CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 46 - 2014<br />
<br />
Kết quả hoạt động kinh doanh<br />
đa cấp toàn cầu năm 2013<br />
<br />
TIẾP THỊ ĐA CẤP<br />
và một số vấn đề cần lư u ý<br />
<br />
Cục quản lý cạnh tranh tổ chức<br />
hội thảo “Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng trong lĩnh vực<br />
điện máy”<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Bộ Công Thương<br />
<br />
“<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br />
của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br />
tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br />
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br />
Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Quản lý bán hàng đa cấp<br />
<br />
18<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 08/01/2014<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, Võ Văn Thúy,<br />
Trần Thị Minh Phương, Phạm Châu Giang,Phạm Thị<br />
Quỳnh Chi, Phạm Hương Giang, Bùi Nguyễn Anh<br />
Tuấn, Phan Đức Quế, Phùng Văn Thành, Cao Xuân<br />
Quảng, Hồ Tùng Bách, Trần Diệu Loan<br />
<br />
27<br />
<br />
HỎI ĐÁP<br />
<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
29<br />
30<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI<br />
<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
Chuyên mục<br />
<br />
Quản lý bán hàng đa cấp<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
Bán hàng trực tiếp là một kênh phân<br />
phối hàng hóa và dịch vụ trực tiếp tới<br />
người tiêu dùng. Thời gian đã qua chứng<br />
kiến sự mở rộng và phát triển vượt bậc<br />
của hoạt động này. Tính đến năm 2012,<br />
Liên đoàn các hiệp hội bán hàng trực tiếp<br />
thế giới (WFDSA) có hơn 60 thành viên<br />
với doanh số bán lẻ trên toàn cầu đạt trên<br />
169 tỷ USD, thu hút sự tham gia của hơn<br />
89.7 triệu người.<br />
Bán hàng trực tiếp mang lại lợi ích<br />
to lớn cho các cá nhân mong muốn có<br />
cơ hội kiếm tiền và thiết lập hoạt động<br />
kinh doanh của riêng mình; cho người<br />
tiêu dùng một phương thức mua hàng<br />
thay thế cho các trung tâm thương mại<br />
hoặc siêu thị; và cho thị trường các sản<br />
phẩm tiêu dùng. Bán hàng trực tiếp, đồng<br />
thời, là một sự thay thế cho phương thức<br />
tuyển dụng truyền thống, phù hợp với<br />
những người mong muốn có cơ hội kiếm<br />
được khoản thu nhập bổ sung hoặc những<br />
người mà trách nhiệm và hoàn cảnh của<br />
họ không cho phép họ có thể tham gia<br />
vào các công việc có tính chất thường<br />
xuyên. Trong nhiều trường hợp, bán hàng<br />
trực tiếp có thể phát triển trở thành một<br />
nghề nghiệp thực sự cho những người<br />
đạt được thành công và lựa chọn công<br />
việc bán hàng trực tiếp là công việc toàn<br />
thời gian của họ.<br />
Chi phí để một người khởi nghiệp<br />
bán hàng trực tiếp thường là rất thấp.<br />
Thông thường, chỉ cần một bộ tư liệu<br />
bán hàng với mức giá vừa phải là đủ để<br />
một người có thể bắt đầu công việc bán<br />
hàng trực tiếp; hầu như không có yêu<br />
cầu nào về lưu kho cũng như ràng buộc<br />
về tài chính khi khởi sự. Đặc điểm này<br />
đối lập hoàn toàn với các cơ hội đầu tư<br />
truyền thống, thường sẽ đòi hỏi các khoản<br />
chi phí không nhỏ và khiến cho nhà đầu<br />
tư phải đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ.<br />
Người tiêu dùng cũng được hưởng<br />
lợi từ hoạt động bán hàng trực tiếp thông<br />
qua sự tiện lợi và dịch vụ mà loại hình<br />
kinh doanh này mang lại, như được người<br />
bán hàng trực tiếp giới thiệu và giải thích<br />
về hàng hóa, giao hàng tận nhà và sự bảo<br />
đảm hài lòng. Ngoài ra, bán hàng trực<br />
tiếp còn lại một kênh phân phối dành<br />
cho các sản phẩm có tính sáng tạo và<br />
khác biệt của những doanh nghiệp chưa<br />
có điều kiện đưa sản phẩm vào các cửa<br />
<br />
4<br />
<br />
TIẾP THỊ ĐA CẤP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ<br />
CẦN LƯU Ý<br />
hàng bán lẻ truyền thống hoặc không thể<br />
cạnh tranh trong việc đầu tư cho khuyến<br />
mại và quảng cáo để giành chỗ trên các<br />
kệ bán lẻ của siêu thị. Bán hàng trực tiếp<br />
cũng giúp cải thiện hạ tầng kênh phân<br />
phối bán lẻ trong nền kinh tế và phục vụ<br />
người tiêu dùng với vai trò là một kênh<br />
tiện lợi, chuyên cung cấp các sản phẩm<br />
có chất lượng.<br />
Tiếp thị đa cấp là một lĩnh vực quan<br />
trọng trong ngành công nghiệp bán hàng<br />
trực tiếp. Tiếp thị đa cấp còn được biết<br />
đến với những tên gọi khác như tiếp thị<br />
theo mạng lưới hay tiếp thị theo cấu trúc<br />
và trong nhiều năm qua đã chứng tỏ là<br />
một phương thức hiệu quả và thành công<br />
để đền đáp xứng đáng cho nỗ lực của<br />
người bán lẻ trực tiếp trong hoạt động<br />
giới thiệu và phân phối hàng hóa, dịch<br />
vụ trực tiếp tới người tiêu dùng.<br />
II. BÁN HÀNG TRỰC TIẾP VÀ<br />
TIẾP THỊ ĐA CẤP<br />
Bán hàng trực tiếp có thể được hiểu<br />
là phương thức bán hàng mặt đối mặt.<br />
Theo đó, sản phẩm và dịch vụ được người<br />
bán hàng trực tiếp giới thiệu tới khách<br />
hàng tại nơi làm việc hoặc tại nhà của họ.<br />
Trong khi đó, tiếp thị đa cấp trên thực tế<br />
không hẳn là một phương thức tiếp thị,<br />
thay vào đó, là một kỹ thuật để hệ thống<br />
hóa và trả thưởng cho người bán hàng<br />
trực tiếp. Tiếp thị đa cấp được WFDSA<br />
mô tả một cách xác thực hơn như là một<br />
kế hoạch trả thưởng bán hàng trực tiếp.<br />
Tổng quan<br />
Giao tiếp cá nhân đóng vai trò quan<br />
trong trong việc tiếp xúc và xây dựng<br />
quan hệ khách hàng. Bán hàng trực tiếp<br />
và tiếp thị đa cấp đều là những phương<br />
tiện để doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa trực<br />
tiếp tới người tiêu dùng. Mỗi phương<br />
thức bán lẻ này đều tập trung hoạt động<br />
<br />
ở đầu cuối của chuỗi cung ứng và kết<br />
thúc bằng việc người mua nhận được<br />
sản phẩm hoặc dịch vụ.<br />
Là một bộ phận của ngành bán hàng<br />
trực tiếp, tiếp thị đa cấp cũng được biết<br />
đến dưới tên gọi tiếp thị dựa trên quan<br />
hệ (relationship marketing) hay tiếp thị<br />
mạng lưới (network marketing). Đặc điểm<br />
quan trọng nhất giúp phân biệt giữa bán<br />
hàng trực tiếp và tiếp thị đa cấp nằm ở<br />
kế hoạch trả thưởng.<br />
Bán hàng<br />
Các doanh nghiệp có xu hướng tiếp<br />
thị các sản phẩm được định giá cao hơn,<br />
mua một lần thông qua kênh bán hàng<br />
trực tiếp như đồ bếp, lọc nước, lọc khí.<br />
Việc tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ khách<br />
hàng mang lại một lợi thế lớn cho doanh<br />
nghiệp trong việc nhanh chóng điều chỉnh<br />
sản phẩm theo nhu cầu thị trường.<br />
Người tham gia tiếp thị đa cấp cũng<br />
phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,<br />
tuy nhiên, họ thường khởi đầu với một<br />
danh sách bạn bè, người thân hoặc các<br />
mối quen biết khác. Mô hình tiếp thị<br />
đa cấp lại phù hợp với các sản phẩm<br />
tiêu dùng thường xuyên như mỹ phẩm,<br />
vitamin. Khi người tiêu dùng tiếp tục<br />
mua hàng sẽ tạo ra khoản thu nhập phái<br />
sinh (residual income) cho người tham<br />
gia tiếp thị đa cấp và điều này làm nên<br />
sự khác biệt đối với hoạt động bán hàng<br />
trực tiếp.<br />
Thu nhập<br />
Thu nhập phái sinh là khoản tiền<br />
kiếm được từ những lần mua hàng tiếp<br />
theo. Trong hoạt động bán hàng trực tiếp,<br />
phần lớn lợi nhuận được trả cho nhân<br />
viên bán hàng. Khi kết thúc một giao<br />
dịch, nhân viên bán hàng sẽ tiếp cận<br />
khách hàng khác để tìm kiếm thu nhập<br />
mới. Mặc dù nhân viên bán hàng trực<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 46 - 2014<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Chuyên Mục<br />
<br />
Quản lý bán hàng đa cấp<br />
tiếp được chi trả nhiều hơn so với bộ<br />
phận quản lý nhưng khả năng tích lũy<br />
thu nhập phái sinh là rất hạn chế.<br />
Trong khi đó, người tham gia tiếp thị<br />
đa cấp chỉ được hưởng hoa hồng ở mức<br />
thấp hơn rất nhiều trong lần bán hàng<br />
đầu tiên nhưng lại có thể được hưởng<br />
thu nhập phái sinh từ những đơn hàng<br />
tiếp theo của người tiêu dùng. Điểm đặc<br />
biệt hơn là càng lên cao trong tuyến phân<br />
phối thì người tham gia tiếp thị đa cấp<br />
càng được hưởng nhiều hơn từ nguồn<br />
thu nhập phái sinh này.<br />
Phân phối<br />
Các doanh nghiệp lớn sử dụng<br />
phương thức phân phối quy mô rộng và<br />
cường độ lớn để bán sản phẩm trên quy<br />
mô toàn quốc. Người bán hàng trực tiếp<br />
thường bị giới hạn về phạm vi, thời gian<br />
và sức khỏe. Dù thành công đến mấy,<br />
người bán hàng trực tiếp chỉ kiếm được<br />
tiền dựa trên kết quả bán hàng của bản<br />
thân họ. Việc phát triển đội ngũ phân<br />
phối thường là công việc của người quản<br />
lý bán hàng.<br />
Trong tiếp thị đa cấp, nhà phân phối<br />
cũng là khách hàng, đồng thời, có quyền<br />
tuyển dụng những nhà phân phối khác.<br />
Điều này giúp tạo ra khoản thu nhập<br />
phái sinh dài hạn kèm theo khoản thu<br />
nhập dành cho công việc quản lý. Theo<br />
WFDSA, tiếp thị đa cấp tạo ra những cơ<br />
hội kinh doanh độc lập, thông qua việc<br />
xây dựng và huấn luyện đội ngũ phân<br />
phối để nhân rộng tiến trình bán hàng.<br />
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU<br />
Ý<br />
1. Tiếp thị đa cấp – cơ hội kinh<br />
doanh hợp pháp<br />
Tiếp thị đa cấp là một phương thức<br />
bán lẻ phổ biến, trong đó, sản phẩm được<br />
bán, không phải ở quầy hàng thông qua<br />
nhân viên bán hàng, bởi những nhà kinh<br />
doanh độc lập (nhà phân phối) và thường<br />
là tại nhà của người tiêu dùng. Là một<br />
nhà phân phối, bạn có thể chủ động xếp<br />
lịch và kiếm tiền bằng cách bán các sản<br />
phẩm tiêu dùng của một doanh nghiệp<br />
có uy tín.<br />
Trong một cấu trúc đa cấp, bạn<br />
cũng có thể xây dựng và quản lý lực<br />
lượng bán hàng của riêng mình bằng<br />
cách tuyển dụng, thúc đẩy, cung cấp và<br />
đào tạo những người khác bán các sản<br />
phẩm đó. Đổi lại, bạn sẽ được nhận một<br />
phần thu nhập nhất định từ doanh thu<br />
của cả nhóm bên cạnh thu nhập từ việc<br />
bán hàng trực tiếp của bạn. Cơ hội kiểu<br />
này đã biến tiếp thị đa cấp thành một<br />
phương thức hấp dẫn đã khởi đầu kinh<br />
doanh với số vốn đầu tư tương đối thấp.<br />
<br />
V C A<br />
<br />
2. Điểm mạnh của tiếp thị đa cấp<br />
Nghiên cứu về bán hàng trực tiếp chỉ ra một số lý do được nhiều người lựa chọn<br />
nhất khi tham gia vào hoạt động kinh doanh này:<br />
• Cơ hội gặp gỡ và hòa đồng với mọi người<br />
• Cơ hội làm việc linh hoạt<br />
• Giúp tạo thêm thu nhập<br />
• Giúp gây dựng sự nghiệp kinh doanh<br />
• Thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra<br />
• Mọi người đều có thể tham gia<br />
• Không có yêu cầu cụ thể về trình độ giáo dục, kinh nghiệm, nguồn lực tài<br />
chính hoặc tình trạng sức khỏe.<br />
• Nhiều người, không kể tuổi tác, xuất thân, đã thành công khi tham gia hoạt<br />
động bán hàng trực tiếp.<br />
Người tham gia bán hàng trực tiếp là người ký hợp đồng độc lập, qua đó, bạn<br />
có thể:<br />
• Làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian – Chủ động quyết định sẽ làm<br />
việc khi nào và đến mức độ nào.<br />
• Tự đưa ra mục tiêu và tự mình nỗ lực để đạt được các mục tiêu đó.<br />
• Tạo ra thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra. Thành công chỉ bị giới hạn<br />
bởi ý chí làm việc chăm chỉ của bạn.<br />
• Gây dựng sự nghiệp kinh doanh với một khoản đầu tư không đáng kể.<br />
3. Mô hình kim tự tháp<br />
<br />
Mô hình kim tự tháp là mô hình lừa đảo bất hợp pháp, trong đó phần lớn người<br />
tham gia ở đáy của kim tự tháp trả tiền cho một số ít người ở đỉnh tháp. Mỗi người<br />
tham gia mới đều phải đóng tiền để có cơ hội thăng tiến lên đỉnh tháp và thu lợi<br />
từ tiền của người tham gia sau. Ví dụ, để gia nhập vào mạng lưới bạn có thể phải<br />
đóng một khoản tiền nhất định, có thể chỉ là một khoản nhỏ nhưng cũng có thể lên<br />
tới hàng nghìn USD. Giả sử bạn bỏ ra 1000USD để mua một vị trí ở đáy của hình<br />
tháp thì 500USD sẽ được chuyển cho người có vị trí ngay phía trên bạn và 500USD<br />
còn lại sẽ được chuyển cho người giữ vị trí đỉnh tháp – còn gọi là người phát triển.<br />
Nếu tất cả các vị trí trong kim tự tháp được lấp đầy thì người phát triển sẽ thu được<br />
16000USD, còn bạn và những người cùng ở đáy của kim tự tháp, mỗi người sẽ mất<br />
1000USD. Khi người phát triển đã nhận đủ số tiền trên, vị trí của anh ta sẽ bị loại<br />
bỏ và hai người ở cấp 2 sẽ trở thành đỉnh của kim tự tháp hay còn gọi là cấp được<br />
nhận tiền. Chỉ khi đó, hai người này mới bắt đầu thu lợi. Để hai người này nhận đủ<br />
khoản tiền 16000USD, sẽ cần phải lấp đầy 32 vị trí ở đáy. Và công cuộc tìm kiếm<br />
người tham gia mới cứ thế tiếp tục.<br />
Cứ mỗi lần một cấp ở đỉnh tháp bị loại bỏ thì sẽ cần phải bổ sung một cấp ở đáy<br />
tháp với số lượng người tham gia gấp đôi trước đó. Nếu có đủ số người gia nhập vào<br />
mô hình này thì bạn và 15 người khác ở cùng cấp cũng sẽ vươn lên tới đỉnh tháp.<br />
BẠN CẦN BIẾT VỀ MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP<br />
1. Mô hình này chỉ mang lại sự mất mát. Mô hình kim tự tháp dựa trên<br />
một nguyên lý tính toán cơ bản: nhiều người thua cuộc phải trả tiền cho một số<br />
ít người thắng cuộc.<br />
2. Mô hình này có tính chất lừa đảo. Người tham gia trong mô hình kim<br />
tự tháp thường là những người, chủ định hoặc không chủ định, lừa đảo những<br />
người mà họ bảo trợ. Sẽ rất ít người tham gia nếu được giải thích cặn kẽ về những<br />
khó khăn và rủi ro mất tiền mà họ phải đối mặt.<br />
3. Mô hình này là bất hợp pháp. Luôn tồn tại một nguy cơ là hoạt động<br />
phát triển mạng lưới theo mô hình kim tự tháp sẽ bị cơ quan nhà nước đóng cửa<br />
và người tham gia có thể sẽ bị phạt tiền và xử lý hình sự.<br />
<br />
C ạnh tr anh & Người tiêu dùng | Số. 46 - 2014<br />
<br />
5<br />
<br />