Bài tiểu luận nhóm Kinh tế lượng: Sự ảnh hưởng của các ngành kinh tế đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
lượt xem 155
download
Bài tiểu luận nhóm Kinh tế lượng: Sự ảnh hưởng của các ngành kinh tế đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 nhằm tập trung làm rõ các ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đển tổng sản phẩm quốc nội của nước ta trong các năm từ 2001 đến 2010, từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra giải pháp thích hợp cho lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận nhóm Kinh tế lượng: Sự ảnh hưởng của các ngành kinh tế đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI =================== BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN HỌC: KINH TẾ LƯỢNG ĐEÀ TAØI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGÀNH KÍNH TẾ ĐẾN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 GVHD: Trương Bích Phương HVTH: Trần Quốc Hội Ï 1203025020 Nguyễn Thành Nhân 1203025031 Ngô Ngọc Quế Minh 1203015034 Phạm Ngọc Tiểu My 1203015037 Phan Thị Ngọc Trâm 1203015056 Tp.HCM, Ngaøy 12 Thaùng 6 Năm 2013
- MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................... 3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 4 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 8 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................................ 10 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 24 Kt: kinh tế Xh: xã hội Hh: hàng hóa Sp: sản phẩm Qtr: quá trình Sx: sản xuất Sd: sử dụng VN: Việt Nam DN: doanh nghiệp Sl: sản lượng Kq: kết quả CN: công nghiệp http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-tieu-luan-kinh-te-luong.1425768.html http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_ph%E1%BA%A9m_n%E 1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba http://luanvan.net.vn/luan-van/nghien-cuu-su-tac-dong-cua-cac-nhan-to-dau-vao-den-tang- truong-gdp-cua-thanh-pho-da-nang-giai-doan-1976-2009-5051/ Trang 2
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI - Một nền kt hoạt động có hiệu quả là khi mọi thành viên trong nền kt tạo ra và hưởng thụ thu nhập cao. Kết quả là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kt đó tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn so với các nền kt khác có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn. - GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. GDP mô tả sự vận hành trơn tru của bộ máy kinh tế một đất nước - GDP là thước đo sản lượng và thu nhập của một nền kt, nó được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kt của xh. Vì những điều quan trọng nêu trên nên GDP luôn là một trong những vấn đề mà các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhất. Với mong muốn tìm hiểu về việc các ngành kt anh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu quan trọng này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ngành kt (Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ) đến Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Trang 3
- CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các Khái Niệm - Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). + Giá trị thị trường: là mọi hàng hóa dịch vụ tạo ra trong nền kt đều được quy về giá trị bằng tiền hay tính theo giá cả của hh được người mua và người bán chấp nhận trên thị trường hàng hóa dịch vụ. + Hàng hóa dịch vụ cuối cùng: là những sp cuối cùng của qtr sx và chúng được người mua sd dưới dạng sp hoàn chình. + Phạm vi một lãnh thổ quốc gia: có nghĩa là giá trị của tất cà hh được sx rea trong phạm vi lãnh thổ của VN đều được tính vào GDP của VN bất kể các hh đó được tạo ra bởi công dân nước nào và DN thuộc sở hữu trong nước hay nước ngoài. + Thời kỳ nhất định: nghĩ là GDP phản ánh giá trị sl tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể. GDP là kết quả của toàn bộ hoạt động kt diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia, nó không phân biệt kq thuộc về ai và từ do ai sx. - GDP danh nghĩa: tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành. GDPin=∑QitPit Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát. Trong đó: i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n t: thời kỳ tính toán Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i. Trang 4
- - GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định). 2. Các Phương Pháp Tính GDP 2.1 Phương pháp chi tiêu Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP=C+G+I+NX Trong đó: C là tiêu dùng của hộ gia đình G là tiêu dùng của chính phủ I là tổng dầu tư I=De+In De: là khấu hao In: là đầu tư ròng NX là cán cân thương mại NX=X-M X (export) là xuất khẩu M (import) là nhập khẩu - Tiêu dùng (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. ( xây nhà và mua nhà không được tính vào Tiêu dùng mà được tính vào đầu tư tư nhân). Trang 5
- - Đầu tư (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP) - Chi tiêu chính phủ (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,... - Xuất khẩu ròng (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M) 2.2 Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP=W+R+i+Pr+Ti+De Trong đó W là tiền lương R là tiền thuê i là tiền lãi Pr là lợi nhuận Ti là thuế gián thu ròng De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định 2.3 Phương pháp giá trị gia tăng Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của một ngành (GO) , giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất Giá trị gia tăng của một ngành (GO) GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n) Trang 6
- Trong đó: VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành n là số lượng doanh nghiệp trong ngành Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m) Trong đó: GOj là giá trị gia tăng của ngành j m là số ngành trong nền kinh tế Kết quả tính GDP sẽ là như nhau với cả 3 cách trên. 3. Mô Hình Đề Nghị Nghiên Cứu GDP: - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản : Giá trị sx, Diện tích, Sản lượng - Các ngành công nghiệp: Giá trị sx các ngành CN trong nước, Giá trị sx các ngành có vốn đầu tư nước ngoài - Dịch vụ và thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ, Chỉ số giá xuất nhập khẩu, Kết quả kinh doanh du lịch. Trang 7
- CHƯƠNG III CÁC NGHÀNH KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GDP 1. Biến Phụ Thuộc Y : tổng thu nhập quốc nội (GDP) (đvt: triệu đồng) 2. Các Biến Độc Lập X2: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản X3: Các ngành công nghiệp X4: Dịch vụ và thương mại 3. Nguồn dữ liệu - Tài liệu tham khảo tại chuyên đề “ Tình hình kinh tế – Xã hội VN” trong website http://www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê Việt Nam. - Số liệu được lấy từ mục số liệu thông kê trong website http://www.vietnam- report.com/vietnam-money-supply . 4. Các đối tương và phạm vi nghiên cứu 4.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Sx Nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm 2001 – 2010 tiếp tục tăng trưởng ổn định, cung cấp nhiều sp với chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sx, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá trị sx nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 66,4% so với năm 2000. 4.2 Các ngành công nghiệp: Trong mười năm 2001 – 2010, nhất là trong những năm 2008 – 2010, sx cong nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu hàng CN, sau đó là sự tăng giá của hầu hết các nguyên vật liệu của ngành CN mà nước ta phải nhập khẩu khối lương tương đối lớn như: sắt thép, hóa chất cơ bản, bông vợi và phụ liệu dệt may… Trang 8
- 4.3 Dịch vụ và thương mại: Thương mại ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường nên thị trường trong nước những năm qua duy trì được mức tăng trưởng ổn định , lưu thông hàng hóa thông suốt. Xuất nhập khẩu hàng hóa những năm 2001 – 2010 vượt mục tiêu đề ra cả về khối lượng và tốc độ tăng trưởng. Trong những năm qua hoạt động du lịch nói chung và nước ta nói riêng gặp không ít khó khăn vì những sự kiện không mong đợi của thế giới: khủng bố Mỹ 11/09/2001, dịch SARS 2003, dịch cúm A ( H5N1) năm 2009, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 đến nay chưa phục hồi hoàn toàn. 1. Mô hình tổng thể: Y = 1 + 2 X2 + 3 X3 + 4 X4 + Ui 2. Dự đoán kì vọng giữa các biến. 2 dương: khi giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng dẫn đến GDP trong nước tăng 3 âm: giá trị các ngành công nghiệp giảm làm cho thu nhập GDP trong nước giảm, 4 dương : giá trị các ngành dịch vụ và thương nghiệp tăng làm tăng GDP Trang 9
- CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1. Bảng Số Liệu (Bảng 1 phần phụ lục): GDP NN CN DV & TM NĂM (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2001 481295 111858 183515 185922 2002 535762 123383 206197 206182 2003 613443 138284 242126 233033 2004 715307 155992 287616 271699 2005 839211 175984 344224 319003 2006 974264 198797 404696 370771 2007 1143715 232586 474424 436706 2008 1485038 329886 591608 563544 2009 1658389 346786 667323 644280 2010 1980914 407647 814065 759202 GDP : tổng thu nhập quốc nội (Y) NN : Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (X2) CN : Các ngành công nghiệp (X3) DV & TM : Dịch vụ và thương mại (X4) 2. Thống Kê Mô Tả Dựa trên dữ liệu đã có nhóm tiến hành xử lý tính toán và thu được các kết quả thông kê sau: Trang 10
- a. Biến Y: GDP Tiêu chí Giá trị Giá trị này rơi vào Năm Trung bình 1042734 Trung vị 906737.5 Lớn nhất 1980914 2010 Nhỏ nhất 481295 2001 b. Nông nghiệp Tiêu chí Giá trị Giá trị này rơi vào năm Trung bình 222208.5 Trung vị 187390.5 Lớn nhất 407647 2010 Nhỏ nhất 111858 2001 c. Công nghiệp Trang 11
- Tiêu chí Giá trị Giá trị này rơi Vào năm Trung bình 421579.4 Trung vị 374460 Lớn nhất 814065 2010 Nhỏ nhất 183515 2001 d. Thương mại và Dịnh vụ Chỉ tiêu Giá trị Giá trị rơi vào năm Trung bình 399034.2 Trung vị 344887 Lớn nhất 759202 2010 Nhỏ nhất 185922 2001 3. Ma trận tương quan : Sau khi xem xét ma trận tương quan của các biến ta thấy các biến X2(NN), X3(CN) , X4(DV&TM) có mối tương quan khá cao : r > 0.8 nên có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra ta sẽ kiểm định sau. 4. Xây Dựng Mô Hình Hồi Quy: Trang 12
- 1. Ước lượng mô hình Estimation Command: ===================== LS Y C X2 X3 X4 Estimation Equation: ===================== Y = C(1) + C(2)*X2 + C(3)*X3 + C(4)*X4 Substituted Coefficients: ===================== Y = 73.11382 + 1.019308*X2 + 1.024426*X3 + 0.963033*X4 2. Ý nghĩa các hệ số Giá trị 1 = 73.11382 chỉ ra rằng khi thu nhập của các ngành trong nền kinh tế bằng 0 thì thu nhập quốc nội đạt giá trị thấp nhất là 73.11382 tỉ đồng Việt Nam Giá trị 2 = 1.019308 chỉ ra rằng khi nông nghiệp Việt Nam tăng giảm 1 tỉ đồng/năm thì thu nhập quốc nội tămg(giảm) 1.019308 tỉ đồng Việt Nam với điều kiện các yếu tố khác không đổi Trang 13
- Giá trị 3 = 1.024426 khi giá trị ngành công nghiệp tăng(giảm) 1 tỉ đồng/năm thì thì thu nhập quốc nội tăng (giảm) 1.024426 tỉ đồng Việt Nam với các điều kiện và yếu tố không thay đổi. Giá trị 4 = 0.963033 khi giá trị Dịch vụ và thương mại tăng(giảm) 1 tỉ đồng/năm thì thì thu nhập quốc nội tăng (giảm) 0.963033 tỉ đồng Việt Nam với các điều kiện và yếu tố không thay đổi. 5. Kiểm Định Và Khắc Phục Các Hiện Tượng Trong Mô Hình Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy (α=5%) Giả thiết Kiểm định H0: β1=0 Prob_Value = 0.6229 > 5%: chấp nhận giả thiết H0: chỉ ra rằng khi H1: β1≠0 thu nhập của các ngành trong nền kinh tế bằng 0 thì giá trị thu nhập quốc nội không phải 73.11382 tỉ đồng Việt Nam với độ tin cậy 1- α =95%. H0: β2=0 Prob_Value = 0 < 5%: bác bỏ giả thiết H0 Ngành nông nghiệp H1: β2≠0 thực sự ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội với độ tin cậy 1- α =95%. H0: β3=0 Prob_Value = 0 < 5%: bác bỏ giả thiết H0 Ngành công nghiệp H1: β3≠0 thực sự ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội với độ tin cậy 1- α =95%. H0: β4=0 Prob_Value = 0 < 5%: bác bỏ giả thiết H0 Ngành thương mại và H1: β4≠0 dịch vụ thực sự ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội với độ tin cậy 1- α =95%. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (α=5%) Giả thiết H0 : R2 =0 H1 : R2 # 0 Prob (F-statistic) =0.00000 < 5%: bác bỏ giả thiết H0: nên các biến đưa vào mô hình là phù hợp với mức ý nghĩa 1- α=95% Kiểm định đa cộng tuyến Trang 14
- Để kiểm định đa cộng tuyến, ta đi xây dựng mô hình hồi quy phụ trong đó lần lượt các biến độc lập trở thành biến phụ thuộc và hồi quy với các biến còn lại. Bảng hồi quy phụ theo biến X2(Nông Nghiệp ) Giả thiết H0 : R2 =0 không bị đa cộng tuyến 2 H1 : R # 0 bi đa cộng tuyến Ta có: (hồi quy phụ theo biến X2) Prob_F = 0 < α = 0.05 → bác bỏ giả thiết H0 → bị đa cộng tuyến. Hồi quy lại mô hình trong đó loại bỏ biến X2 Estimation Command: ===================== LS Y C X3 X4 Estimation Equation: Trang 15
- ===================== Y = C(1) + C(2)*X3 + C(3)*X4 Y = 10059.66 + 0.589518*X3 + 1.965109*X4 Ta có R2 LOẠI X2 = 0.999780 Bảng hồi quy phụ theo biến X3(công nghiệp ) Trang 16
- Giả thiết H0 : R2 =0 không bị đa cộng tuyến 2 H1 : R # 0 bi đa cộng tuyến Ta có: (hồi quy phụ theo biến X3) Prob_F = 0 < α = 0.05 → bác bỏ giả thiết H0 → bị đa cộng tuyến. Hồi quy lại mô hình trong đó loại bỏ biến X3 Estimation Command: ===================== LS Y C X2 X4 Estimation Equation: ===================== Y = C(1) + C(2)*X2 + C(3)*X4 Trang 17
- Y = 1336.41 + 0.400865*X2 + 2.386565*X4 Ta có R2 LOẠI X3 = 0.999686 Bảng hồi quy phụ theo biến X4 (Thương nghiệp) Trang 18
- Giả thiết H0 : R2 =0 không bị đa cộng tuyến H1 : R2 # 0 bi đa cộng tuyến Ta có: (hồi quy phụ theo biến X4) Prob_F = 0 < α = 0.05 → bác bỏ giả thiết H0 → bị đa cộng tuyến. Hồi quy lại mô hình trong đó loại bỏ biến X4 Estimation Command: ===================== LS Y C X2 X3 Estimation Equation: ===================== Y = C(1) + C(2)*X2 + C(3)*X3 Trang 19
- Y = -3306.645 + 1.621861*X2 + 1.626375*X3 Ta có R2 LOẠI X4 = 0.999875 Xét các kết quả: R2 LOẠI X4 = 0.999875 > R2 LOẠI X2 = 0.999780 > R2 LOẠI X3 = 0.999686 Theo lý thuyết ta phải loại bỏ biến X4 ( TM&DV) khỏi mô hình Y = -3306.645 + 1.621861*X2 + 1.626375*X3 Kiểm định phương sai thay đổi ( theo phương pháp kiểm định White ) Kiểm định mô hình gốc ban đầu: Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác động của môi trường vi mô đến việc kinh doanh mỹ phẩm Thefaceshop
10 p | 2297 | 286
-
Tiểu luận "Công nghệ sinh học động vật"
19 p | 893 | 258
-
Tiểu luận : Chiến lược đại dương xanh - Đại dương đỏ ứng dụng chiến lược đại dương xanh của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế - ICP
0 p | 351 | 85
-
Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang"
55 p | 321 | 84
-
Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cấu trúc thị trường
34 p | 1047 | 77
-
Bài tiểu luận: Chứng từ và sổ sách kế toán
49 p | 969 | 72
-
Bài tập nhóm môn Kinh tế môi trường - ĐH Tôn Đức Thắng
11 p | 652 | 72
-
Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
74 p | 172 | 50
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới
38 p | 511 | 40
-
Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cung ứng và quyết định hãng
50 p | 314 | 36
-
Tiểu luận: Chi tiêu chính phủ trên GDP, nợ công và tăng trưởng kinh tế thực: Phân tích nhóm
12 p | 170 | 29
-
Bài tập nhóm: Mô hình IS - LM
9 p | 149 | 24
-
Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái. Liên hệ với Việt Nam cho biết các chính sách kinh tế thời kỳ 2008-2011 ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá VND/USD
22 p | 242 | 21
-
Tiểu luận: Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, 1970 – 2008: Phương pháp phân tích từng phần
15 p | 170 | 21
-
Tiểu luận Kinh tế môi trường - Bài tập Kỹ năng 3 - ĐH Tôn Đức Thắng
14 p | 234 | 21
-
TIỂU LUẬN: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG ỨNG NHÂN CÔNG CÓ THU NHẬP THẤP TẠI HOA KỲ
11 p | 113 | 17
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
27 p | 125 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn