CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 43 - 2014<br />
<br />
Quyền được thông tin<br />
<br />
của người tiêu dùng tại<br />
Việt Nam<br />
<br />
Thỏa thuận ấn định giá<br />
và khái quát pháp luật điều chỉnh<br />
<br />
Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài Chính<br />
đã ban hành hướng dẫn thực hiện<br />
Quyết định 9990/QĐ-BCT của<br />
Bộ Công Thương về áp dụng thuế<br />
chống bán phá giá đối với mặt hàng<br />
thép không gỉ cán nguội<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Bộ Công Thương<br />
<br />
“<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br />
của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br />
tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br />
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br />
Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Quyền được thông tin<br />
của người tiêu dùng<br />
<br />
14<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 08/01/2014<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,<br />
Trần Thị Minh Phương, Phạm Châu Giang,Phạm Thị<br />
Quỳnh Chi, Phạm Hương Giang, Bùi Nguyễn Anh<br />
Tuấn, Phan Đức Quế, Phùng Văn Thành, Cao Xuân<br />
Quảng, Hồ Tùng Bách, Trần Diệu Loan, Võ Văn Thúy<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
<br />
26<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
27<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Chuyên mục<br />
<br />
Quyền được thông tin của người tiêu dùng<br />
<br />
Quyền được thông tin<br />
của người tiêu dùng<br />
tại Việt Nam<br />
4<br />
<br />
1. Quy định của pháp luật về quyền<br />
được thông tin của người tiêu dùng<br />
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8<br />
của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />
dùng, một trong tám quyền cơ bản của<br />
người tiêu dùng là quyền được cung cấp<br />
thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức,<br />
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;<br />
nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ;<br />
nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung<br />
cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan<br />
đến giao dịch và thông tin cần thiết khác<br />
về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng<br />
đã mua, sử dụng. Quy định này được hình<br />
thành trên cơ sở tham khảo các hướng<br />
dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng, tham khảo các văn<br />
bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người<br />
tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới<br />
và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công<br />
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại<br />
Việt Nam. Theo đó, trước khi tiến hành<br />
giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, tổ<br />
chức, cá nhân có trách nhiệm và người<br />
tiêu dùng có quyền được cung cấp thông<br />
tin liên quan tới giao dịch.<br />
(i) Nội dung cung cấp thông tin.<br />
Phạm vi nội dung thông tin cung cấp<br />
cho người tiêu dùng được quy định cụ<br />
thể tại Điều 12 của Luật Bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng, cụ thể:<br />
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân<br />
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc<br />
cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ<br />
cho người tiêu dùng<br />
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định<br />
của pháp luật.<br />
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa,<br />
dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn<br />
phòng dịch vụ.<br />
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa,<br />
dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,<br />
tính mạng, tài sản của người tiêu dùng<br />
và các biện pháp phòng ngừa.<br />
4. Cung cấp thông tin về khả năng<br />
cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế<br />
của hàng hóa.<br />
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng;<br />
điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục<br />
bảo hành trong trường hợp hàng hóa,<br />
dịch vụ có bảo hành.<br />
6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho<br />
người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu,<br />
điều kiện giao dịch chung trước khi giao<br />
dịch.<br />
Bên cạnh các nội dung nêu trên, Luật<br />
cũng quy định về trách nhiệm cung cấp<br />
bằng chứng giao dịch (hóa đơn, chứng<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 43 - 2014<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Chuyên Mục<br />
<br />
Quyền được thông tin của người tiêu dùng<br />
<br />
từ, tài liệu liên quan đến giao dịch…) cho<br />
người tiêu dùng. Trường hợp giao dịch<br />
bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá<br />
nhân phải tạo điều kiện để người tiêu<br />
dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa<br />
đơn, chứng từ, tài liệu liên quan.<br />
Đặc biệt, theo quy định mới của Luật<br />
thì ngay cả khi người tiêu dùng đã tiến<br />
hành giao dịch, trường hợp phát hiện<br />
hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân<br />
có trách nhiệm thông báo công khai về<br />
hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi<br />
hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên<br />
báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài<br />
phát thanh, truyền hình tại địa phương<br />
mà hàng hóa đó được lưu thông.<br />
Ngoài các nội dung thông tin nêu<br />
trên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />
dùng cũng quy định tùy theo từng trường<br />
hợp cụ thể, các thông tin khác liên quan<br />
tới giao dịch mua bán cũng cần phải được<br />
thông báo cho người tiêu dùng.<br />
(ii) Hình thức, mức độ cung cấp<br />
thông tin<br />
Bên cạnh quy định đầy đủ về phạm<br />
vi nội dung cung cấp, Luật cũng quy định<br />
về việc cung cấp thông tin phải theo các<br />
hình thức phù hợp, công khai và dễ dàng<br />
để người tiêu dùng có thể biết và tìm hiểu.<br />
Các thông tin phải chính xác và đảm bảo<br />
tính trung thực; không gây nhầm lẫn,<br />
hiểu nhầm cho người tiêu dùng.<br />
(iii) Chủ thể liên quan tới trách<br />
nhiệm cung cấp thông tin<br />
Theo quy định của Luật, trách nhiệm<br />
cung cấp thông tin không chỉ giới hạn<br />
ở tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất<br />
hàng hóa, dịch vụ mà còn mở rộng tới<br />
bên thứ ba (ví dụ: các phương tiện thông<br />
tin đại chúng, các công ty quảng cáo…).<br />
Các bên liên quan này, ngoài việc phải<br />
đảm bảo cung cấp chính xác và đầy đủ<br />
thông tin thì còn chịu trách nhiệm liên<br />
đới trong việc cung cấp thông tin không<br />
chính xác hoặc không đầy đủ.<br />
Như vậy, liên quan đến quyền được<br />
cung cấp thông tin của người tiêu dùng,<br />
pháp luật Việt Nam đã ban hành đầy đủ<br />
các quy định cần thiết để thực thi quyền<br />
quan trọng này.<br />
2. Thực thi quyền được cung cấp<br />
thông tin của người tiêu dùng tại Việt<br />
Nam<br />
Mặc dù hành lang pháp lý về trách<br />
nhiệm cung cấp thông tin cho người<br />
tiêu dùng đã được Luật Bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng quy định và có hiệu<br />
lực thi hành từ mùng 1 tháng 7 năm<br />
<br />
V C A<br />
<br />
2011 nhưng cho đến nay, tình hình vi<br />
phạm các quy định về cung cấp thông<br />
tin vẫn đang tiếp diễn trên phạm vi rộng<br />
và ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới sức<br />
khỏe của người tiêu dùng. Thực tế cho<br />
thấy các vi phạm này đang tiếp diễn rất<br />
nhiều và tập trung vào một số lĩnh vực,<br />
hành vi nổi bật.<br />
(i) Vi phạm trong lĩnh vực quảng<br />
cáo<br />
Trong lĩnh vực quảng cáo, hành vi vi<br />
phạm chủ yếu là cung cấp thông tin không<br />
chính xác và đầy đủ, cung cấp thông tin<br />
dễ gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người<br />
tiêu dùng. Ví dụ điển hình trong thời<br />
gian gần đây là các nội dung quảng cáo<br />
về sản phẩm trên các kênh truyền hình.<br />
Các nội dung quảng cáo này thường có<br />
dấu hiệu vi phạm như sau:<br />
- Không cung cấp đầy đủ địa chỉ<br />
người bán;<br />
- Có nội dung quảng cáo không trung<br />
thực, “thổi phồng” chức năng của sản<br />
phẩm; thông tin không rõ ràng về nguồn<br />
gốc sản phẩm;<br />
- Nội dung quảng cáo dễ gây nhầm<br />
lẫn, hiểu nhầm cho người xem;<br />
- Quảng<br />
cáo các chương<br />
trình k huyến<br />
mại không đúng<br />
với thực tế bán<br />
hàng.<br />
Đối vớ i<br />
lĩ n h v ực<br />
<br />
quảng cáo, trong thời gian vừa qua, cơ<br />
quan chức năng đã xử lý nhiều vụ việc,<br />
điển hình là vụ lừa đảo quảng cáo và bán<br />
vòng tay Titan; vụ việc Công ty mua sắm<br />
Hạnh phúc (Happy Shopping) bán hàng<br />
giả, hàng nhập lậu…Ngoài ra, trong quá<br />
trình xem xét, các cơ quan chức năng<br />
cũng lưu ý người tiêu dùng cần cẩn thận<br />
khi tiếp nhận các thông tin quảng cáo trên<br />
các kênh truyền hình, cần có sự đối chiếu<br />
và kiểm định các thông tin này trước khi<br />
quyết định đặt hàng.<br />
Cùng với hành vi quảng cáo không<br />
chính xác, đầy đủ, khi tiến hành giao<br />
dịch, một số công ty có dấu hiệu không<br />
cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ bảo<br />
hành. Theo phản ánh của nhiều người<br />
tiêu dùng, sau khi đặt hàng mua bán sản<br />
phẩm thông qua các kênh truyền hình,<br />
khi nhận hàng, người tiêu dùng chỉ nhận<br />
được sản phẩm nhưng không có phiếu<br />
bảo hành hoặc có phiếu nhưng hình thức<br />
phiếu không đáp ứng đầy đủ thông tin<br />
về địa chỉ, đơn vị, điều kiện thực hiện<br />
bảo hành.<br />
(ii) Vi phạm trong lĩnh vực hợp<br />
đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch<br />
chung<br />
Đối với lĩnh vực áp dụng hợp đồng<br />
theo mẫu, điều kiện giao dịch chung,<br />
theo quy định của Luật Bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng, sau khi được chấp<br />
nhận của cơ quan chức năng, tổ chức, cá<br />
nhân có trách nhiệm thông báo về việc<br />
áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện<br />
giao dịch chung đã được sự chấp thuận<br />
của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, thực<br />
tế cho thấy nhiều công ty chưa tự giác<br />
trong việc thông báo và áp dụng mẫu<br />
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao<br />
dịch chung mới. Chỉ đến khi người<br />
tiêu dùng vô tình phát hiện ra và<br />
yêu cầu ký lại hợp đồng thì công<br />
ty mới thực hiện.<br />
(iii) Phương thức cung cấp<br />
thông tin chưa phù hợp<br />
Thực tế cũng cho thấy, nhiều đơn<br />
vị khi có thông tin cung cấp cho người<br />
tiêu dùng đã không lựa chọn phương<br />
thức cung cấp phù hợp. Ví dụ, khi có các<br />
chương trình khuyến mại, thông tin về<br />
sản phẩm mới thì các ngân hàng đều gửi<br />
email tới người tiêu dùng, tuy nhiên, khi<br />
có sự thay đổi về biểu phí dịch vụ thì các<br />
ngân hàng này lại không áp dụng phương<br />
thức gửi qua email như trên. Các hành vi<br />
này mặc dù chưa vi phạm các quy định<br />
của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 43 - 2014<br />
<br />
5<br />
<br />