CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 41 - 2013<br />
<br />
Khuôn khổ<br />
đánh giá<br />
cạnh tranh<br />
ngành áp dụng<br />
tại Việt Nam<br />
<br />
Khái quát hoạt động<br />
mua bán và sáp nhập<br />
trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ<br />
từ đầu năm 2012 đến Quý I năm 2013<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Bộ Công Thương<br />
<br />
“<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ<br />
chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp<br />
lệnh tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm<br />
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng<br />
Bộ Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
Đánh giá cạnh tranh một số<br />
lĩnh vực của nền kinh tế<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 06/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 15/01/2013<br />
<br />
10<br />
<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,<br />
PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG,<br />
CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,<br />
BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ,<br />
PHÙNG VĂN THÀNH<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
27<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
28<br />
30<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI<br />
<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Chuyên mục<br />
<br />
Đánh giá cạnh tranh một số lĩnh vực của nền kinh tế<br />
<br />
CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ<br />
TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
T<br />
<br />
rong những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam đã<br />
trải qua rất nhiều biến động. Các cuộc khủng khoảng<br />
kinh tế thế giới diễn ra trong hai năm 2008 và 2011 đã<br />
tác động mạnh đến thị trường. Doanh số bán hàng liên tục sụt<br />
giảm cùng với đó là việc cắt giảm sản xuất của đa số các công<br />
ty sản xuất ô tô. Mặc dù vậy, với dân số đông và tỷ lệ sở hữu<br />
xe ô tô vẫn còn ở mức thấp, thêm vào đó là nhu cầu về sở hữu<br />
ô tô của đại bộ phận các hộ gia đình khá cao, thị trường ô tô tại<br />
Việt Nam được dự báo vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển.<br />
Tổng số lượng xe ô tô sản xuất tại Việt Nam giai đoạn<br />
2008 – 2012<br />
<br />
(Nguồn: VAMA)<br />
<br />
Sau hơn 08 năm kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký<br />
quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công<br />
nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020,<br />
ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Đa<br />
phần các mục tiêu đặt ra trong quy hoạch đều không thực hiện<br />
được. Dù cho các liên doanh sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong<br />
nước được hưởng quá nhiều ưu đãi về thuế, sản xuất ô tô trong<br />
nước vẫn chủ yếu dưới hình thức nhập khẩu linh kiện (CKD)<br />
để lắp ráp và bán tại thị trường nội địa. Theo như quy hoạch,<br />
đến năm 2010 sản xuất trong nước “đáp ứng trên 80% nhu cầu<br />
thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong<br />
nước 60% vào năm 2010”1 và cho đến thời điểm này tỷ lệ giá<br />
trị sản xuất trong nước đạt con số rất thấp, đặc biệt là những<br />
chi tiết và linh kiện quan trọng đều không làm được. Chúng ta<br />
đã bỏ chi phí lên đến hàng tỷ USD mỗi năm cho các chính sách<br />
ưu đãi về thuế nhằm mục đích xây dựng và phát triển ngành<br />
công nghiệp ô tô “trở thành một ngành công nghiệp quan trọng<br />
của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu<br />
thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và<br />
thế giới”, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay ngay cả việc<br />
lựa chọn dòng xe chiến lược vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau<br />
bởi dòng xe chiến lược sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu<br />
đãi, hỗ trợ đặc biệt là thuế quan.<br />
Do ảnh hưởng của kinh tế suy giảm, cùng với chính sách<br />
tiền tệ thắt chặt và lãi suất ngân hàng quá cao, đã kéo theo sự<br />
suy giảm chung của thị trường ô tô Việt Nam..<br />
1 Quyết định của TTCP về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển<br />
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020<br />
<br />
4<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 41 - 2013<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Chuyên Mục<br />
<br />
Đánh giá cạnh tranh một số lĩnh vực của nền kinh tế<br />
Thị phần (tính theo sản lượng bán hàng) của các doanh nghiệp sản xuất<br />
xe ô tô trong nước giai đoạn 2008 - 2011<br />
<br />
(Nguồn: VAMA)<br />
Trong rất nhiều năm, Toyota luôn là<br />
Trường Hải, một doanh nghiệp sản xuất<br />
doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về thị ô tô trong nước dẫn đầu thị trường về số<br />
phần tính theo sản lượng sản xuất. Với lượng xe tiêu thụ (thị phần 28,9 % trong<br />
ưu thế về thương hiệu và năng lực sản<br />
năm 2011) là một tín hiệu đáng mừng<br />
xuất cũng như chất lượng của các sản với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.<br />
phẩm tại thị trường Việt Nam, Toyota Trong một thời gian dài, Trường Hải đã<br />
luôn luôn dẫn đầu thị trường và giữ vị<br />
kiên định hướng đi đã chọn, đầu tư có bài<br />
trí số 01 về thị phần sản xuất xe ô tô từ bản, và chiếm ưu thế trong dòng xe tải,<br />
năm 2008 – 2010, với thị phần là 27,74%<br />
xe buýt,…Vì vậy, khi nhu cầu thị trường<br />
trong năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2011<br />
có sự thay đổi, các dòng xe ô tô Trường<br />
vừa qua, Toyota đã bị tụt xuống thứ hai<br />
Hải có thế mạnh vẫn có sự tiêu thụ tốt.<br />
xếp sau Trường Hải.<br />
Theo lộ trình hội nhập WTO và các<br />
Do động đất và sóng thần tại Nhật<br />
cam kết thuế quan trọng trong khuôn khổ<br />
Bản, lũ lụt tại Thái Lan đã khiến năng<br />
các khu vực mậu dịch tự do như khu vực<br />
lực sản xuất xe ô tô của Toyota bị ảnh<br />
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực<br />
hưởng khá nhiều, khiến hãng này phải<br />
tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA),<br />
cắt giảm sản lượng sản xuất trong năm<br />
khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn<br />
2011. Bên cạnh đó, năm 2011 cũng chứng Quốc (AKFTA), Chính phủ sẽ phải từng<br />
kiến sự thay đổi về tỷ lệ tiêu thụ giữa các bước cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ô<br />
dòng xe ô tô tại Việt Nam. Phân khúc xe<br />
tô. Nhưng trong đó tác động mạnh nhất<br />
thương mại giảm tới 15% so với cùng kỳ, là cam kết AFTA, đến thời điểm 2018,<br />
với hơn 46.000 chiếc cả năm 2011. Cùng<br />
khi Việt Nam gia nhập AFTA hoàn toàn,<br />
chung xu hướng này là phân khúc xe đa thuế suất đối với ô tô chở người dưới 09<br />
dụng, thể thao đa dụng với mức giảm<br />
chỗ nhập khẩu vào Việt Nam bằng 0%.<br />
6%, còn gần 23.000 chiếc. Đây chính<br />
Khi đó thị trường ô tô sẽ chịu sự cạnh<br />
là dòng xe thế mạnh của Toyota. Việc<br />
tranh gay gắt về các sản phẩm cùng loại<br />
đến từ các quốc gia trong khu<br />
vực như: Thái Lan, Malaysia,<br />
Indonexia…<br />
Với các rào cản gia nhập thị<br />
trường rất cao như hiện nay về:<br />
vốn, công nghệ, thương hiệu…<br />
Chính vì vậy mức độ tập trung<br />
trên thị trường ô tô không chỉ<br />
tại Việt Nam mà ở hầu hết các<br />
quốc gia trên thế giới đều rất<br />
cao. Nghiên cứu kinh nghiệm<br />
<br />
V C A<br />
<br />
từ các quốc gia khác trên thế giới đã cho<br />
thấy, nếu không có sự kiểm soát tốt, thị<br />
trường ô tô là một trong những thị trường<br />
tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các vụ việc hạn<br />
chế cạnh tranh. Năm 2000, Opel bị Uỷ<br />
ban châu Âu (EC) phạt 43 triệu EUR do<br />
hạn chế sản lượng bán xe ở Hà Lan để<br />
tăng giá. Năm 2003, Volkswagen AG<br />
đã bị phạt 102 triệu EUR do phân chia<br />
thị trường. Volkswagen đã ngăn cản các<br />
đại lý ở Ý bán xe cho khách mua hàng<br />
từ Đức (do xe ở Đức giá cao hơn nhiều<br />
so với ở Ý). Việc lợi dụng quyền sở hữu<br />
trí tuệ để nâng giá, ngăn cản cạnh tranh<br />
cũng có thể bị coi là vi phạm Luật Cạnh<br />
tranh. Năm 1986, British Leyland đã cấm<br />
một doanh nghiệp sản xuất phụ tùng là<br />
Armstrong không được bán ống xả giống<br />
như ống xả do mình sản xuất. Thay vì<br />
tuyên bố Armstrong vi phạm quyền sở<br />
hữu trí tuệ của British Leyland, toà án<br />
Anh quốc đã phán quyết British Leyland<br />
lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, vì đã bán<br />
ống xả của mình cao hơn rất nhiều so<br />
với ống xả của các loại xe khác tương<br />
tự trên thị trường.<br />
Tại Việt Nam, vào năm 2006, khi<br />
VAMA ra thông báo về việc tăng giá xe<br />
ô tô trong khi lại cùng nhau sản xuất cầm<br />
chừng, không đủ công suất thiết kế là<br />
một hiện tượng của hành vi hạn chế cạnh<br />
tranh bị cấm theo các quy định của Luật<br />
Cạnh tranh. Việc VAMA gửi thông báo<br />
cho các cơ quan báo chí khẳng định giá<br />
ôtô năm 2006 sẽ tăng mạnh có được coi<br />
là “thoả thuận ngầm” hay “cộng hưởng”<br />
(concerted practice) giữa các nhà sản xuất<br />
xe để nâng giá cần phải có những cuộc<br />
điều tra và bằng chứng rõ ràng về một<br />
thỏa thuận như vậy mới có thể kết luận<br />
chính xác về hiện tượng này được. Mặc<br />
dù đã nhận được rất nhiêu ưu đãi cũng<br />
như sự bảo hộ của Nhà nước, nhưng giá<br />
xe ô tô của Việt Nam luôn luôn ở mức<br />
cao so với các nước trong khu vực và thế<br />
giới, giá bán xe ô tô liên tục tăng qua các<br />
năm và trong nhiều thời điểm người tiêu<br />
dùng phải chấp nhận mua xe với giá cao<br />
hơn giá niêm yết cũa hãng.<br />
Xuất phát từ thực tế kể trên đã cho<br />
thấy tính phức tạp của hoạt động cạnh<br />
tranh trên thị trường ô tô và đặt ra những<br />
yêu cầu đòi hỏi đối với các cơ quan quản<br />
lý Nhà nước nói chung và cơ quan cạnh<br />
tranh Việt Nam nói riêng cần có sự giám<br />
sát chặt chẽ các hoạt động cạnh tranh của<br />
các doanh nghiệp sản xuất ô tô nhằm<br />
ngăn ngừa các hành vi phản cạnh tranh<br />
có thể xuất hiện trên thị trường.<br />
(Nguồn: Phòng Giám sát và quản<br />
lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh)<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 41 - 2013<br />
<br />
5<br />
<br />