CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 44 - 2014<br />
<br />
Thực tiễn điều tra các vụ việc<br />
<br />
chống trợ cấp của EU<br />
Lễ mít-tinh<br />
hưởng ứng<br />
Ngày Quyền<br />
của Người tiêu dùng<br />
Thế giới năm 2014<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Bộ Công Thương<br />
<br />
“<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br />
của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br />
tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br />
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br />
Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Chống bán phá giá,<br />
chống trợ cấp và tự vệ<br />
<br />
22<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 08/01/2014<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,<br />
Trần Thị Minh Phương, Phạm Châu Giang,Phạm Thị<br />
Quỳnh Chi, Phạm Hương Giang, Bùi Nguyễn Anh<br />
Tuấn, Phan Đức Quế, Phùng Văn Thành, Cao Xuân<br />
Quảng, Hồ Tùng Bách, Trần Diệu Loan, Võ Văn Thúy<br />
<br />
27<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
28<br />
30<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI<br />
<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Chuyên mục<br />
<br />
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ<br />
<br />
T<br />
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN<br />
BIÊN ĐỘ BÁN PHÁ GIÁ<br />
THEO QUY ĐỊNH<br />
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
4<br />
<br />
heo quy định tại Điều 2.1 của Hiệp<br />
định chống bán phá giá (tức Hiệp<br />
định thực thi Điều 6 của Hiệp<br />
định chung về thuế quan và thương mại<br />
(GATT), một sản phẩm bị coi là bán phá<br />
giá khi giá xuất khẩu thương mại của sản<br />
phẩm sang một nước khác thấp hơn giá<br />
trị thông thường, tức là giá xuất khẩu<br />
của sản phẩm được xuất từ nước này<br />
sang nước khác thấp hơn mức giá có thể<br />
so sánh được của sản phẩm tương tự khi<br />
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong<br />
điều kiện thương mại thông thường1.<br />
1 http://www.wto.org/english/tratop_e/<br />
adp_e/antidum2_e.htm: For the purpose of this<br />
Agreement, a product is to be considered as being<br />
dumped, i.e. introduced into the commerce of<br />
another country at less than its normal value, if<br />
the export price of the product exported from one<br />
country to another is less than the comparable<br />
price, in the ordinary course of trade, for the like<br />
product when destined for consumption in the<br />
exporting country.<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 44 - 2014<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Chuyên Mục<br />
<br />
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ<br />
Theo quy định tại Pháp lệnh Chống<br />
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt<br />
Nam thì khoản 1 Điều 3 quy định “Hàng<br />
hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh<br />
thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu<br />
vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán<br />
với giá thấp hơn giá thông thường”. Theo<br />
quy định tại khoản 2, giá thông thường<br />
của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam<br />
là giá có thể so sánh được của hàng hoá<br />
tương tự đang được bán trên thị trường<br />
nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ<br />
xuất khẩu theo các điều kiện thương mại<br />
thông thường.<br />
Khoản 3 Điều này cũng quy định<br />
“Trong trường hợp không có hàng hoá<br />
tương tự được bán trên thị trường nội địa<br />
của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu<br />
hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên<br />
thị trường nội địa của nước hoặc vùng<br />
lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng,<br />
số lượng hoặc trị giá hàng hóa không<br />
đáng kể thì giá thông thường của hàng<br />
hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác<br />
định theo một trong hai cách sau đây:<br />
a) Giá có thể so sánh được của hàng<br />
hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh<br />
thổ xuất khẩu đang được bán trên thị<br />
trường một nước thứ ba trong các điều<br />
kiện thương mại thông thường;<br />
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá<br />
cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi<br />
nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công<br />
đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị<br />
trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất<br />
khẩu hoặc nước thứ ba.<br />
Các văn bản quy phạm pháp luật của<br />
Việt Nam về chống bán phá giá bao gồm:<br />
- Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11<br />
ngày 29 tháng 4 năm 2004 về chống bán<br />
phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam<br />
- Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11<br />
tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi<br />
hành mọt số điều của Pháp lệnh chống<br />
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào<br />
Việt Nam;<br />
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC<br />
ngày 10 tháng 9 năm 2013 quy định về<br />
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải<br />
quan thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và<br />
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,<br />
nhập khẩu.<br />
Để xác định liệu hàng hóa nhập<br />
khẩu có bán phá giá hay không, cơ quan<br />
điều tra sẽ tiến hành tính toán biên độ<br />
bán phá giá thông qua việc so sánh<br />
về giá giữa giá trị thông thường trên<br />
thị trường nước xuất khẩu và giá xuất<br />
khẩu. Trên thực tế, việc xác minh hành<br />
vi và mức độ bán phá giá phức tạp hơn<br />
rất nhiều so với với lý thuyết với các vấn<br />
<br />
V C A<br />
<br />
đề về pháp lý, tài chính kế toán và kỹ<br />
thuật tính toán. Chính vì vậy, trong số<br />
các vụ việc được đưa lên Cơ quan giải<br />
quyết tranh chấp của WTO (DSB), cùng<br />
với nội dung chống trợ cấp, đây là một<br />
trong hai nội dung gây ra nhiều tranh<br />
chấp nhất, cùng chiếm 102 vụ trên tổng<br />
số 474 vụ việc (21,5%)2.<br />
Biên độ bán phá giá được tính toán<br />
riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu<br />
liên quan đến vụ việc điều tra chống bán<br />
phá giá. Trong trường hợp số lượng nhà<br />
sản xuất, xuất khẩu bị yêu cầu áp dụng<br />
biện pháp chống bán phá giá quá lớn,<br />
không thể tiến hành xác định biên độ bán<br />
phá giá riêng, cơ quan điều tra có thể giới<br />
hạn phạm vi điều tra, tính toán biên độ<br />
bán phá giá riêng cho một số nhà sản xuất,<br />
xuất khẩu được lựa chọn làm bị đơn bắt<br />
buộc (nhóm mẫu). Biên độ bán phá giá<br />
của các nhà sản xuất, xuất khẩu không<br />
được lựa chọn để điều tra xác định biên<br />
độ bán phá giá riêng sẽ được xác định<br />
dựa trên kết quả biên độ bán phá giá của<br />
các bị đơn bắt buộc.<br />
Công thức tính biên độ bán phá giá:<br />
Trong đó:<br />
X: Biên độ bán phá giá đồng thời<br />
là căn cứ để tính mức thuế chống bán<br />
phá giá, nếu được áp dụng.<br />
Giá trị thông thường: Giá bán sản<br />
phẩm tương tự tại thị trường nội địa<br />
nước xuất khẩu; hoặc Giá bán sản phẩm<br />
đó sang một nước thứ ba hoặc Giá trị<br />
thông thường tự xây dựng.<br />
Giá xuất khẩu: Giá bán sản phẩm<br />
bị điều tra sang Việt Nam; hoặc Giá<br />
xuất khẩu tính toán (giá bán cho người<br />
mua độc lập đầu tiên tại VN).<br />
Nếu X>0% (giá trị thông thường<br />
cao hơn giá xuất khẩu) thì có hiện<br />
tượng bán phá giá. Tuy nhiên, không<br />
phải bất kỳ khi nào có hiện tượng bán<br />
phá giá (X>0) thì đều có thể áp dụng<br />
biện pháp chống bán phá giá. Theo<br />
quy định của WTO mà VN phải tuân<br />
thủ thì:<br />
- Nếu X>= 2% thì mức độ bán<br />
phá giá bị xem là đáng kể và có thể<br />
bị áp thuế<br />
- Nếu X< 2% thì mức độ bán phá<br />
giá được xem là không đáng kể và<br />
không thể bị áp thuế.<br />
Trên thực tế, những phức tạp, tranh<br />
cãi xung quanh việc tính toán biên độ bán<br />
2 http://www.wto.org/english/tratop_e/<br />
dispu_e/dispu_agreements_index_e.htm?id=A6<br />
<br />
phá giá chủ yếu phát sinh trong quá trình<br />
thực hiện các bước xác định mỗi thành tố<br />
của công thức tính biên độ bán phá giá.<br />
Các bước cần thiết để xác định liệu<br />
hàng hóa có bán phá giá hay không:<br />
- Xác định phạm vi hàng hóa<br />
thuộc đối tượng điều tra (product under<br />
investigation);<br />
- Giai đoạn điều tra (period of<br />
investigation);<br />
- Xác định giá xuất khẩu (export<br />
price);<br />
- Xác định giá trị thông thường<br />
(normal value);<br />
- So sánh giá trị thông thường và<br />
giá xuất khẩu;<br />
- Tính toán biên độ bán phá giá.<br />
1. Phạm vi hàng hóa thuộc đối<br />
tượng điều tra<br />
Việc xác định phạm vi hàng hóa<br />
thuộc đối tượng điều tra là bước quan<br />
trọng nhất trong quá trình điều tra cũng<br />
như tính toán biên độ bán phá giá. Để có<br />
cơ sở so sánh, tính toán một cách chính<br />
xác và hợp lý, cơ quan điều tra sẽ hướng<br />
dẫn xây dựng mã sản phẩm đối với hàng<br />
hóa bị điều tra (mã PCN) thống nhất đối<br />
với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, xuất<br />
khẩu nước ngoài cũng như nhà sản xuất<br />
trong nước mà mã PCN này cũng áp dụng<br />
thống nhất với hàng hóa sản xuất trong<br />
nước và hàng hóa xuất khẩu.<br />
2. Giai đoạn điều tra<br />
Biên độ bán phá giá chỉ xác định cho<br />
các lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam<br />
trong giai đoạn điều tra chứ không phải<br />
xem xét giá của toàn bộ các lô hàng liên<br />
quan đã từng xuất sang Việt Nam. Theo<br />
quy định của WTO, giai đoạn điều tra<br />
chống bán bán phá giá của mỗi vụ điều<br />
tra được ấn định trong thông báo khởi<br />
xướng điều tra và thường là khoảng 1<br />
năm trước ngày đệ đơn kiện. Ví dụ nếu<br />
đơn kiện được nộp vào ngày 1 tháng 5<br />
năm 2008 thì giai đoạn điều tra bán phá<br />
giá sẽ là ngày 1 tháng 5 năm 2007 - ngày<br />
30 tháng 4 năm 2008. Biên độ bán phá giá<br />
sẽ được tính toán trên cơ sở giá trị thông<br />
thường và giá xuất khẩu của tất cả các<br />
giao dịch bán sản phẩm liên quan sang<br />
Việt Nam trong giai đoạn ngày 1 tháng<br />
5 năm 2007 - ngày 30 tháng 4 năm 2008.<br />
Biên độ bán phá giá xác định cho doanh<br />
nghiệp đó sẽ là biên độ bán phá giá được<br />
tính tổng cộng cho tất cả các giao dịch<br />
bán hàng của doanh nghiệp trong giai<br />
đoạn điều tra chứ không phải chỉ của một<br />
giao dịch được lựa chọn nào.<br />
3. Xác định giá xuất khẩu (export<br />
price)<br />
Giá xuất khẩu là giá bán hàng hóa<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 44 - 2014<br />
<br />
5<br />
<br />