CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 40 - 2013<br />
<br />
Giải quyết tranh chấp<br />
theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO<br />
đối với những nước đang phát triển<br />
<br />
Nhìn lại hai năm<br />
thực thi Luật Bảo vệ<br />
quyền lợi người tiêu dùng<br />
Các quy định<br />
của pháp luật Mỹ<br />
về quảng cáo<br />
và tiếp thị<br />
trên Internet<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương<br />
có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,<br />
Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.<br />
<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm<br />
2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho<br />
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người<br />
tiêu dùng.<br />
<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ<br />
trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 06/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 15/01/2013<br />
<br />
18<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,<br />
PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG,<br />
CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,<br />
BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ,<br />
PHÙNG VĂN THÀNH<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />
<br />
26<br />
25<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
27<br />
30<br />
<br />
VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI<br />
BAN HÀNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI<br />
<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO CƠ CHẾ<br />
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO ĐỐI VỚI<br />
NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br />
<br />
tranh chấp bắt buộc phải tuân thủ các cam<br />
kết của họ theo các hiệp định liên quan.5<br />
Các khuyến nghị và phán quyết của Cơ<br />
quan giải quyết tranh chấp mang tính<br />
bắt buộc thực thi đối với các bên trong<br />
vụ tranh chấp.<br />
Mục tiêu của WTO trong việc thiết<br />
lập cơ chế này là “để đạt được một giải<br />
pháp tích cực cho các tranh chấp giữa<br />
các quốc gia thành viên” (Điều 3.7 của<br />
DSU). Thông qua cơ chế này, các thành<br />
viên WTO có thể đảm bảo rằng các quyền<br />
của họ theo các Hiệp định WTO được<br />
thực thi. Điều này tạo điều kiện cho mỗi<br />
thành viên có thể khởi kiện chống lại<br />
bất kỳ thành viên nào khác vi phạm các<br />
chính sách thương mại nhằm bắt buộc các<br />
thành viên đó phải tuân thủ những nghĩa<br />
vụ của mình theo các cam kết trong các<br />
hiệp định WTO. Theo cơ chế này, các<br />
thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ bắt đầu<br />
bằng một cuộc tham vấn song phương<br />
và nếu tham vấn không thành công, các<br />
thành viên khiếu nại có thể yêu cầu DSB<br />
thành lập Ban Hội thẩm. Nếu các thành<br />
<br />
viên WTO có quan tâm đến tranh chấp,<br />
họ có thể tham gia như các bên thứ ba.<br />
Tính đến tháng 6 năm 2013, đã có tổng<br />
cộng 462 tranh chấp được giải quyết<br />
theo cơ chế giải quyết tranh chấp DSU<br />
của WTO, trong đó có đến 236 vụ tranh<br />
chấp liên quan đến chống bán phá giá,<br />
chống trợ cấp và thuế đối kháng, và các<br />
biện pháp tự vệ.<br />
Sự tham gia của các nước đang<br />
phát triển vào hệ thống giải quyết tranh<br />
chấp WTO<br />
Đến tháng 6 năm 2013, WTO đã<br />
có 159 thành viên, trong đó tỷ lệ của<br />
các thành viên đang phát triển lớn hơn<br />
tỷ lệ các thành viên phát triển, chiếm<br />
khoảng hai phần ba tổng số thành viên<br />
WTO. Tuy nhiên, sự tham gia của các<br />
thành viên đang phát triển vào hệ thống<br />
giải quyết tranh chấp của WTO vẫn còn<br />
thấp hơn nhiều so các nước phát triển.<br />
Chỉ có một số nước như Trung Quốc, Ấn<br />
Độ, Indonesia, Brazil, Argentina, Thái<br />
Lan tích cực trong việc tham gia các<br />
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.<br />
Việt Nam cũng tham gia vào hệ thống<br />
giải quyết tranh chấp này với tư cách là<br />
nguyên đơn chống lại Hoa Kỳ trong hai<br />
vụ, DS404 và DS429, liên quan đến sản<br />
phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ<br />
từ Việt Nam. Các nước đang phát triển<br />
ở châu Phi ít tham gia vào hệ thống giải<br />
quyết tranh chấp này do sự giao thương<br />
của các nước này với các thành viên khác<br />
của WTO thấp nên tranh chấp ít xảy ra.<br />
Về sự tham gia trong hệ thống giải quyết<br />
tranh chấp của WTO của các nước đang<br />
phát triển, George A.Bermnann và Peros<br />
C.Mavroidis cho rằng:6<br />
Một hệ thống giải quyết tranh chấp<br />
mà ở đó các nước đang phát triển được<br />
tiếp cận hoàn toàn, cho phép các quốc<br />
gia này không chỉ đơn thuần khẳng định<br />
quyền của mình theo các hiệp định của<br />
WTO mà còn giúp họ thực hiện các nghĩa<br />
vụ của mình theo các hiệp định đó với<br />
lòng tin rằng họ có thể bảo vệ một cách<br />
đầy đủ các lợi ích của mình trong bất kỳ<br />
tranh chấp nào liên quan đến sự tuân thủ<br />
những nghĩa vụ đó. Do đó, sự hiểu biết<br />
về hệ thống giải quyết tranh chấp và sự<br />
tham gia của các nước đang phát triển<br />
vào hệ thống này là sự đóng góp quan<br />
trọng đối với khả năng tổng thể của họ<br />
trong việc hưởng các lợi ích từ các quyền<br />
và nghĩa vụ của mình theo các Hiệp định<br />
của WTO.<br />
<br />
5 Guohua Yang WTO Dispute Settlement<br />
Understanding: A detailed Interpretation<br />
Bryan. Mercurio, Yongjie Li (ed) (Kluwer Law<br />
International, 2005), trang 16.<br />
<br />
6 George Bermann and PetrosC.Mavroidis<br />
Developing Countries in the WTO System<br />
(Cambridge University Press, 2007),trang 215.<br />
<br />
Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết<br />
các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của Tổ chức Thương<br />
mại thế giới (WTO), WTO cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp cho<br />
các thành viên của mình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải<br />
quyết tranh chấp (DSU). Cơ chế giải quyết tranh chấp này được cho là hiệu<br />
quả hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT1947 vì đã đưa ra<br />
được một cơ chế thực thi tốt hơn và được xem như cơ chế giải quyết tranh<br />
chấp phát triển nhất trong bất kỳ hệ thống luật hiện hành nào. Thực tế cho<br />
thấy các nước phát triển có lợi thế hơn và vận dụng tốt hơn cơ chế giải quyết<br />
tranh chấp này so với các nước đang phát triển. Để tham gia một cách có<br />
hiệu quả trong hệ thống này, các thành viên đang phát triển phải đối mặt<br />
với những thách thức nhất định. Bài viết này đề cập đến những khó khăn và<br />
thách thức mà các nước thành viên đang phát triển thường gặp phải trong<br />
việc giải quyết các tranh chấp theo DSU. Các khó khăn và thách thức này<br />
bao gồm (i) hạn chế về nguồn lực pháp luật, (ii) hạn chế về mặt tài chính, (iii)<br />
vấn đề thực thi các phán quyết và khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh<br />
chấp (DSB), (iv)vấn đề trả đũa và bị trả đũa lại, và (v)hiệu quả của các điều<br />
khoản về đối xử ưu đãi đặc biệt cho các nước đang phát triển trong DSU và<br />
trong các hiệp định WTO có liên quan. Cuối cùng, bài viết cũng đưa ra một<br />
số đề xuất về hướng giải quyết những khó khăn thách thức đó, nhằm đạt<br />
được kết quả khả quan hơn cho các nước đang phát triển trong việc tham<br />
gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.<br />
<br />
C<br />
<br />
ơ chế giải quyết tranh chấp của<br />
WTO hiện nay được xem như cơ<br />
chế giải quyết tranh chấp hiệu quả<br />
nhất trong hệ thống luật pháp quốc tế.1 Cơ<br />
chế này không chỉ đóng vai trò như một<br />
cơ quan tư pháp mà còn như là một cơ<br />
chế phòng ngừa tranh chấp, giúp làm cân<br />
bằng giữa các quyền và nghĩa vụ của các<br />
thành viên WTO. Nó thực hiện ba chức<br />
năng chính: (i) đảm bảo hệ thống thương<br />
mại đa phương hoạt động một cách an<br />
toàn và dễ dự đoán bằng cách củng cố và<br />
tăng cường tính bắt buộc phải thi hành<br />
các quy định của pháp luật (rule of law);2<br />
đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của các<br />
thành viên WTO;3 và làm rõ quyền và<br />
nghĩa vụ này thông qua việc giải thích<br />
Hiệp định WTO phù hợp với các qui tắc<br />
có tính tập quán về giải thích công pháp<br />
quốc tế.4 Với các chức năng này, các bên<br />
1 David Palmeter “The WTO as a Legal<br />
System” (2000) Fordham Internal Law Journal,Vol.<br />
24 (1&2), trang 10.<br />
2 A Handbook on the WTO Dispute<br />
Settlement System: A WTO Secretariat Publication<br />
prepared for publication by the Legal Affairs<br />
Division and the Appellate Body (Cambridge<br />
University Press, 2004), trang 2.<br />
3 Điều 3.2 DSU<br />
4 Điều 3.2 DSU<br />
<br />
4<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 40 - 2013<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
Tranh chấp từ các nước đang phát triển chiếm khoảng 25% tổng số các vụ tranh<br />
chấp được khởi xướng mỗi năm theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tính<br />
đến tháng 5 năm 2013, các nước đang phát triển đã đưa 195 tranh chấp trong tổng<br />
số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đặc biệt, trong năm 2010,<br />
phần lớn các vụ khởi xướng được đưa ra bởi các nước đang phát triển. Họ tham gia<br />
vào hệ thống không chỉ với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn mà còn với tư cách bên<br />
thứ ba. Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Brazil<br />
và Thái Lan là những thành viên đang phát triển tham gia tích cực nhất. Trong đó<br />
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào hệ thống giải quyết tranh<br />
chấp này. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã đi theo “chủ nghĩa pháp luật<br />
hiếu chiến”(‘aggressive legalism’), bằng cách sử dụng việc giải quyết tranh chấp đa<br />
phương vừa như một “lá chắn” (‘shield’) để kháng kiện vừa như một “thanh gươm”<br />
(‘sword’) để khởi kiện nhằm bảo vệ và phát triển các lợi ích thương mại của mình.7<br />
Bảng 1: So sánh sự tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO giữa<br />
các nước đang phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1995 đến tháng 6<br />
năm 2013<br />
Đơn vị tính: Vụ<br />
<br />
Nguồn: WTO8<br />
Bảng 2: Sự tham gia của một số các nước đang phát triển tiêu biểu trong hệ<br />
thống giải quyết tranh chấp của WTO từ năm 1995 đến tháng 6 năm 20139<br />
Đơn vị tính: Vụ<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: WTO9<br />
Khó khăn và thách thức mà nước đang phát triển thường phải đối mặt trong<br />
quá trình giải quyết tranh theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO<br />
Các nước đang phát triển gần đây đã chủ động hơn trong việc tham gia vào hệ<br />
thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, có ý kiến chuyên gia cho rằng, các<br />
7 Bryan Mercurio and MitaliTyagi “China’s Evolving Role in WTO Dispute Settlement: Acceptance,<br />
Consolidation and Activation” (2012), trang 91.<br />
8 WTO Dispute Settlement: The Disputes, Disputes by country/territory.<br />
9 WTO Dispute Settlement: The Disputes, Disputes by country/territory.<br />
<br />
V C A<br />
<br />
nước đang phát triển đã lãng phí thời gian<br />
và tiền bạc khi sử dụng cơ chế giải quyết<br />
tranh chấp của WTO để chống lại các<br />
nước có ngành công nghiệp phát triển.10<br />
Trên thực tế, để tham gia vào hệ<br />
thống giải quyết tranh chấp này, các nước<br />
đang phát triển gặp phải một số thách<br />
thức sau:<br />
Thiếu các chuyên gia chuyên ngành<br />
về luật WTO và thủ tục giải quyết tranh<br />
chấp của DSU<br />
Các thành viên đang phát triển được<br />
cho là bị hạn chế về nguồn thông tin,<br />
nguồn lực pháp luật và công tác tổ chức<br />
hành pháp.11 Trong việc giải quyết tranh<br />
chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp<br />
của WTO, năng lực về mặt pháp luật của<br />
các bên được coi là một yếu tố quan trọng<br />
mang tính tiên đoán trong việc xác định<br />
bên nào sẽ giành thắng lợi trong tranh<br />
chấp. Nhiều nước đang phát triển thiếu<br />
các chuyên gia pháp lý và/hoặc các luật sư<br />
am hiểu lĩnh vực pháp luật WTO, không<br />
chỉ thiếu trong các cơ quan thuộc chính<br />
phủ mà còn trong các đoàn luật sư hay<br />
công ty luật tư nhân.<br />
Đáng chú ý, hầu hết các nước đang<br />
phát triển có rất ít hoặc không có luật sư<br />
để giải quyết các vấn đề liên quan đến<br />
WTO, rất ít hoặc không có luật sư trong<br />
công ty luật tư nhân có kinh nghiệm về<br />
luật WTO, và ít hoặc không có các công<br />
ty hoặc các hiệp hội thương mại có liên<br />
lạc thường xuyên với các cơ quan chính<br />
phủ về các vấn đề thương mại trong nước<br />
và quốc tế.12 Luật WTO chỉ đơn thuần<br />
được giới thiệu thông qua các cuộc hội<br />
thảo, hội nghị, hay khóa học ngắn hạn<br />
nhưng không được giảng dạy một cách<br />
hoàn chỉnh ở nhiều nước đang phát triển.<br />
Vì vậy, nhiều nước đang phát triển thiếu<br />
các chuyên gia pháp lý về WTO để giải<br />
quyết tranh chấp liên quan đến các hiệp<br />
định của WTO. Do đó, họ buộc phải trả<br />
một khoản lệ phí rất đắt cho các công ty<br />
luật quốc tế nhiều khi chỉ để thực hiện<br />
sự phòng vệ hay phản kháng trong một<br />
vụ tranh chấp.13<br />
10 Robert E. Hudec “The Adequacy<br />
of WTO Dispute Settlement Remedies: A<br />
Developing Country Perspective” in Bernard<br />
Hoekman, AadityaMattoo, and Philip English (ed)<br />
Development, Trade and the WTO: A Handbook<br />
(World Bank, 2002), trang81.<br />
11 Ge orge Be r m a n n a nd Pet rosC.<br />
MavroidisDeveloping Countries in the WTO<br />
System (Cambridge University Press, 2007),trang<br />
221.<br />
12 Gregory Shaffer “How to Make the WTO<br />
Dispute Settlement System Work for Developing<br />
Countries”(2003)ICTSD Resource Paper, trang 27.<br />
13 Alejandro Sánchez – Arriaga “Dispute<br />
Settlement Understanding of the WTO: Implication<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 40 - 2013<br />
<br />
5<br />
<br />