giới nhưng nếu ra khỏi Việt Nam thì không thể tìm đâu ra loại trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa, kem đậu xanh, hoặc kem khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng của Việt Nam. Với tầm quan trọng về uy tín của thương hiệu, trong những năm qua Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả đ ể bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm TEM BẢO Đ ẢM HÀNG THẬT, hay LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ ràng hàng thật - hàng giả và mang l ại c ảm giác an tâm khi sử dụng. Quảng bá (Promotion) Cũng như những công ty hàng tiêu dùng phát triển nhanh khác, Unilever Việt Nam có hai mảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá của mình là “Above-the-Line”(quảng bá trực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp). Above-the-Line là những hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Còn Below-the-Line là tất cả những hoạt động quảng bá không qua các phương tiện truyền thông hay nói cách khác là hoạt động bán hàng phụ, kết hợp giữa bán Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 16
- BÀI TẬP MARKETING hàng trực tiếp (personal selling) và quảng cáo thành một nguồn lực mang tính thuyết phục hiệu quả. Song trên thực tế, chương trình Below-the-Line Promotion phải dựa vào quảng cáo trên các phương tiện đại chúng và phải dựa vào những mục tiêu nhắm đến, vào bản chất của sản phẩm, loại kênh phân phối sử dụng và khách hàng mục tiêu. Cụ thể, đó là các hình thức phổ bi ến thường th ấy như giảm giá, coupon, tặng kèm dưới nhiều hình thức, đổi vỏ sản phẩm này được tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng, chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị, tài trợ cho các cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình… Những hoạt động như vậy đã tạo dựng được hình ảnh các nhãn hàng (brand imge) của Unilever nơi người tiêu dùng. Chính sách giá cả (Price) Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã d ựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu; điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Ngoài ra, công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các v ệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Unilever cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp đ ịa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất. Con người (People) Ngoài 4P truyền thống của Marketing Mix, phải kể đến một P khác không kém phần quan trọng mà Unilever đã và đang tiếp tục phát huy, đó là nhân tố con người. Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 17
- BÀI TẬP MARKETING cho sự phát triển bền vững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri th ức” hoặc “Kinh tế sinh học”. Để “hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và đ ể phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên. Quan điểm của Unilever là “Phát triển thông qua con người”, nên công ty luôn quan tâm đến quyền lợi c ủa nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vực công tác. Hiện nay, đ ội ngũ quản lý Việt Nam đã thay thế các vị trị chủ chốt trước kia do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Trong thời gian họat động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát tri ển nguồn nhân lực, Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển cộng đồng. Ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc phát triển xã hội Việt Nam, công ty đã chi không ít cho các cam kết nhân đạo, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai như chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, chương trình “Lifeboy” phòng chống bệnh phong hay chương trình “Vim” diễn đàn vệ sinh gia đình, phòng dịch, v.v… Kế tục bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever Việt Nam ở ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam”, xây dựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đ ạt và uy tín, hoạt động sản xuất hiệu quả, tạo dựng nhiều l ợi ích thiết th ực cho ng ười tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cổ đông, phát huy trách nhiệm xã h ội đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng. Với chiến lược Marketing trên, công ty Unilever đã chiếm được cảm tình của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong gần một thập niên qua. Trong tương lai, Unilever sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm mới lạ và độc đáo hơn với hy vọng vẫn là người bạn đồng hành, thân thiết trong sinh hoạt của mọi nhà. Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 18
- BÀI TẬP MARKETING III. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi ngu ồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của chiến lược marketing nói chung đã không mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiến lược đó như th ế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà qu ản tr ị kinh doanh. Học viên: BÙI THỊ THÙY LINH LƠP 01 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi và bài tập marketing căn bản
4 p | 7422 | 2136
-
Bộ đề trắc nghiệm Marketing căn bản
51 p | 2194 | 880
-
Bài thi trắc nghiệm marketing
203 p | 1588 | 787
-
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm marketing
34 p | 1173 | 600
-
Bài trắc nghiệm Marketing
26 p | 933 | 331
-
Câu hỏi tự luận ôn tập quản trị marketing
33 p | 1537 | 219
-
Môn Marketing căn bản
10 p | 801 | 210
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MARKETING CĂN BẢN (3TC)
4 p | 1258 | 206
-
Câu hỏi ôn tập ngành MARKETING
14 p | 479 | 196
-
Trắc nghiệm marketing - chương 3: môi trường marketing
24 p | 953 | 186
-
Câu hỏi ôn tập Nghiên cứu Marketing
4 p | 1169 | 176
-
ÔN THI MARKETING NÂNG CAO
8 p | 637 | 175
-
Trắc nghiệm marketing - chương 1: Bản chất của marketing
14 p | 477 | 133
-
Câu hỏi ôn tập lý thuyết Quản trị Marketing
21 p | 311 | 102
-
Tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm Marketing cẳn bản- ĐH Thăng Long
8 p | 272 | 44
-
Câu hỏi bài tập trắc nghiệm môn: Marketing
30 p | 136 | 11
-
Từ vựng và bài tập tiếng Anh ngành marketing: Phần 1
65 p | 23 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn