intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản tin Canh tranh & người tiêu dùng Số 47 - 2014

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản tin Canh tranh & người tiêu dùng Số 47 - 2014 chỉ ra các mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phổ biến trên thế giới; bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng; biện pháp cam kết giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản tin Canh tranh & người tiêu dùng Số 47 - 2014

CẠNH TRANH<br /> & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br /> BẢN TIN<br /> <br /> SỐ 47 - 2014<br /> <br /> Các mô hình quản lý nhà nước<br /> về bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng phổ biến trên thế giới<br /> <br /> Bảo vệ thông tin cá nhân<br /> trong các giao dịch tiêu dùng<br /> <br /> Biện pháp cam kết giá<br /> trong vụ việc điều tra<br /> chống bán phá giá<br /> <br /> BỘ CÔNG THƯƠNG<br /> CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br /> <br /> Bộ Công Thương<br /> <br /> “<br /> <br /> Cục Quản lý cạnh tranh<br /> <br /> Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br /> của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br /> người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br /> tự vệ.<br /> Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br /> ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br /> và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br /> kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br /> Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br /> đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br /> Công Thương bổ nhiệm.<br /> <br /> ”<br /> <br /> BẢN TIN<br /> CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br /> Của Cục Quản lý cạnh tranh<br /> <br /> Mục lục<br /> 04<br /> <br /> CHUYÊN MỤC<br /> <br /> Bảo vệ người tiêu dùng<br /> <br /> Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br /> Cấp ngày 08/01/2014<br /> <br /> 19<br /> <br /> Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br /> <br /> TIN TỨC - SỰ KIỆN<br /> <br /> NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br /> BẠCH VĂN MỪNG<br /> Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br /> BAN BIÊN TẬP<br /> NGUYỄN PHƯƠNG NAM, Võ Văn Thúy,<br /> Trần Thị Minh Phương, Phạm Châu Giang,Phạm Thị<br /> Quỳnh Chi, Phạm Hương Giang, Bùi Nguyễn Anh<br /> Tuấn, Phan Đức Quế, Phùng Văn Thành, Cao Xuân<br /> Quảng, Hồ Tùng Bách, Trần Diệu Loan,<br /> Tạ Mạnh Cường<br /> HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br /> TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br /> Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br /> PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br /> Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br /> ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br /> Thứ trưởng Bộ Công Thương<br /> GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br /> Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br /> Viện Nhà nước và Pháp luật<br /> TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br /> Viện Nhà nước và Pháp luật<br /> Tổ chức sản xuất và phát hành<br /> TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br /> 25 Ngô Quyền - Hà Nội<br /> ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br /> Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br /> <br /> 26<br /> <br /> HỎI ĐÁP<br /> <br /> 27<br /> 30<br /> <br /> NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br /> <br /> HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI<br /> <br /> Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br /> Số 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM<br /> Phát hành tại<br /> Công ty phát hành báo chí Trung ương<br /> <br /> Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br /> lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br /> Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br /> 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br /> ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br /> <br /> Chuyên mục<br /> <br /> Bảo vệ người tiêu dùng<br /> <br /> Các mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi<br /> người tiêu dùng phổ biến trên thế giới<br /> I. Các loại mô hình tổ chức bộ máy<br /> quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi<br /> người tiêu dùng trên thế giới<br /> Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước<br /> về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tác<br /> động quyết định đến hiệu quả hoạt động<br /> và cách thức hoạt động của các cơ quan,<br /> tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác<br /> bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện<br /> nay, trên thế giới tồn tại 2 loại mô hình<br /> tổ chức quản lý nhà nước cơ bản về bảo<br /> vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:<br /> Thứ nhất: Hệ thống tổ chức quản lý<br /> nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng theo mô hình hình chóp.<br /> Thứ hai: Hệ thống tổ chức quản lý<br /> nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng theo mô hình hạt nhân.<br /> 1. Hệ thống tổ chức quản lý<br /> nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng<br /> (BVNTD) theo mô hình hình chóp<br /> Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước<br /> về BVNTD theo mô hình hình chóp được<br /> <br /> 4<br /> <br /> các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa<br /> Kỳ, Thái Lan, Úc áp dụng. Theo mô hình<br /> này, hệ thống các cơ quan bảo vệ người<br /> tiêu dùng được tổ chức thành hệ thống<br /> với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội<br /> đồng trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc<br /> hội (như USFTC của Hoa Kỳ và ACCC<br /> của Úc).<br /> Đối với các nước như Hoa Kỳ hoặc<br /> Úc, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng là cơ<br /> quan có quyền lực lớn trong hoạt động<br /> bảo vệ người tiêu dùng, là cơ quan trực<br /> thuộc Quốc hội, có vị trí tương đối độc<br /> lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan<br /> chuyên ngành khác thuộc Chính phủ phối<br /> hợp và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại<br /> của NTD. Tại các quốc gia này, pháp luật<br /> bảo vệ người tiêu dùng tiếp cận theo cách<br /> sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo<br /> vệ lợi ích của NTD nên vai trò của các<br /> cơ quan này vừa trực tiếp bảo vệ quyền<br /> lợi NTD, vừa đem lại lợi ích cho NTD<br /> thông qua việc bảo đảm môi trường cạnh<br /> <br /> tranh lành mạnh. Mặc dù ở cơ quan này,<br /> bảo vệ người tiêu dùng không phải là<br /> chức năng duy nhất, nhưng là một trong<br /> các chức năng chính, có thẩm quyền cao<br /> nhất trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà<br /> nước về BVNTD.<br /> Đối với các nước như Đài Loan, Thái<br /> Lan, Nhật Bản, cơ quan quản lý nhà nước<br /> về BVNTD là một Ủy ban hoặc Hội đồng<br /> (mô hình của Nhật) thuộc Chính phủ (sau<br /> đây gọi chung là Ủy ban). Về cấp hành<br /> chính thì Ủy ban này là cơ quan thuộc<br /> Chính phủ và do đó ngang với các Bộ,<br /> ngành khác. Tuy nhiên, đứng đầu Ủy<br /> ban là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng<br /> và các thành viên Ủy ban là người đứng<br /> đầu các Bộ, ngành khác nên Ủy ban này<br /> là cơ quan có quyền lực lớn nhất trong<br /> lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban<br /> có thẩm quyền ban hành các chính sách<br /> và lập kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng,<br /> phân bổ các kế hoạch cho các ngành và<br /> chính quyền địa phương thực hiện. Trong<br /> <br /> C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 47 - 2014<br /> <br /> V C A<br /> <br /> Chuyên Mục<br /> <br /> Bảo vệ người tiêu dùng<br /> quá trình thực thi các chính sách và kế<br /> hoạch bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban<br /> có chức năng giám sát, yêu cầu thực hiện<br /> và đánh giá hiệu quả hoạt động của các<br /> cơ quan thực thi.<br /> Nhìn chung, theo mô hình hình chóp<br /> trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước<br /> về BVNTD có Ủy ban là cơ quan chuyên<br /> môn độc lập, có vị trí cao trong tổ chức<br /> bộ máy nhà nước và có quyền lực điều<br /> phối đối với các cơ quan khác trong hoạt<br /> động bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan<br /> này thường không trực tiếp giải quyết<br /> các khiếu nại của NTD và trên thực tế<br /> thì với nguồn lực và mô hình như vậy,<br /> việc giải quyết trực tiếp các vụ việc xâm<br /> phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả<br /> thi. Do vậy, chức năng này thường được<br /> giao cho các Bộ, ngành và đặc biệt là phân<br /> cấp mạnh cho chính quyền địa phương<br /> và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám<br /> sát việc thực hiện.<br /> Mô hình hệ thống tổ chức quản<br /> lý nhà nước về BVNTD theo hình<br /> chóp<br /> <br /> Nguồn: Tổng hợp<br /> 2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà<br /> nước về BVNTD theo mô hình hạt nhân<br /> Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước<br /> về BVNTD theo mô hình hạt nhân được<br /> các nước như Malaysia, Ấn Độ, Trung<br /> Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Hà<br /> Lan, Canada áp dụng. Theo mô hình này,<br /> cơ quan có chuyên môn bảo vệ người tiêu<br /> dùng là một cơ quan thuộc Bộ. Ở các<br /> nước này, thông thường cơ quan bảo vệ<br /> người tiêu dùng được thành lập là Cục<br /> hoặc Vụ thuộc các Bộ có chức năng quản<br /> lý nhà nước về kinh tế, thương mại và<br /> công nghiệp.<br /> Trong công tác bảo vệ quyền lợi<br /> NTD, các cơ quan này có chức năng<br /> điều tra và xử lý các hành vi vi phạm<br /> quyền lợi NTD. Các Bộ, ngành khác có<br /> nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với cơ quan<br /> bảo vệ người tiêu dùng để xử lý các hành<br /> vi vi phạm và giám sát chất lượng hàng<br /> hóa dịch vụ trên thị trường nhằm đảm<br /> bảo an toàn cho NTD.<br /> Về mặt tổ chức, do là cơ quan thuộc<br /> Bộ nên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng<br /> theo mô hình này không có thẩm quyền<br /> <br /> V C A<br /> <br /> giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho<br /> các cơ quan khác trong hệ thống tổ chức<br /> quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu<br /> dùng. Tuy nhiên, với những công cụ đắc<br /> lực như các trung tâm nghiên cứu, giám<br /> định cùng với các thẩm quyền điều tra và<br /> xử lý, các cơ quan này có vị trí hạt nhân<br /> trong công tác bảo vệ người tiêu dùng<br /> và các cơ quan khác có trách nhiệm phối<br /> hợp hành động để cùng đạt mục tiêu bảo<br /> vệ quyền lợi cho NTD. Có thể mô hình<br /> hóa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước<br /> về bảo vệ người tiêu dùng trên như sau:<br /> Mô hình tổ chức quản lý nhà<br /> nước về BVNTD theo mô hình hạt<br /> nhân<br /> <br /> Nguồn: Tổng hợp<br /> 3. Ưu, nhược điểm của các mô hình<br /> tổ chức quản lý nhà nước về BVNTD<br /> Mỗi loại mô hình đều có những ưu<br /> điểm và nhược điểm, tuy nhiên việc lựa<br /> chọn mô hình tổ chức còn phụ thuộc vào<br /> trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước<br /> cũng như ý chí chính trị của cơ quan<br /> quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi<br /> người tiêu dùng. Một quốc gia có thể áp<br /> dụng cả hai loại mô hình, tuy nhiên mỗi<br /> mô hình được áp dụng ở một giai đoạn<br /> khác nhau của quá trình phát triển kinh<br /> tế của đất nước, sao cho đạt được mục<br /> tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội và vừa<br /> bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.<br /> ■■ Mô hình hình chóp<br /> Ưu điểm:<br /> Cơ quan chịu trách nhiệm chính<br /> trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng<br /> có quyền lực lớn, có quyền yêu cầu và<br /> giám sát việc thực hiện của các cơ quan<br /> khác. Do là cơ quan có quyền lực lớn,<br /> người đứng đầu thường là Thủ tướng<br /> hoặc Phó Thủ tướng nên quyền quyết<br /> định cao và có ảnh hưởng đến các Bộ,<br /> ngành và các địa phương lớn. Các quyết<br /> định có tính khả thi cao vì được thực thi<br /> tại các Bộ, ngành, do các Bộ, ngành cũng<br /> là thành viên của cơ quan này. Trong mỗi<br /> Bộ, ngành cũng có bộ phận chuyên trách<br /> về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng nên việc giải quyết vi phạm quyền<br /> lợi người tiêu dùng nhanh, không có hiện<br /> tượng đùn đẩy trách nhiệm.<br /> + Tính chuyên môn hóa của các cơ<br /> <br /> quan cao<br /> Do các Bộ, ngành đều là thành viên<br /> trong cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng nên tính chuyên môn hóa cao, cơ<br /> quan thường trực chỉ chịu trách nhiệm<br /> điều phối, phối hợp giữa các cơ quan khi<br /> vụ việc liên quan đến nhiều Bộ, ngành<br /> hoặc những vấn đề phức tạp.<br /> Thuận lợi thống nhất kế hoạch bảo<br /> vệ người tiêu dùng cho các ngành và<br /> địa phương<br /> Do các Bộ, ngành địa phương đều có<br /> bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền lợi<br /> người tiêu dùng nên việc tổng hợp số liệu<br /> để thống kê và triển khai kế hoạch tại các<br /> Bộ ngành và địa phương rất thuận tiện.<br /> Thuận lợi cho việc đánh giá và báo<br /> cáo hoạt động bảo vệ người tiêu dùng<br /> Nhược điểm:<br /> Tổ chức trong Chính phủ bị cồng<br /> kềnh do phát sinh thêm một cơ quan.<br /> Việc thành lập một Ủy ban ở cấp<br /> Trung ương và bộ phận bảo vệ quyền<br /> lợi người tiêu dùng tại các Bộ, ngành và<br /> các địa phương là điều lý tưởng để thực<br /> thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu<br /> dùng, tuy nhiên trong điều kiện đất nước<br /> đang phát triển, cần tinh giảm biên chế,<br /> thì việc hình thành một cơ quan như vậy<br /> sẽ cồng kềnh, gây tốn kém cho cơ quan<br /> quản lý, lãng phí của xã hội.<br /> ■■ Mô hình hạt nhân<br /> Ưu điểm:<br /> Tận dụng được hệ thống cơ quan<br /> hiện hành, chỉ cần phân định thẩm quyền<br /> rõ ràng của các Bộ, ngành.<br /> Có cơ chế chịu trách nhiệm và phối<br /> hợp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý<br /> chuyên ngành và cơ quan bảo vệ người<br /> tiêu dùng<br /> Tính chuyên môn hóa của các cơ<br /> quan cao, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng<br /> có chức năng điều tra xử lý hành vi vi<br /> phạm quyền lợi NTD.<br /> Nhược điểm:<br /> Không có tính hệ thống, khó cho<br /> việc thống nhất kế hoạch bảo vệ người<br /> tiêu dùng<br /> Cơ quan chịu trách nhiệm quản<br /> lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng<br /> không đủ quyền lực để có thể giám sát<br /> hoạt động của các cơ quan khác.<br /> II. Bài học kinh nghiệm thế giới<br /> về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước<br /> về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br /> Việc lựa chọn mô hình quản lý nhà<br /> nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br /> của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều<br /> yếu tố như: Thể chế chính trị, quan điểm<br /> lãnh đạo của mỗi đất nước. Tuy nhiên,<br /> muốn công tác bảo vệ quyền lợi người<br /> <br /> C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 47 - 2014<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2